Cập nhật: Thứ 5, 16/06/2016 | 09:51 GMT+7

Cần có giải pháp bảo tồn loài cua đá ở Cồn Cỏ

(QT) - Từ rất lâu, con cua đá trở thành món đặc sản của đảo Cồn Cỏ và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên nguồn hải sản này bị khai thác một cách ồ ạt và có nguy cơ bị tận diệt. Một sĩ quan biên phòng công tác lâu năm trên đảo Cồn Cỏ cho biết, nguồn lợi cua đá chủ yếu được khai thác và thu mua bởi 4 đối tượng: Khách tham quan mua ăn thử cho biết hoặc mang về làm quà. Dân cư trên đảo khi có công việc, đi thăm người thân thì họ đi bắt cua đá để làm quà biếu hoặc có khách ra thăm là họ đi bắt để tiếp đãi khách. Quán ăn trên đảo bán cho khách khi có nhu cầu, họ có thể chế biến thành món ăn. Công nhân công trình thường lưu trú với thời gian ngắn trên đảo, nhưng phần lớn trong số đó đều đi săn bắt và muốn thưởng thức món ăn đặc sản này.

Cua đá trên đảo Cồn Cỏ đang có nguy cơ bị tận diệt

Trước tình hình đó, UBND huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) ra Quyết định số 03/2012/ QĐ- UBND về việc cấm đánh bắt cua đá dưới mọi hình thức và giao cho Đồn Biên phòng 214, Ban quản lý Cảng Cá và Công an huyện là những cơ quan trực tiếp chịu trách nhiệm kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định. Thế nên cua đá không được khai thác và buôn bán công khai như trước đây. Tuy nhiên trên thực tế tình trạng lén lút đánh bắt cua đá vẫn còn diễn ra. Theo ông Trần Anh Ngọc Hiền, cán bộ chuyên trách Ban quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ, muốn bảo vệ và quản lý cua đá một cách bền vững, cần xây dựng các kế hoạch hoạt động nhằm điều tra, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân sống ở huyện đảo Cồn Cỏ cũng như du khách, công nhân xây dựng công trình trên đảo về vai trò của đa dạng sinh học, vai trò của cua đá đối với hệ sinh thái. Nâng cao ý thức cho người dân để có biện pháp bảo tồn loài này. Cần tuyên truyền để trước mắt người dân không khai thác và phục hồi được quần thể đồng thời góp phần tỉa thưa những cá thể già yếu, đã qua tuổi sinh sản để quần thể được đảm bảo cân bằng với sức chứa của môi trường. Xây dựng lòng tin cho cư dân ở đảo về quyền lợi đạt được khi bảo tồn và phục hồi thành công cua đá ở đảo để họ sẽ là những người thường xuyên và trực tiếp làm công tác bảo tồn. Bên cạnh đó cần nâng cao vai trò của cộng đồng đang sống ở đảo. Có giải pháp chia sẻ quyền lợi và giao trách nhiệm đồng quản lý nguồn lợi này. Giám sát chặt chẽ những người đến đảo, ngăn chặn hành vi khai thác cua đá để làm thực phẩm hoặc mục đích thương mại. Tiến đến quy ước mùa khai thác, quy định kích cỡ khai thác hợp lý. Tiếp tục xây dựng các chương trình nghiên cứu khoa học ở đảo, đẩy mạnh việc nghiên cứu mùa sinh sản, phân bố của cua đá nhằm bảo tồn tốt hơn loài này. Tạo cơ sở để xây dựng các phân khu bảo tồn, bãi đẻ thích hợp để phục hồi quần thể cua đá tại đảo Cồn Cỏ. Ông Ngọc Hiền cho biết, cua đá cái mỗi lần sinh sản có thể mang từ 70.000 đến 210.000 trứng (phụ thuộc vào kích thước của con cái) và một số con cái có thể sinh sản hai lần trong một mùa sinh sản, do đó nếu làm tốt công tác bảo tồn chỉ cần qua một mùa sinh sản, quần thể cua đá sẽ được phục hồi”. Thiết nghĩ, muốn bảo vệ và khai thác hiệu quả nguồn lợi cua đá, cần dựa vào cộng đồng dân cư; kịp thời xây dựng dự án “Bảo vệ và phục hồi cua đá dựa vào cộng đồng ở đảo Cồn Cỏ” để từng bước khai thác hợp lý nguồn lợi này. Đây là một phương tiện cho người dân trong cộng đồng tham gia quyết định đối với các vấn đề liên quan tới bảo vệ, quản lý và khai thác bền vững nguồn lợi cua đá ở đây. Bài, ảnh: MINH TUẤN



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Bình yên Cồn Cỏ
22:40 19/07/2024

Đã nhiều lần ra đảo Cồn Cỏ, nhưng mới đây có hội bạn là những cựu chiến binh và doanh nhân ở Tuyên Quang rủ rê, tôi đã đồng ý đi ngay. Mà thật ra 10 năm nay ...

Gương sáng ở núi rừng Kỳ Nơi

Gương sáng ở núi rừng Kỳ Nơi
01:21 16/06/2016

(QT) - Với quyết tâm thoát nghèo, ông Hồ Văn Nùn (56 tuổi) ở thôn Kỳ Nơi, xã A Túc (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) đã chinh phục thành công những quả đồi hoang thành rẫy ngô,...

Vươn lên từ vườn đồi, vườn rừng

Vươn lên từ vườn đồi, vườn rừng
01:21 16/06/2016

(QT) - Xã Linh Thượng, huyện Gio Linh (Quảng Trị) là địa phương trung du miền núi, có điều kiện đất đai màu mỡ, trù phú. Người dân nơi đây chủ yếu là đồng bào dân tộc Vân Kiều....

Phát triển diện tích rừng ngập mặn

Phát triển diện tích rừng ngập mặn
01:21 16/06/2016

(QT) - Nhằm tận dụng diện tích đất chua phèn, ngập mặn và bãi bồi hoang hóa, mở rộng diện tích rừng ngập mặn để ứng phó với biến đổi khí hậu, thời gian qua, Chi cục Biển,...

Đẩy mạnh tái canh cây cà phê

Đẩy mạnh tái canh cây cà phê
01:20 16/06/2016

(QT) - Vài năm trở lại đây, cấp ủy, chính quyền huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đưa ra nhiều giải pháp như tạo điều kiện thành lập Hội Cà phê Khe Sanh, hỗ trợ hàng trăm triệu đồng...

Hồi sinh cây thanh trà Thượng Phước

Hồi sinh cây thanh trà Thượng Phước
01:25 15/06/2016

(QT) - Trải qua nhiều thăng trầm, cây thanh trà nức tiếng ở thôn Thượng Phước, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) có lúc tưởng chừng bị quên lãng. Nhưng với ý thức...

Thời tiết

25°C - 31°C
Có mây, có mưa rào và dông
  • 25°C - 34°C
    Có mây, có mưa rào và dông
  • 27°C - 36°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long