Cập nhật:  GMT+7

Cần có giải pháp phù hợp quản lý việc sử dụng điện thoại của học sinh

Gần 3 năm sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, trong đó có quy định liên quan đến việc sử dụng điện thoại di động (ĐTDĐ) của học sinh vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra và cần các giải pháp hiệu quả hơn. Để học sinh sử dụng điện thoại sao cho có hiệu quả, không gây các hệ lụy xấu là vấn đề không chỉ các bậc phụ huynh quan tâm, mà còn là trăn trở của giáo viên và ban giám hiệu các nhà trường.

Cần có giải pháp phù hợp quản lý việc sử dụng điện thoại của học sinh

Sử dụng điện thoại và các thiết bị một cách hợp lý giúp học sinh học tập dễ dàng, nhanh chóng hơn - Ảnh: M.Đ

Điều 37, Thông tư 32 của Bộ GD&ĐT áp dụng từ ngày 1/11/2020 có quy định về các hành vi mà học sinh không được làm, trong đó có việc “Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp mà không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”. Như vậy, theo quy định này thì học sinh được sử dụng điện thoại trong lớp để phục vụ cho việc học tập nhưng phải được giáo viên đồng ý.

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều ở sự quản lý của giáo viên cũng như ý thức của học sinh. Theo khảo sát, hiện các trường THCS, THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học trên địa bàn tỉnh đều chỉ cho phép học sinh sử dụng ĐTDĐ và các thiết bị khác trong tiết học và các hoạt động mà giáo viên cho phép sử dụng.

Việc quản lý học sinh sử dụng ĐTDĐ được các nhà trường thực hiện nghiêm túc bằng nhiều biện pháp, trong đó có cả việc phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh.

Song thực tế cho thấy vẫn còn rất nhiều học sinh chưa có ý thức, tự do sử dụng ĐTDĐ trong trường học, giờ ra chơi và lén lút sử dụng trong các tiết học gây ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em, ảnh hưởng nền nếp của lớp học. Việc cho các em sử dụng ĐTDĐ phục vụ học tập, tra cứu tài liệu cũng có những mặt trái đáng lưu ý.

Cô Hoàng Thị Ngân, giáo viên môn Ngữ văn, Trường TH&THCS Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh chia sẻ: “Quan điểm của nhà trường cũng như bản thân tôi là dù không cấm học sinh đem ĐTDĐ tới trường nhưng sẽ phải quản lý. Tuy nhiên, quy định này gây khó khăn cho giáo viên là khi đứng lớp thì không thể có đủ thời gian kiểm soát, nhắc nhở từng em việc dùng ĐTDĐ đúng mục đích vì còn phải tập trung giảng dạy. Mang máy theo bên mình, học sinh có thể lén sử dụng trong thời gian đang học khiến các em bị phân tâm, không tập trung vào việc nghe giảng. Có những em quay phim, chụp ảnh khi chưa được sự cho phép của thầy cô và các bạn, gây mất trật tự, ảnh hưởng nền nếp của trường, lớp. Thực tế trong giờ dạy, tôi rất hạn chế cho học sinh sử dụng ĐTDĐ để khai thác tư liệu phục vụ học tập. Bởi nếu sử dụng quá nhiều học sinh sẽ phụ thuộc, tạo thói quen ỉ lại rằng chỉ cần lên mạng tra cứu là sẽ ra câu trả lời cho bài học, bài tập thầy, cô giao. Ngay khi vào tiết học, tôi thường nhắc các em để chế độ im lặng thậm chí tắt nguồn điện thoại, nếu có trường hợp khẩn cấp, phụ huynh có thể liên lạc với giáo viên chủ nhiệm hoặc ban giám hiệu nhà trường”.

Internet và điện thoại thông minh là những phương tiện cần thiết để học tập trong thời đại 4.0, trong bối cảnh ngành giáo dục luôn khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy và học.

Bởi nguồn học liệu điện tử trên mạng luôn phong phú và luôn được phát triển để hỗ trợ cho việc dạy và học của giáo viên, học sinh. Khi đã dạy học qua internet thì phải có phương tiện cho học sinh truy cập vào các nguồn học liệu như: máy tính, ĐTDĐ...

Thế nhưng mới đây, Tổ chức Tầm nhìn thế giới đã tổ chức khảo sát và đưa ra kết quả đáng báo động: học sinh phổ thông tại Việt Nam dành 1-3 giờ mỗi ngày để gọi điện thoại, gửi tin nhắn, truy cập mạng xã hội, chơi game. Điều này chứng tỏ học sinh chưa coi trọng nhiệm vụ chính là dùng điện thoại cho học tập, chưa biết phân bổ thời gian, mục đích sử dụng một cách hợp lý.

Bí thư Đoàn Trường THPT Đakrông Nguyễn Phương Nam cho biết: Hiện nay, khoảng hơn 80% học sinh trong trường dùng ĐTDĐ. Điện thoại thông minh mang đến nhiều tiện ích trong học tập, như: giúp các em chủ động lập các nhóm zalo, facebook để làm bài tập, hoạt động ngoại khóa đạt hiệu quả cao hơn.

Thông qua trao đổi nhóm và sử dụng mạng để tra cứu học liệu giúp các em chuẩn bị bài kỹ hơn hoặc hoàn thành những việc được giao nhanh hơn. Những năm qua, nhà trường đã ban hành quy chế cụ thể về việc cho học sinh sử dụng điện thoại khi tới trường. Trong đó, quy định rõ thời gian được phép sử dụng, trong giờ học phải để chế độ im lặng; nếu phát hiện em nào sử dụng điện thoại sai mục đích hoặc khi giáo viên chưa cho phép, sẽ có hình thức xử lý phù hợp.

Về phía giáo viên, cần chủ động xây dựng kế hoạch giảng dạy một cách rõ ràng, chi tiết, phân công nhiệm vụ học tập cụ thể cho học sinh nếu trong bài học cần sử dụng điện thoại để tìm kiếm thông tin, hình ảnh minh họa; hoạt động trả lời hay thi các cuộc thi trực tuyến, cần nhanh và đúng.

Phía đoàn trường thường xuyên tuyên truyền về cách thức sử dụng ĐTDĐ hợp lý phục vụ học tập; hướng dẫn các em tải những phần mềm, ứng dụng phục vụ học tập hữu ích cài đặt trên ĐTDĐ. Bố trí lực lượng đoàn viên kiểm tra hằng ngày; tổ chức tuyên truyền tác hại của việc lạm dụng sử dụng ĐTDĐ đối với học sinh.

Phó hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh Nguyễn Văn Khanh cho biết: Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã tuyên truyền cho phụ huynh, khuyến cáo không nên cho các em mang ĐTDĐ đến trường và cần phối hợp chặt chẽ để giám sát việc sử dụng ĐTDĐ của con em mình. Giờ nghỉ chuyển tiết, giờ ra chơi thì bố trí đội cờ đỏ và giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổng phụ trách đội kiểm tra, nhắc nhở nếu có hành vi sử dụng điện thoại sai mục đích.

Việc quy định học sinh được sử dụng ĐTDĐ trong lớp để phục vụ học tập nhưng phải được giáo viên đồng ý, tuy nhiên rất mong muốn có sự phối hợp hơn nữa của gia đình để quy định không còn mang tính hình thức, tránh tạo ra nhiều hệ lụy khi học sinh tự do sử dụng điện thoại vào những mục đích riêng.

Hoài Nhung

Tin liên quan:
  • Cần có giải pháp phù hợp quản lý việc sử dụng điện thoại của học sinh
    Cần có giải pháp về quản lý, sử dụng hiệu quả đất công ích 5%

    Đất công ích là quỹ đất nông nghiệp nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ lợi ích của một cộng đồng nhất định theo từng địa phương. Nguồn hình thành quỹ đất công ích 5% theo quy định tại Điều 132 Luật Đất đai năm 2013: căn cứ vào quỹ đất, đặc điểm và nhu cầu của địa phương, mỗi xã, phường, thị trấn được lập quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích không quá 5% tổng diện tích đất trồng cây hằng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương; nguồn bổ sung quỹ đất 5% còn có đất nông nghiệp do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trả lại hoặc tặng, cho quyền sử dụng cho nhà nước, đất khai hoang, đất nông nghiệp thu hồi là nguồn để hình thành hoặc bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

  • Cần có giải pháp phù hợp quản lý việc sử dụng điện thoại của học sinh
    Quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội

    Với nhiệm vụ tập trung nguồn lực nhằm thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội, cấp ủy, chính quyền, các ngành, các cấp của tỉnh Quảng Trị đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi để Ngân hàng Chính sách xã hội hoàn thành các nhiệm vụ được giao, nhất là quan tâm bố trí nguồn vốn ủy thác cho vay, giúp các hộ nghèo và đối tượng chính sách khác phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Đây cũng chính là tiền đề quan trọng để thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tín dụng chính sách xã hội”.


Hoài Nhung

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Đẩy mạnh phòng, chống bạo lực gia đình

Đẩy mạnh phòng, chống bạo lực gia đình
2024-10-03 05:45:00

QTO - Chỉ thị số 49-CT/TW, ngày 21/2/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng gia đình thời kỳ CNH, HĐH khẳng định: Gia đình là tế bào của xã hội,...

Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra

Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra
2023-11-16 05:46:00

QTO - Xác định thanh tra có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước, thời gian qua, Thanh tra huyện Hải Lăng đã kịp thời tham mưu Huyện ủy,...

Cô giáo lặng thầm làm việc thiện

Cô giáo lặng thầm làm việc thiện
2023-11-16 05:05:00

QTO - Không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, tận tâm với công việc, được đồng nghiệp tin tưởng, học sinh yêu quý mà cô giáo Phan Thị Hoa (sinh năm...

Mở rộng vòng tay giúp trẻ em yếu thế

Mở rộng vòng tay giúp trẻ em yếu thế
2023-11-15 05:10:00

QTO - Mong muốn đến Nhà Thiếu nhi tỉnh để được học tập, trải nghiệm, vui chơi nhưng vì những khó khăn trong cuộc sống, một số em nhỏ chưa đạt được ước mơ...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết