Cập nhật: Chủ nhật, 09/11/2008 | 12:20 GMT+7

Các biện pháp phòng chống bão lũ trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong những năm gần đây, nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Quảng Trị đã và đang phát triển khá đa dạng về hình thức và đối tượng nuôi, đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân. Bên cạnh đó, người nuôi thuỷ sản cũng đã gặp nhiều khó khăn do thiên tai và bão lũ luôn gây ra. Nhằm khắc phục và giảm nhẹ những thiệt hại vào mùa mưa lũ, chúng tôi xin được lưu ý bà con nuôi trồng thuỷ sản các biện pháp phòng chống thiên tai và bão lũ như sau: Đối với ao nuôi cá: - Người nuôi cần kiểm tra và tu bổ lại đê bao cho chắc chắn đảm bảo giữ được nước. - Đặt những ống xả tràn để xả nước khi nước trong ao quá lớn. Hoặc chủ động tháo nước trong ao, nhằm đề phòng nước tràn bờ cá sẽ đi theo ra hết. - Cần phát quang những cành, cây xung quanh bờ đê, để tránh cành lá rơi vào ao làm ô nhiễm ao nuôi. Đề phòng khi có gió lớn cây đổ có thể làm vỡ đê bao sẽ làm thất thoát cá. - Chuẩn bị lưới, đăng chắn, dụng cụ cuốc xẻng để gia cố sửa chữa hệ thống đê bao, cống khi có tình huống xấu xảy ra. - Khi mưa lũ xảy ra, phải tiến hành kiểm tra chất lượng nước trong ao nuôi để có các giải pháp điều chỉnh phù hợp như: bón vôi để ổn định môi trường, điều chỉnh màu nước, hoặc có thể thay nước khi cần thiết. Đối với ruộng lúa kết hợp nuôi cá:

Hồ nuôi tôm ở Vĩnh Linh -Ảnh: P.V
Trong mùa mưa bão, để đảm bảo an toàn cho ruộng nuôi, bà con cần gia cố, tu bổ ruộng nuôi và tính thời vụ nuôi hợp lý. - Nếu thuỷ sản đạt đến kích cỡ thương phẩm thì nên thu hoạch ngay. - Ruộng nuôi phải có đê bao chắc chắn không rò rỉ và cao hơn mực nước cao nhất 0,5m để vượt lũ, xung quanh ruộng nuôi phải bố trí nhiều cống thoát nước, tuỳ thuộc vào diện tích của ruộng nuôi để bố trí số lượng cho phù hợp. - Thường xuyên kiểm tra hệ thống cống, bờ vùng, đắp lại những nơi xung yếu chống nước tràn qua bờ. - Trên bờ đê nên tăng cường lưới vây xung quanh ruộng nuôi. Cần kiểm tra lưới hàng ngày để khắc phục trường hợp lưới rách hoặc nước chảy làm trống dưới chân lưới sẽ thất thoát tôm cá. - Dọn sạch đăng cống, mương rảnh để nước thoát nhanh đề phòng tắc nước thoát. - Những vùng nuôi cá ruộng lúa lớn có thể cấm khai thác cá bằng cách đăng lưới hình chữ V, như vậy sẽ làm ngăn cản dòng chảy đồng thời giảm diện tích thoát nước. - Cần chuẩn bị máy bơm nước để tiêu nước khi cần thiết. Đối với ao nuôi tôm: Người nuôi phải thường xuyên theo dõi chặt chẽ tình hình khí tượng thuỷ văn và diễn biến bão lũ. Nếu bão sẽ đổ bộ vào, người nuôi tôm cần kiểm tra và gia cố lại bờ đê, sửa chữa và giằng néo lại chòi canh và các công trình phụ trợ khác được chắc chắn. - Cần vệ sinh ao nuôi, kiểm tra lại cống xả tràn và chuẩn bị nguồn nước sạch để thay nước cho ao nuôi khi cần thiết. - Rắc vôi quanh bờ phòng nước trôi phèn xuống làm biến động pH ao nuôi. - Tăng cường bổ sung vitamin C vào thức ăn để giúp tôm tăng sức đề kháng. - Nên tăng thời gian chạy sục khí để tránh thiếu oxy và tránh hiện tượng phân tầng nước ao nuôi. - Cần chuẩn bị máy phát điện, máy sục khí đề phòng khi điện lưới bị mất. - Ngoài việc củng cố lại bờ vùng, đăng cống, cần phải có lưới và dự trữ cọc tre, bao cát để chủ động đối phó khi mưa lũ xảy ra. Đối với lồng nuôi bè: - Đối với nuôi lồng bè trên sông phải gia cố lồng vững chắc, di chuyển về nơi neo giữ an toàn. Nếu không di chuyển được cần hạ lồng bè xuống sâu để giảm bớt sóng đánh làm hư lồng. - Vệ sinh lồng sạch sẽ và thông thoáng để thoát nước được nhanh. - Kiểm tra lại lồng bè, củng cố lại hệ thống dây neo, phao lồng và di chuyển vào những nơi kín gió, có dòng chảy nhẹ để tránh khi gió bão lớn làm vỡ lồng. - Những nơi có dòng chảy lớn phải dùng những tấm phên hoặc tấm bạt che chắn phía trước lồng để ngăn bớt dòng chảy mạnh trực tiếp lên cá nuôi. - Bên cạnh đó cũng nên chuẩn bị thuyền máy để hỗ trợ khi cần thiết. Tóm lại để giảm nhẹ những thiệt hại và tai nạn do bão lũ và triều cường gây ra, các hộ nuôi trồng thuỷ sản cần thực hiện các biện pháp như sau: - Tất cả các hình thức nuôi và đối tượng nuôi thuỷ sản bà con cần tính lại lịch thời vụ nuôi để khắc phục và tránh né mùa mưa lũ, nhất là các vùng nuôi ven biển, ven sông, vùng trũng và nuôi lồng bè để hạn chế những thiệt hại do mưa bão gây ra. - Kiểm tra tôm, cá nếu đạt kích cỡ thương phẩm thì nên tiến hành thu hoạch ngay. - Thường xuyên gia cố bờ bao, cống tại các ao, ruộng, lồng nuôi thuỷ sản. - Nếu không đắp được bờ đê vượt lũ thì nên dùng lưới dể bao quanh ao, ruộng. - Những vùng nhiễm phèn nên giữ mực nước trong ao, ruộng cao hơn hoặc bằng mực nước bên ngoài kênh mương để tránh vỡ đê và nước bên ngoài thấm vào gây hại cho cá nuôi. - Dùng vôi bột rải quanh ao hoặc dùng 1- 3 kg vôi hoà nước tạt đều cho 100 m2 nước ao nuôi, định kỳ 2 lần/ tuần để phòng bệnh cho cá và ổn định môi trường. - Kiểm tra và sửa chữa lại hệ thống điện cẩn thận để đảm bảo an toàn khi có gió bão. - Các chòi canh, lồng nuôi cần được trang bị đèn pin, phao cứu sinh. - Người nuôi thuỷ sản tuyệt đối không được ở lại trên các chòi canh, lồng bè nuôi khi có gió bão đổ vào. - Cần theo dõi thường xuyên thông báo diễn biến mực nước lũ trên các con sông và tình hình mưa bão trên các phương tiện thông tin đại chúng để có biện pháp bảo vệ thuỷ sản nuôi một cách có hiệu quả. Trương Hữu



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa

Nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa
05:15 09/11/2008

Tôm càng xanh là loài giáp xác sống chủ yếu ở môi trường nước ngọt, có tốc độ sinh trưởng nhanh, kích thước cá thể lớn, thịt thơm ngon và có giá trị kinh tế cao, nhưng dễ nuôi...

Tân Hiệp, người dân đang cần nước sạch

Tân Hiệp, người dân đang cần nước sạch
04:31 09/11/2008

Còn nhớ, sau sự cố sụt lún đất ở thôn Tân Hiệp (Cam Tuyền, Cam Lộ), một công việc gấp rút và khẩn trương nhất là di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm, đưa dân đến tái định cư ở...

Nhiều doanh nghiệp nợ đọng thuế

Nhiều doanh nghiệp nợ đọng thuế
02:52 07/11/2008

(QT) - Từ đầu năm đến nay, ngành thuế tỉnh Quảng Trị đã không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách thuế đến các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bằng nhiều hình thức...

Vĩnh Linh: Tổng đàn gia súc, gia cầm đều tăng

Vĩnh Linh: Tổng đàn gia súc, gia cầm đều tăng
01:29 07/11/2008

(QT) - 10 tháng đầu năm 2008, trong lúc nhiều địa phương khác ở trong tỉnh việc chăn nuôi gặp khó khăn do dịch bệnh tai xanh, lở mồm long móng, tổng đàn gia súc, gia cầm giảm...

POWERED BY
Việt Long