Cập nhật: Thứ 5, 10/12/2015 | 10:44 GMT+7

Cần ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực để có chính sách hỗ trợ phát triển

(QT) - 5 năm trở lại đây, sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị phát triển ổn định và khá toàn diện. Nông nghiệp và kinh tế nông thôn có chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa. Tốc độ tăng trưởng giá trị ngành nông, lâm, ngư nghiệp đạt 3,7%/năm. Điều đáng ghi nhận là cơ cấu sản xuất nông nghiệp tiếp tục chuyển đổi theo hướng đẩy mạnh khai thác tiềm năng lợi thế của từng vùng, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị nông sản trên một đơn vị diện tích. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 28,9% năm 2010 xuống 22,5% năm 2015; tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng từ 35,5% năm 2010 lên 37,9% năm 2015 và tỷ trọng thương mại - dịch vụ tăng từ 35,6% năm 2010 lên 39,6% năm 2015.

Sản phẩm cà phê Khe Sanh đang được người tiêu dùng ưa chuộng

Hiện trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số vùng chuyên canh cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến và nhu cầu thị trường. Sản lượng lương thực có hạt bình quân đạt gần 25 vạn tấn/năm. Diện tích cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, hồ tiêu đến năm 2015 ước đạt 27.180 ha. Nhìn chung, chất lượng nền kinh tế đang dần được cải thiện, năng suất lao động xã hội từ 40 triệu đồng/lao động năm 2011 tăng lên 57,3 triệu đồng/lao động năm 2015. Việc phát huy vai trò của doanh nghiệp trong kết nối và nâng cao chuỗi giá trị cho sản xuất hàng hóa trong tỉnh được quan tâm. Tuy nhiên, trên hành trình phát triển, tỉnh Quảng Trị đang phải đối diện với những thách thức đang đặt ra, đó là quy mô nền kinh tế nhỏ, chỉ đứng thứ 55 trong 63 tỉnh, thành của cả nước; đời sống nhân dân một số vùng còn khó khăn, thu nhập bình quân đầu người thấp so với cả nước và các tỉnh trong khu vực (đứng thứ 43/63 tỉnh, thành của cả nước và đứng thứ 11/14 trong các tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung). Cơ cấu nông nghiệp, kinh tế nông thôn có chuyển biến tích cực nhưng tốc độ còn chậm, phương thức sản xuất còn nhỏ lẻ, phân tán; tỷ trọng chăn nuôi trong ngành nông nghiệp còn thấp, chất lượng một số vật nuôi chủ lực chậm được cải thiện, giá trị gia tăng trong sản xuất chưa cao. Việc ứng dụng và triển khai công nghệ cao vào sản xuất còn hạn chế. Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp còn thiếu và chưa được triển khai, thực hiện đồng bộ, rộng rãi. Bên cạnh đó, cùng với quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng với thế giới, thời gian tới Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đi vào thực thi đầy đủ theo lộ trình, Cộng đồng kinh tế ASEAN được hình thành và một số hiệp định thương mại tự do như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ có hiệu lực... mở ra nhiều cơ hội trong hoạt động xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư nhưng cũng đặt ra nhiều khó khăn mà nền kinh tế với sức cạnh tranh không cao như tỉnh Quảng Trị phải tìm giải pháp hợp lý để vượt qua. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 xác định, ngành nông nghiệp phải được tái cơ cấu gắn với xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu tốc độ tăng giá trị ngành nông nghiệp đạt 3,5 - 4%/năm. Để đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp có rất nhiều việc phải làm, trong đó ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực là một nội dung cần quan tâm để từ đó có cơ sở xây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển. Việc làm này hướng đến mục đích nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm nông nghiệp chủ lực có lợi thế của tỉnh, tăng cường sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân, từng bước hình thành vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Bên cạnh đó, góp phần xây dựng thương hiệu một số nông sản Quảng Trị. Hình thành chuỗi giá trị bằng các hình thức liên doanh, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản. Thu hút đầu tư, phát triển sản xuất ở địa bàn nông thôn. Những năm qua, các loại cây công nghiệp hàng hóa có tiềm năng, lợi thế và giá trị kinh tế cao, là những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh như cao su, hồ tiêu, cà phê, sắn… đã từng bước được đầu tư phát triển thành vùng sản xuất tập trung, thâm canh, chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ. Một số sản phẩm đang hướng tới việc xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý như tiêu Cùa, tinh bột sắn Hướng Hóa, cà phê Khe Sanh, tiêu Vĩnh Linh, ném Hải Lăng… Việc đẩy mạnh trồng rừng theo hướng bền vững (FSC) là bước đi cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu trong quá trình hội nhập và phát triển bền vững. Hiện trên địa bàn tỉnh đã có trên 10.000 ha rừng được tổ chức quốc tế cấp chứng chỉ FSC. Quảng Trị là tỉnh dẫn đầu toàn quốc về diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC (chiếm tới 25% tổng diện tích rừng có chứng chỉ của toàn quốc). Việc trồng rừng theo chứng chỉ FSC là khâu đột phá của ngành nông nghiệp trong việc nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đến cuối năm 2014, diện tích cao su đạt trên 19.000 ha, sản lượng 11.326 tấn; diện tích cà phê đạt 4.866 ha, sản lượng 5.150 tấn; diện tích cây hồ tiêu 1.173 ha, sản lượng 1.537 tấn. Tỉnh cũng đã hình thành vùng lúa chất lượng cao với các loại giống như HT1, HC95, P6, Bồ đề X2… chiếm 55% tổng diện tích gieo trồng lúa 2 vụ. Với giábán bình quân lúa chất lượng cao đạt 8.000 đồng/kg, người nông dân cóthu nhập khoảng 80 triệu đồng/ha/năm, hiệu quảcao hơn so với sản xuất giống lúa bình thường 30%. Đặc biệt với giống lúa Bồ đề X2 - sản phẩm nông nghiệp được sản xuất hoàn toàn bằng chế phẩm hữu cơ, có năng suất cao khoảng 13 tấn/ha/năm, đem lại thu nhập cao cho nông dân. Đây là tiền đề để Quảng Trị tiến hành sản xuất các loại lúa đặc sản cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước, nhằm tạo chuỗi giá trị cao trong sản xuất. Quảng Trị đã hình thành được vùng sắn nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp. Đến năm 2014, diện tích sắn đạt trên 11.700 ha, góp phần nâng cao thu nhập và xóa đói, giảm nghèo cho người nông dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc ở 2 huyện Đakrông và Hướng Hóa. Việc xây dựng thành công nhãn hiệu “Ném củ vùng cát Hải Lăng” cũng đã giúp người dân xã Hải Quế, Hải Lăng và những vùng phụ cận có trách nhiệm hơn trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch, có chất lượng, đồng thời kết nối với các địa phương sản xuất ném vùng cát toàn huyện trong việc tạo thuận lợi đầu ra cho sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả, giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho người dân trồng ném . Trong định hướng phát triển, tỉnh sẽ chủ động tăng diện tích lúa chất lượng cao lên 18.000 ha vào năm 2020. Liên kết sản xuất lúa chất lượng cao đáp ứng tiêu chuẩn an toàn. Chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa hiệu quả thấp sang trồng cây ngắn ngày, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao. Duy trì sản lượng lương thực có hạt hàng năm đạt 24,5 – 25 vạn tấn. Đẩy mạnh thâm canh các cây trồng có tiềm năng, lợi thế và mở rộng diện tích ở những nơi có điều kiện. Đến năm 2020 diện tích cao su: 21.000 - 22.000 ha, cà phê: 5.300 - 5.500 ha, hồ tiêu: 2.500 - 2.700 ha…Phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm, hoa cây cảnh có giá trị kinh tế cao, ổn định diện tích trồng sắn nguyên liệu khoảng 12.000 ha trên vùng quy hoạch. Trên cơ sở những loại cây trồng có lợi thế của địa phương, để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, từng bước tái cơ cấu nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, tỉnh cần quan tâm ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực để từ đó có cơ sở xây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển theo hướng thiết thực, hiệu quả . Bài, ảnh: ĐAN TÂM



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Nâng tầm sản phẩm nông nghiệp chủ lực
22:30 14/03/2025

Với điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi, thời gian qua, ngành nông nghiệp và các địa phương đã tập trung phát triển đa dạng nhiều loại cây trồng, vật nuôi ...

Hỗ trợ nông dân xây dựng nông thôn mới
22:40 24/09/2024

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM), công tác khuyến nông đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển giao tiến bộ KHKT, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, ...

Vượt khó xây dựng nông thôn mới

Vượt khó xây dựng nông thôn mới
03:43 10/12/2015

(QT) - Cuối năm 2010, chính quyền và nhân dân huyện Đakrông (Quảng Trị) bắt tay triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới với nhiều nỗi trăn trở....

Gặp người bắt “đất khó nở hoa”

Gặp người bắt “đất khó nở hoa”
03:30 10/12/2015

(QT) -“Hơn 20 năm về trước đứng trước cánh rừng hoang vu này, tôi đã tự hứa ngày nào chưa nên cơ nghiệp, ngày đó tôi chưa về”, ông Trần Đức Lãnh (sinh năm 1954) ở xã Cam Thành,...

Làm giàu bằng mô hình nuôi gà thả vườn

Làm giàu bằng mô hình nuôi gà thả vườn
03:00 08/12/2015

(QT) - Năm 1990, vợ chồng ông Nguyễn Đăng Ánh đang sinh sống tại Đông Hà dắt díu nhau về quê tại thôn Bình An, xã Vĩnh Chấp (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị), mong tìm được công...

Xây dựng nhãn hiệu cam K4 Hải Phú

Xây dựng nhãn hiệu cam K4 Hải Phú
23:30 06/12/2015

(QT) - Cách đây gần 20 năm, vùng K4 còn nhiều vết tích chiến tranh, cộng thêm giao thông đi lại khó khăn làm cho vùng đất này một phần hoang hóa, phần khác chỉ trồng được một...

POWERED BY
Việt Long