Cập nhật:  GMT+7

Bảo vệ môi trường phải xuất phát từ ý thức của người dân

Hiện nay, nhiều địa phương khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh đã hợp đồng với các đơn vị môi trường đô thị thu gom rác thải sinh hoạt. Tuy nhiên, có một thực tế là mặc dù nộp tiền hằng tháng cho đơn vị môi trường thu gom rác thải nhưng nhiều gia đình ở các thôn, xóm vùng nông thôn vẫn thản nhiên vứt rác bừa bãi ra môi trường, tạo thành những bãi rác tự phát, vừa gây mất mỹ quan, vừa ô nhiễm môi trường.

Bảo vệ môi trường phải xuất phát từ ý thức của người dân

Đoàn viên thanh niên ra quân dọn vệ sinh, làm sạch bãi biển - Ảnh: TRẦN TUYỀN

Người dân thiếu ý thức

Cách đây chưa lâu, tôi chứng kiến một người dân thôn Hà Lợi Trung, xã Trung Giang, huyện Gio Linh, đẩy chiếc xe rùa chất đầy rác đi về phía bờ biển. Sau một hồi hì hục với chiếc xe khá nặng, người đàn ông này đổ toàn bộ số rác thải xuống khu vực rừng phi lao phòng hộ, cách mép biển khoảng trăm mét rồi quẩy xe quay về, không màng đến số rác kia sẽ đi về đâu, gây ra hậu quả gì đối với môi trường.

Qua quan sát, dưới những gốc cây phi lao đại thụ cơ man là rác thải sinh hoạt. Từ bao bì nilon đến chiếu cũ, đồ nhựa gia dụng, chén bát vỡ, giày dép rách... nằm ngổn ngang, la liệt. Mỗi khi có gió Tây Nam thổi qua, túi nilon và các loại rác thải có trọng lượng nhẹ bay tứ tán khắp nơi. Những loại rác nặng hơn không bay đi được thì chìm khuất dưới lớp cát trắng. Một số du khách từ nơi khác khi đến đây tắm biển, nghỉ dưỡng đã phải lắc đầu, bịt mũi vì mùi hôi thối xộc lên.

Bảo vệ môi trường phải xuất phát từ ý thức của người dân

Rải thải do một số người dân thiếu ý thức vứt bừa bãi -Ảnh: TRẦN TUYỀN

Mới đây, Trưởng thôn Hà Lợi Trung Trần Tấn Phát khi chứng kiến một bãi rác khá lớn nằm sát mép đường nhựa nối liền xã Gio Mỹ với Trung Giang do một số hộ dân thiếu ý thức xả ra môi trường đã quay video clip, sau đó đăng tải lên mạng xã hội facebook để kêu gọi người dân không xả rác bừa bãi. Video clip này nhận được nhiều bình luận, phản hồi từ cộng đồng mạng, trong đó có nhiều ý kiến phản đối việc xả rác thải bừa bãi.

“Là con em địa phương, thấy những bãi rác nằm ngổn ngang ven đường, dọc bãi biển hay ở những gốc cây nào đó, tôi thật sự lo lắng. Từ vài năm nay, thôn đã hợp đồng với trung tâm môi trường đô thị thu gom rác thải mỗi tháng.

Vì sự thiếu ý thức của một vài gia đình mà môi trường sống trong thôn đang trong lành bỗng trở nên ô nhiễm. Không chỉ ô nhiễm không khí, số rác thải này nếu không được xử lý còn có thể làm ô nhiễm nguồn nước, rác thải nhựa khó tiêu hủy nên có thể làm ô nhiễm nguồn đất và ảnh hưởng đến các loại cây trồng”, anh Phát nói.

Trước đó vài tháng, khi đi ngang qua vùng trồng lúa thuộc địa phận thôn Nhĩ Thượng giáp với thôn Lại An, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, tôi chứng kiến cảnh vô số hộp nhựa, vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật nằm ngổn ngang trên bờ ruộng.

Cạnh đó là những ruộng lúa chín vàng, chuẩn bị cho thu hoạch. Nhìn những vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật ấy, nhiều người không khỏi rùng mình khi nghĩ đến nguồn gốc của số lúa gạo mình ăn hằng ngày. Điều đáng nói là mặc dù cạnh đó có các bể bê tông dùng để đựng rác thải nông nghiệp nhưng một số người dân thiếu ý thức không tuân thủ, tiện đâu vứt đó.

Nói không với xả rác bừa bãi ra môi trường

Hằng năm, tại những địa phương ven biển nói riêng, khu vực nông thôn nói chung đều có nhiều cơ quan, đơn vị phối hợp ra quân thu gom rác thải. Đơn cử như đoàn thanh niên ra quân thu gom rác thải, làm sạch bãi biển; tuyên truyền, vận động người dân phân loại rác thải sinh hoạt, không xả rác bừa bãi ra môi trường xung quanh.

Song, nghịch lý ở chỗ trong khi người sinh sống ở nơi khác đến để dọn rác, làm sạch môi trường thì chính những người dân địa phương lại xả rác, làm ô nhiễm nơi mình sinh sống. Đây là vấn đề cần được cấp ủy, chính quyền các địa phương quan tâm, giải quyết. Bởi, xây dựng nông thôn mới không chỉ tập trung phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng sống về vật chất, tinh thần cho người dân mà còn phải chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường sống xanh, sạch, đẹp.

Bảo vệ môi trường phải xuất phát từ ý thức của người dân

Để môi trường sống vùng nông thôn được cải thiện, hạn chế tình trạng xả rác thải bừa bãi thì việc nâng cao nhận thức của người dân có vai trò then chốt - Ảnh: TRẦN TUYỀN

Khi được xả bừa bãi ra môi trường, các loại rác hữu cơ dễ phân huỷ gây hôi thối, phát triển vi khuẩn làm ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất, làm mất vệ sinh môi trường. Bãi rác hữu cơ là nơi thu hút, phát sinh và phát triển chuột, ruồi, muỗi, gián cùng các loại vi trùng gây nhiều chứng bệnh truyền nhiễm cho con người, vật nuôi.

Trong thành phần rác thải có chứa nhiều chất độc hại, khi rác thải không được xử lý thì những chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích như: giun đất, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xương sống, ếch nhái… làm cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều loại sâu bọ phá hoại cây trồng.

Đặc biệt, các loại túi nilon, rác thải nhựa cần tới vài chục năm đến vài trăm năm mới phân hủy trong đất. Do đó, khi bị xả thải ra môi trường, chúng tạo thành bức tường ngăn cách trong đất, hạn chế quá trình phân hủy, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu khiến năng suất cây trồng giảm sút.

Vứt rác bừa bãi đã qua sử dụng sẽ bị xử lý thế nào?

Việc vứt rác bừa bãi là tình trạng chung hay gặp ở những nơi công cộng, do một số người dân có ý thức kém trong việc bảo vệ môi trường. Căn cứ khoản 1, Điều 20, Nghị định 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ được sửa đổi bởi khoản 18, Điều 1, Nghị định 55/2021/NĐCP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như sau:

“1.Hành vi thu gom, thải rác thải sinh hoạt trái quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt:

a)Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;

b)Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;

c)Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, trừ vi phạm quy định tại điểm d khoản này;

d)Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt; đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố.”

Căn cứ Khoản 1, Điều 48, Nghị định 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:

a)Phạt cảnh cáo;

b)Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

c)Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 5.000.000 đồng;

d)Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 3, Điều 4 Nghị định này...”.

Vì vậy, để môi trường sống vùng nông thôn được cải thiện, hạn chế tình trạng xả rác thải bừa bãi thì việc nâng cao nhận thức của người dân có vai trò then chốt.

Thiết nghĩ, cấp ủy, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân chung tay bảo vệ môi trường sống, bỏ rác đúng nơi quy định, nói không với xả rác bừa bãi ra môi trường xung quanh, đặc biệt là những nơi công cộng.

Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về việc bảo vệ môi trường ngay tại nơi mình sinh sống. Mỗi gia đình cần có một thùng đựng rác có nắp đậy riêng và thu gom rác thải sinh hoạt đúng nơi quy định.

Hạn chế sử dụng túi nilon, nếu sử dụng thì có thể tái chế nhiều lần vì đây là vật dụng khó phân hủy trong môi trường bình thường, có thể tồn tại hàng trăm năm. Nếu sử dụng nhiều túi nilon mà không xử lý đúng sẽ gây hậu quả nặng nề sau này. Để giảm thiểu túi nilon và các túi đựng bằng nhựa, có thể thay thế các túi bằng giấy hay các loại túi dễ phân hủy.

Với những hành vi xả rác bừa bãi nhiều lần, chính quyền địa phương nên áp dụng các hình thức xử phạt hành chính để người dân nâng cao hơn nữa ý thức bảo vệ môi trường.

Trần Tuyền

Tin liên quan:
  • Bảo vệ môi trường phải xuất phát từ ý thức của người dân
    Ý thức bảo vệ môi trường, nhìn từ cuộc thi Sáng tạo trẻ

    Cuộc thi Sáng tạo trẻ Quảng Trị lần thứ IX năm 2020 của học sinh phổ thông do tỉnh Quảng Trị tổ chức đã khép lại với 32 sản phẩm đoạt giải. Trong đó có hơn một nửa số sản phẩm đoạt giải liên quan trực tiếp đến các giải pháp bảo vệ môi trường (BVMT) và ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH). Có thể nói ý thức bảo vệ môi trường ngày càng được nâng cao trong thế hệ trẻ, đáng chú ý là các học sinh nhỏ tuổi từ thành thị cho đến vùng sâu, vùng xa. Dưới đây là một số sản phẩm đoạt giải tại cuộc thi Sáng ...

  • Bảo vệ môi trường phải xuất phát từ ý thức của người dân
    Tăng cường bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp

    Sản xuất gắn với bảo vệ môi trường (BVMT) là yếu tố quan trọng để phát triển nông nghiệp bền vững. Trong những năm qua, ngành nông nghiệp đã triển khai nhiều hoạt động BVMT trong sản xuất nông nghiệp và bước đầu đã tạo được sự chuyển biến tích cực.


Trần Tuyền

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Lấy người bệnh làm trung tâm phục vụ

Lấy người bệnh làm trung tâm phục vụ
2024-07-27 05:45:00

QTO - Thời gian qua, cùng với việc nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, Trung tâm Y tế thị xã Quảng Trị luôn chú trọng đẩy mạnh việc thay đổi phong...

Hành trình nuôi sống em bé chỉ nặng 670 gram

Hành trình nuôi sống em bé chỉ nặng 670 gram
2023-08-04 05:55:00

QTO - Các y, bác sĩ Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị vừa chăm sóc, điều trị thành công một em bé chào đời khi thai kỳ chỉ mới 25 tuần với cân...

Tri ân bằng những việc làm ý nghĩa

Tri ân bằng những việc làm ý nghĩa
2023-08-02 05:40:00

QTO - Đã trở thành nét đẹp truyền thống, hằng năm, cứ đến tháng 7, tuổi trẻ Quảng Trị lại đồng loạt tổ chức các hoạt động hướng về những anh hùng liệt sĩ...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết