Cập nhật:  GMT+7

Cam Lộ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp

(QT) - Huyện Cam Lộ (Quảng Trị) có 8 xã và 1 thị trấn với dân số trên 4 vạn người, diện tích tự nhiên là 467,4 km 2 . Trong những năm qua, mặc dù tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện chưa mạnh mẽ nhưng cũng đã phản ánh được những tiềm năng, lợi thế cơ bản của một vùng sinh thái nông nghiệp đa dạng, rất thuận lợi để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, sau khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 06- CT/TU “về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, huyện Cam Lộ xem đây là điều kiện, cơ sở để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp. Trước hết, để nâng cao nhận thức cho các cấp uỷ đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể, cán bộ, đảng viên và nhân dân, các doanh nghiệp trên địa bàn về tầm quan trọng cũng như mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp triển khai công nghệ sinh học ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; nâng cao nhận thức về công nghệ sinh học phục vụ cho phát triển kinh tế- xã hội và bảo vệ môi trường là một yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo an ninh lương thực, chuyển đổi cơ cấu và phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp, nông thôn; góp phần bảo vệ môi trường sống... huyện đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng. Nhờ đó nhận thức về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công nghệ sinh học của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và nhân dân được nâng lên một bước. Việc ứng dụng công nghệ sinh học trên địa bàn huyện vào sản xuất nông nghiệp đã trở nên phổ biến, góp phần nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm nông- lâm- thuỷ sản.

Chăm sóc ngô ở Cam Lộ - Ảnh: HỒ CẦU

Người nông dân đã biết ứng dụng vào sản xuất những giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, đóng góp thiết thực vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống; biết đưa các chế phẩm bảo vệ cây trồng, vật nuôi, các công nghệ chế biến và bảo quản sản phẩm nông- lâm- thuỷ sản nhằm đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Theo kết quả điều tra, trong 5 năm ( từ 2006- 2010) trên địa bàn toàn huyện đã có 57 mô hình, dự án thử nghiệm, chuyển giao và nhân rộng tiến bộ khoa học, công nghệ được triển khai thực hiện từ nhiều nguồn vốn đầu tư lồng ghép gồm: Nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh; nguồn vốn từ các dự án nước ngoài (chủ yếu là nguồn của chương trình nông nghiệp phát triển nông thôn do Chính phủ Phần Lan tài trợ); nguồn vốn sự nghiệp của huyện và một phần đóng góp của nhân dân. Trong đó, một số mô hình, chương trình thí điểm và ứng dụng công nghệ sinh học có hiệu quả cao như: Chương trình cung cấp nước hợp vệ sinh qua xử lý sinh học cho một số khu dân cư ở nông thôn thuộc các xã Cam Chính, Cam Thuỷ, Cam Hiếu; 41 mô hình trồng nấm theo quy trình sản xuất tiêu chuẩn an toàn sinh học; mô hình nuôi lợn, gà an toàn sinh học mang lại hiệu quả kinh tế- xã hội, môi trường rõ rệt; phát triển hệ thống Biogas tại các làng nghề... Thực tế cho thấy, kết quả thực hiện các mô hình, dự án khoa học công nghệ nói chung, công nghệ sinh học nói riêng trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đã tạo ra sự phát triển vượt bậc về năng suất, chất lượng cây trồng, con nuôi, nhất là các sản phẩm nông nghiệp hàng hoá chủ lực của huyện như cây cao su, hồ tiêu, lúa, lạc, đàn gia súc. Trong đó, lĩnh vực thành công nhất là việc đưa các giống mới vào sản xuất đại trà kết hợp cùng việc giới thiệu, chuyển giao và xây dựng chính sách thúc đẩy nhân rộng quy trình sản xuất tiên tiến theo hướng thâm canh, từng bước hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá. Một số loại giống cây trồng, vật nuôi đã được khảo nghiệm, ứng dụng vào thực tiễn sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao như các giống lúa Khang dân HT1, HC9, P6, PC6, Xi 23; lạc Sen lai, lạc lỳ Tây nguyên L14; cao su PB 235, PB 260, Rimm 600; giống keo lai gân hoa, giống bò lai sind, lợn siêu nạc, vịt siêu trứng; các giống cá cho năng suất cao... Ngoài các giống đã được ứng dụng có hiệu quả vào thực tiễn, huyện đẩy mạnh công tác khảo nghiệm, bước đầu đã chọn lọc được những giống cây trồng, vật nuôi có tiềm năng, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của huyện. Bên cạnh đó, nhiều biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp như gieo sạ lúa theo hàng, 3 giảm 3 tăng, IPM; nhiều mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình có hiệu quả như mô hình VAC, VACR, lúa – cá, lạc – dưa hấu, sắn – dưa hấu...; kỹ thuật chăn nuôi lợn siêu nạc, chăn nuôi bò thâm canh, chăn nuôi gia cầm theo phương pháp an toàn sinh học cũng được áp dụng rộng rãi, góp phần hướng tới những cánh đồng đạt giá trị cao trên 50 triệu đồng/ha. Đặc biệt, cùng với việc áp dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ cũng như hiệu quả kinh tế mang lại từ việc ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp đã làm thay đổi cơ bản nhận thức của bà con nông dân, chuyển từ sản xuất quảng canh, tận dụng, tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá gắn với nhu cầu của thị trường. .. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được như đã nêu, việc phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học nói chung vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn huyện Cam Lộ vẫn còn một số khó khăn nhất định. Một số địa phương, đơn vị chưa thấy được vai trò quan trọng của công nghệ sinh học đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống nên việc ứng dụng chưa thật rộng rãi trong nhân dân; một số cơ quan, đơn vị và địa phương được giao trách nhiệm trong việc tuyên truyền, chỉ đạo triển khai ứng dụng và nhân rộng tiến bộ công nghệ sinh học vào sản xuất nhưng thiếu sự phối hợp nên một số mô hình, dự án trùng lặp, chồng chéo và thiếu đồng bộ; việc đầu tư ứng dụng, chuyển giao công nghệ sinh học trên lĩnh vực nông nghiệp của huyện trong những năm qua vẫn còn thấp và chưa có chiến lược toàn diện, bền vững; một số mô hình ứng dụng công nghệ sinh học tự phát trong nhân dân mang lại hiệu quả cao nhưng chưa được các cấp, các ngành kịp thời phát hiện, bồi dưỡng làm nhân tố điển hình trong nông thôn để học tập, nhân rộng... Để đẩy mạnh việc phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp, thời gian tới, cấp ủy và chính quyền địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của công nghệ sinh học đối với đời sống xã hội. Kịp thời cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học vào thực tiễn đời sống bằng nhiều cách làm phù hợp với đặc điểm tình hình, khí hậu, thổ nhưỡng. Xây dựng một kế hoạch chiến lược, tổng thể và tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ban, ngành, đoàn thể và địa phương trong việc phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học vào phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng toàn diện, bền vững. Tăng cường đầu tư, chuyển giao, ứng dụng công nghệ sinh học vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Huy động nguồn lực và phát huy tính chủ động, sáng tạo của nhân dân trong thực hiện các nội dung áp dụng công nghệ sinh học . Một giải pháp rất quan trọng là phải có chính sách đào tạo, bồi dưỡng và bố trí cán bộ có năng lực, am hiểu lĩnh vực công nghệ sinh học để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền và giúp nhân dân triển khai, áp dụng nội dung này vào thực tiễn cuộc sống một cách hiệu quả nhất. Có cơ chế khuyến khích, động viên và kịp thời nhân rộng những mô hình ứng dụng công nghệ sinh học tự phát trong nhân dân nhưng mang lại hiệu quả cao nhằm phát huy tính sáng tạo của nhân dân; tổng kết và phổ biến, nhân rộng các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đạt hiệu quả cao trong sản xuất và đời sống. LINH NGUYÊN



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Vươn lên từ gian khó

Vươn lên từ gian khó
2012-01-10 06:33:22

(QT) - Nhiều nông dân ở thôn 4b, xã Hải Thái, huyện Gio Linh (Quảng Trị) mỗi khi nói đến chuyện phát triển kinh tế hộ gia đình thường nhắc đến anh Võ Viết Dũng với sự trân...

Những cựu chiến binh vượt khó làm giàu

Những cựu chiến binh vượt khó làm giàu
2012-01-09 11:50:04

(QT) - Trở về sau chiến tranh với bộn bề gian khó nhưng bằng ý chí can trường của người lính Cụ Hồ, họ đã biết vượt lên hoàn cảnh, làm giàu chính đáng trên mảnh đất nghèo khó....

Động thổ dự án sản xuất tôm giống

Động thổ dự án sản xuất tôm giống
2012-01-09 03:50:44

(QT) - Sáng 6/1/2012, tại xã Trung Giang, huyện Gio Linh (Quảng Trị), Công ty TNHH giống thủy sản Uni-President Việt Nam tổ chức lễ động thổ khởi công dự án xây dựng khu sản...

Mở hướng để phát triển kinh tế trang trại

Mở hướng để phát triển kinh tế trang trại
2012-01-06 11:00:28

(QT) - Năm 2010, toàn tỉnh Quảng Trị có 914 trang trại được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Tuy nhiên, theo tiêu chí mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa...

44 dự án đầu tư vào Khu KTTM đặc biệt Lao Bảo

44 dự án đầu tư vào Khu KTTM đặc biệt Lao Bảo
2012-01-05 03:04:26

(QT) - Trong năm 2011, Khu kinh tế thương mại (KTTM) đặc biệt Lao Bảo (Quảng Trị) tiếp tục triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng với tổng số vốn được đầu tư 52 tỷ đồng từ nguồn...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết