Cập nhật:  GMT+7

Cam Thủy: Di dời 60 chuồng trại chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Phó Chủ tịch UBND xã Cam Thủy Võ Thanh Tú cho biết, nhằm đảm bảo tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, Đảng ủy xã Cam Thủy (huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) đã có nghị quyết về việc di dời chuồng trại chăn nuôi ra khỏi khu dân cư.

Từ chủ trương này, thời gian qua, chính quyền, các ban, ngành của xã đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân di dời chuồng trại đến vùng quy hoạch tập trung để giữ môi trường sạch, đẹp, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững ngành chăn nuôi của địa phương.

Cam Thủy: Di dời 60 chuồng trại chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Chuồng trâu của ông Nguyễn Thanh Tâm, thôn Cam Vũ 2 tại khu chăn nuôi tập trung - Ảnh: Anh Vũ

Đến nay, xã Cam Thủy đã vận động được khoảng 60 hộ dân thuộc các thôn Cam Vũ 1, Cam Vũ 2 và Cam Vũ 3 di dời chuồng trại chăn nuôi trâu, bò vào khu tập trung. Các chuồng trại ở khu chăn nuôi tập trung đều được quy hoạch xây dựng kiên cố, mỗi chuồng rộng khoảng 30 m2trở lên, có dựng mái che bằng tấm lợp.

Tin liên quan:
  • Cam Thủy: Di dời 60 chuồng trại chăn nuôi ra khỏi khu dân cư
    Tháo gỡ khó khăn trong di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được ...

    Thực hiện Nghị quyết số 160/2021/NQ - HĐND ngày 9/12/2021 về Quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi, quy định vùng nuôi chim yến và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị của HĐND tỉnh (Nghị quyết số 160/2021/NQ - HĐND), các địa phương đã tổ chức thực hiện khá nghiêm túc. Tuy nhiên, vấn đề di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn cần tiếp tục tháo gỡ...

  • Cam Thủy: Di dời 60 chuồng trại chăn nuôi ra khỏi khu dân cư
    Cần sớm di dời lò giết mổ gia súc tập trung gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu ...

    Nhiều tháng qua, người dân ở Khu phố 1, phường Đông Lương, TP. Đông Hà đã nhiều lần phản ánh đến các cấp chính quyền địa phương về việc lò giết mổ gia súc tập trung trên địa bàn để xảy ra ô nhiễm môi trường, đồng thời kiến nghị di dời lò giết mổ này ra khỏi khu dân cư. Thế nhưng đến nay, việc khắc phục ô nhiễm môi trường chưa được giải quyết dứt điểm, lò mổ vẫn tiếp tục hoạt động bình thường nên người dân bức xúc phản ánh đến cơ quan báo chí.

Xã có chính sách hỗ trợ cho những hộ gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo mỗi hộ 3 triệu đồng, các hộ khác mỗi hộ được hỗ trợ 1 triệu đồng để làm chuồng trại trong khu chăn nuôi tập trung. Ngoài ra, địa phương còn đầu tư mở con đường dài 2 km vào khu chăn nuôi tập trung, quy hoạch đất trồng cỏ để cung cấp nguồn thức ăn cho gia súc, xây nhà bảo vệ để người dân thay phiên nhau canh gác, quản lý.

“Việc người dân di dời chuồng trại ra khỏi khu dân cư đã giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gia súc gây ra. Đặc biệt, không còn tình trạng trâu, bò phá hoại các tuyến đường hoa, cây cảnh, ảnh hưởng đến quá trình xây dựng khu dân cư kiểu mẫu của các thôn; ngành chăn nuôi của địa phương cũng phát triển mạnh hơn”, ông Tú cho biết thêm.

Anh Vũ


Anh Vũ

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long