
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Theo thống kê trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện có khoảng 50.000 ha rừng tự nhiên, 50.000 ha rừng phòng hộ và khoảng 83.000 ha rừng trồng. Toàn bộ diện tích rừng nói trên được giao cho 2 BQL Khu bảo tồn thiên nhiên, 3 BQL rừng phòng hộ và các Công ty lâm nghiệp quản lý. Riêng đối với Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông (KBTTN) có diện tích rừng là: 37.640 ha, vùng đệm với diện tích 56 175 ha. Đặc biệt ở Khu bảo tồn là nơi thuận lợi cho nhiều loài động, thực vật quý hiếm trú ngụ cần phải được bảo vệ. Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là bảo tồn những mẫu điển hình, những loài động, thực vật đặc hữu quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng, KBTTN Đakrông đã đưa cán bộ về phụ trách địa bàn để tham mưu giúp chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ phát triển rừng. Tuy nhiên để kiểm soát những hoạt động xâm hại tài nguyên rừng là công việc hết sức khó khăn. Trên thực tế cuộc sống người dân miền núi còn nghèo nên phần lớn nguồn thu nhập của họ phụ thuộc vào tài nguyên rừng. Vì vậy, để từng bước hạn chế sự xâm hại tài nguyên rừng trước hết cần phải thay đổi nhận thức của người dân, thay đổi tập quán sản xuất bằng những mô hình trang trại, vườn rừng, mô hình nông lâm kết hợp, có thu nhập chính tư sức lao động với nghề rừng. Vì vậy, KBTTN Đakrông đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền phổ biến pháp luật, chính sách chế độ hưởng lợi đối với người tham gia lao động nghề rừng, vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao ý thức bảo vệ rừng. Ngoài ra, thông qua các nguồn đầu tư của các chương trình, dự án, các tổ chức tài trợ trên địa bàn Đakrông đã góp phần tạo cho người dân miền núi có thêm việc làm ổn định, phát triển sản xuất. KBTTN Đakrông đã phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện việc quy vùng nương rẫy cho 5 xã đồng bào dân tộc thiểu số ở Hải Phúc, Tà Long, Húc Nghì, A Bung, Ba Nang để người dân từ bỏ tập quán du canh đốt rừng làm rẫy, ổn định sản xuất thâm canh tăng năng suất cây trồng. Thông qua sự tài trợ của dự án BCI, DANIDA đã tiến hành giao rừng tự nhiên ở Húc Nghì, Triệu Nguyên để người dân tham gia quản lý, bảo vệ, giao cho người dân quyền làm chủ thực sự vườn rừng... Bên cạnh các chính sách hưởng lợi từ rừng do nhà nước quy định, KBTTN Đakrông còn hướng dẫn người dân thực hiện mô hình trồng mây dưới tán rừng, triển khai mô hình trồng rừng kinh tế, trồng rừng bằng cây bản địa và mô hình làm giàu rừng, xây dựng vườn dược liệu... Hiệu quả từ những mô hình này là giải quyết việc làm, tạo thu nhập, góp phần ổn định cuộc sống người dân và đặc biệt là được tham gia bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển nghề rừng chính trên mảnh đất của mình. Đến nay, KBTTN Đakrông đã thành lập 6 nhóm cộng đồng tham gia công tác tuần tra bảo vệ rừng ở Ba Lòng, Triệu Nguyên, Hải Phúc, Tà Long, Húc Nghì, A Bung, đồng thời chú trọng xây dựng mạng lưới cộng tác viên ở cơ sở. Qua thực tế triển khai cho thấy, các mô hình phát triển kinh tế có sự tham gia của người dân đầu tư cho hoạt động bảo tồn đã mang lại những hiệu quả thiết thực. Trước hết là làm thay đổi nhận thức của người dân, sau đó là tạo việc làm và tăng thu nhập. Ở đâu có chính quyền địa phương và người dân tham gia hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học thì ở đó nguồn tài nguyên rừng ít bị xâm hại. Bởi cộng đồng địa phương và những cộng tác viên tích cực ở cơ sở đã cung cấp kịp thời các thông tin giúp các ngành chức năng có biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm lâm luật có hiệu quả, hạn chê những điểm nóng về khai thác gỗ, bẫy bắt động vật hoang dã. Khi người dân ý thức được việc tạo sinh kế thu nhập từ nghề rừng, hạn chế sự phụ thuộc vào thiên nhiên là góp phần giảm áp lực xâm hại tài nguyên rừng. Hiệu quả từ chủ trương ""xã hội hoá"" nghề rừng đã mang lại hiệu quả tích cực, trong đó cần phải ghi nhận sự đóng góp tích cực của các chương trình dự án khác nhau được triển khai rộng rãi trên các địa bàn. Ở huyện Hướng Hoá sau khi triển khai các dự án như Hỗ trợ kỹ thuật chương trình môi trường trọng điểm và sáng kiến hành lang bảo tồn đa dạng sinh học (BCI), dự án MacAthur, dự án Cres, dự án Lâm nghiệp hướng tới người nghèo... thì công tác trồng, chăm sóc bảo vệ rừng tại các xã khu vực Bắc Hướng Hoá đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt là ở các vùng đệm của khu bảo tồn như xã Hướng Việt, Hướng Lập, Hướng Sơn đã tiến hành các hoạt động trồng rừng nhằm mục đích cải thiện đời sống cho nhân dân. Đến nay Hạt kiểm lâm Hướng Hoá đã hoàn thành việc khoanh nuôi, trồng bổ sung 105 ha rừng tự nhiên xã Hướng Lập. Xây dựng 1 vườn ươm cộng đồng ở xã Hướng Việt để chủ động cây giống, đồng thời chuyển giao kỹ thuật gieo ươm cho người dân sản xuất lâu dài. Thông qua dự án MacAthur, Hạt kiểm lâm Hướng Hoá đã xây dựng kế hoạch bảo tồn trong 5 năm 2008-2013 đối với khu bảo tồn thiên nhiên và đã hoàn thành 2 bảng Quy ước bảo vệ rừng ở Hướng Phùng. Dự án Cres đã hỗ trợ hoàn thiện trồng 19,2 ha bời lời và 7200 cây mây nước phân tán ở xã Hướng Phùng, giao rừng tự nhiên 100 ha cho người dân quản lý. Thông qua các dự án, nhiều hô nghèo trên địa bàn đã tiếp cận với công tác trồng và chăm sóc rừng, tạo điều kiện phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo và nâng cao ý thức bảo vệ rừng. Những hiệu quả sau khi triển khai các dự án phát triển rừng ở khu vực Bắc Hướng Hoá và Đakrông đã cho thấy sự chuyển biến cơ bản có tính chất quyết định đó là nhận thức và cách làm của người dân. Khi được tiếp nhận dự án phát triển rừng, người dân nhận thấy lợi ích của việc phát triển rừng không chỉ bảo vệ môi trường sinh thái mà còn đem lại lợi ích kinh tế, xoá đói giảm nghèo, dần dần từ bỏ tập quán đốt rừng làm rẫy, hăng hái tham gia nhận trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, tạo sự thống nhất cao trong cộng đồng. Riêng năm 2008, Hướng Hoá đã trồng mới được 615 ha rừng và 4,4 vạn cây phân tán, khoanh nuôi bảo vệ thêm 1.559 ha rừng tự nhiên, nâng độ che phủ rừng đạt trên 40%. Kết quả này mở ra hướng phát triển mới trong công tác phát triển rừng không chỉ trên địa bàn Hướng Hoá mà còn nhân rộng ở nhiều địa phương khác nhằm hoàn thành mục tiêu phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở miền núi, góp phần bảo vệ rừng và đa dạng sinh học trên địa bàn. Hồ Nguyên Kha
Nhằm khai thác thế mạnh của rừng trong phát triển du lịch sinh thái, trong những năm qua, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Đakrông đã thực hiện hiệu ...
Trong khuôn khổ thực hiện Dự án hỗ trợ kỹ thuật Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, ...
“…Bảo tồn chim, thú, cỏ, cây/Muôn loài được sống sum vầy bên nhau/Giữ gìn cho đến đời sau/Để cho con cháu sắc màu thiên nhiên…”, đó là những câu thơ ngẫu hứng ...
Những năm qua, mô hình quản lý, bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng đã được Chi cục Kiểm lâm tỉnh, các đơn vị chủ rừng và các địa phương triển khai thông qua chính ...
Hôm nay 3/3, đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh do Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lê Quang Chiến làm trưởng đoàn kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ, ...
Phần lớn diện tích đất, rừng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã được bàn giao cho các công ty lâm nghiệp, ban quản lý (BQL) rừng phòng hộ, khu bảo tồn, ...
Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa có tổng diện tích hơn 23.400 ha, nằm trên địa bàn 5 xã phía Bắc huyện Hướng Hóa. Thời gian qua, nhờ đẩy mạnh ứng dụng ...
Sáng nay 31/10, Ban Quản lý Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) tổ chức lễ ra mắt Ban Công tác đa bên về phục hồi và phát triển rừng ...
QTO - Những mô hình khuyến nông có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đây là những...
QTO - Công tác phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) được Sở Nông nghiệp và Môi trường Quảng Trị chú...
(QT) - Lâu nay, đi chợ hoa ngày Tết hay nói đến nghề trồng hoa Quảng Trị, người ta thường nhắc đến làng hoa An Lạc nằm sát bên bờ sông Hiếu (thuộc phường Đông Giang, thành phố...
(QT) - Công trình đê bao vùng trũng Hải Lăng (Quảng Trị) được xây có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người dân vùng lũ. Vì thế, ngay từ khi bắt tay vào triên khai, người dân...
(QT) - Thông tin từ Ban chỉ đạo 127 tỉnh Quảng Trị, từ đầu năm đến nay, các lực lượng phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại tỉnh đã bắt giữ và tiêu huỷ 607.040 bao thuốc...
(QT) - Được sự giới thiệu của Cục quản lý lao động nước ngoài thuộc Bộ LĐTB&XH và Sở LĐTB&XH Quảng Trị, Công ty cổ phân Quang Trung tại Hà Nội đã làm việc với UBND...
(QT) - Ngày 12/8/2009, Ban Kinh tế ngân sách (KTNS) - HĐND tỉnh Quảng Trị do đồng chí Trần Đoàn, Trưởng ban làm trưởng đoàn đã làm việc với Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh...
(QT) - Từ đầu tháng 8 đến nay, bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên gia súc đã bùng phát ở các huyện Hướng Hoá, Vĩnh Linh (Quảng Trị) với tổng số 63 con trâu, bò bị nhiễm bệnh. ...