{title}
{publish}
{head}
Huyện Cam Lộ có 20.099 ha rừng và đất quy hoạch lâm nghiệp, trong đó đất có rừng 18.954 ha. Thời gian qua, UBND huyện Cam Lộ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, chính quyền cơ sở, các chủ rừng tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng, quản lý chặt chẽ diện tích rừng và đất lâm nghiệp, đẩy mạnh phát triển rừng; không để xảy ra các điểm nóng phá rừng, lấn chiếm rừng và kịp thời xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, đất đai trên địa bàn.
Gỗ rừng trồng được chuẩn bị đưa vào chế biến ở Cam Lộ - Ảnh: Đ.T
Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, hằng năm, huyện Cam Lộ chú trọng kiện toàn ban chỉ đạo chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững các cấp, phân công nhiệm vụ rõ ràng, rà soát, bổ sung phương án quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng sát thực tiễn. Tăng cường tuyên truyền nâng cao về nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, quản lý đất đai, xử lý tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật.
Chú trọng công tác phối hợp giữa lực lượng quân sự, công an, kiểm lâm, chính quyền cơ sở trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng cũng như tăng cường phối hợp các cơ quan trong khối nội chính cấp huyện và đã đem lại nhiều kết quả tích cực. Toàn bộ diện tích rừng tự nhiên hiện có cơ bản được quản lý và bảo vệ tốt, không xảy ra điểm nóng về tình trạng phá rừng, lấn chiếm rừng tự nhiên để trồng rừng; các vụ cháy rừng được phát hiện sớm, huy động lực lượng dập tắt kịp thời, do đó ảnh hưởng đến tài nguyên rừng không đáng kể.
Công tác phát triển rừng đã được các cấp, các ngành, chủ rừng quan tâm triển khai thực hiện. Người dân đã chú trọng chọn giống cây lâm nghiệp có nguồn gốc, đầu tư thâm canh để nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, góp phần đưa độ che phủ của rừng năm 2023 đạt 51,1%.
Hiện nay, huyện Cam Lộ đang chỉ đạo các cơ quan có liên quan phối hợp rà soát để tích hợp thông tin về rừng, đất rừng vào quy hoạch tỉnh; kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Năm 2023 trên địa bàn huyện có 2 nhóm dự án mới, có liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng rừng là dự án khu tái định cư phục vụ dự án thành phần đoạn Vạn Ninh - Cam Lộ thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025; dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Cam Hiếu. Trên địa bàn huyện không có tình trạng lợi dụng việc chuyển mục đích sử dụng rừng để phá rừng trái pháp luật.
Cùng với thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, huyện Cam Lộ tập trung chỉ đạo nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước ở cấp xã theo quy định của Luật Lâm nghiệp.
Đối với rừng tự nhiên, năm 2023 đã được Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh hỗ trợ 100.000 đồng/ha, Chương trình chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ hỗ trợ 126.000 đồng/ha, với tổng kinh phí 264 triệu đồng. Đối với rừng sản xuất, năm 2023 toàn huyện khai thác khoảng 2.200 ha, ước tính thu nhập 220 tỉ đồng.
Sau khai thác đã khuyến khích người dân trồng lại rừng thâm canh, rừng gỗ lớn, sử dụng nguồn giống có chất lượng phù hợp với đất đai như keo lai các dòng BV10, BV33,.... để tăng năng suất, chất lượng rừng trồng. Thực hiện các hình thức liên doanh, liên kết đầu tư trồng rừng, chế biến lâm sản giữa doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính, kỹ thuật với các HTX sản xuất lâm nghiệp, hộ gia đình nhằm thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp phát triển, khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất lâm nghiệp.
Về ngăn chặn tình trạng xâm canh, xâm lấn đất rừng, hiện nay, huyện Cam Lộ đang tích cực phối hợp với các sở, ngành liên quan và chỉ đạo UBND các xã tập trung giải quyết đối với diện tích đất rừng đang tranh chấp giữa các hộ dân xã Cam Tuyền, Cam Chính với Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đường 9; diện tích đất lâm nghiệp các tổ chức bàn giao lại cho địa phương quản lý, nhưng thực tế phần lớn diện tích đã bị xâm lấn, lấn chiếm trái phép trước khi chưa bàn giao.
UBND huyện đã tích cực chỉ đạo các ngành liên quan, các địa phương quản lý chặt chẽ quỹ đất đã tiếp nhận bàn giao từ Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đường 9, đồng thời thông báo về việc kê khai, đăng ký sử dụng đất đai rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, quy chủ đất rừng của địa phương, xây dựng phương án giao đất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đảm bảo công bằng, hợp lý.
Có thể khẳng định, việc thực hiện hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án bảo vệ, phát triển rừng, đảm bảo sinh kế trên địa bàn huyện Cam Lộ đã hạn chế tình trạng xâm canh, xâm lấn rừng, vi phạm pháp luật của người dân vào phạm vi ranh giới rừng, nhất là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Diện tích rừng, đất rừng đã được tổ chức quản lý theo đúng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hiệu quả quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp ngày càng được nâng cao, đời sống người dân làm nghề rừng ngày càng được cải thiện.
Đến nay không có điểm nóng về phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật. Đây là cơ sở để huyện Cam Lộ tiếp tục chỉ đạo tăng cường vai trò, trách nhiệm của chủ rừng trong việc quản lý, bảo vệ diện tích rừng và đất rừng được giao; huy động nhiều nguồn lực để hỗ trợ cộng đồng dân cư, hộ gia đình, người dân sống gần rừng nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, hạn chế tình trạng xâm canh, xâm hại rừng trong thời gian tới.
Khánh Ngọc
QTO - Từ một vùng đất mang trong mình nhiều vết thương chiến tranh và có nhiều nét làng quê thôn dã, sau 15 năm thành lập, đến nay thị trấn Cửa Tùng đã trở...
QTO - Những năm gần đây, KT - XH của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi từng bước phát triển. Tuy vậy, đây vẫn là vùng khó khăn so...
QTO - Tuy có tên khoa học hẳn hoi nhưng ngư dân địa phương thường gọi hàu răng cưa là “hàu vua”, ý chỉ chất lượng hàng đầu, dùng để chế biến thành món ăn...
QTO - Hiện nay, thời tiết thay đổi thất thường, nắng, mưa xen kẽ, tiết trời âm u, có sương mù, mưa phùn, ẩm độ cao, nhiệt độ từ 22-260 C... là điều kiện...
QTO - Nhận thấy chăn nuôi bò 3B có nhiều ưu điểm, đặc biệt là dễ nuôi, ít dịch bệnh, hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn so với một số loại vật nuôi khác,...
QTO - Là địa phương có thế mạnh về biển nên thời gian qua, huyện Gio Linh luôn xác định phát triển kinh tế vùng biển là yếu tố quan trọng, quyết định đến...
QTO - Những kết quả bước đầu trong thực hiện mục tiêu “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”
QTO - Từ năm 2011, huyện Vĩnh Linh bắt tay vào thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Suốt 13 năm qua, bằng tinh thần...
QTO - Nhằm tạo bước đột phá góp phần hoàn thành thắng lợi các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân, Huyện ủy Vĩnh Linh xác...
QTO - Hiện nay, tình trạng vi phạm thương hiệu, nhãn mác đối với sản phẩm nông sản diễn ra khá phổ biến trên phạm vi toàn quốc, không chỉ làm cho người...
QTO - Huyện Triệu Phong có diện tích đất nông nghiệp hơn 27.948 ha, chiếm 79,09% diện tích đất tự nhiên. Dân số toàn huyện hơn 90.530 người, trong đó người...
QTO - Năng động, nhạy bén, dám nghĩ, dám làm, anh Nguyễn Văn Đăng ở thôn Diên Khánh, xã Hải Dương, huyện Hải Lăng đã bước đầu thành công với mô hình nuôi...