Cập nhật: Thứ 7, 20/09/2008 | 10:56 GMT+7

"Bản đại học"

Mấy ngày nay, người dân bản Phú Thành, xã Mò Ó, huyện Đakrông được chứng kiến một sự kiện chưa từng có của bản. Con em quê hương từ khắp nơi tề tựu hân hoan chào mừng 12 người con của bản dự thi các trường đại học, cao đẳng năm 2008 đã có giấy báo trúng tuyển với số điểm cao, có nhiều em trúng tuyển hai trường. Còn nhớ ngày tiễn các em lên đường dự thi, cả bản ngày đêm trông ngóng, nay đón các em mang vinh danh trở về, mở ra cho sự học bản nghèo sang một trang mới. Niềm vui bản nghèo... Chúng tôi đến bản Phú Thành trong cơn mưa cuối mùa xối xả. Người dân bản tề tựu đông đủ mang quà đến chúc mừng các cháu vừa có giấy báo trúng tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2008. Từ xưa đến nay, việc trong bản có một cháu trúng tuyển đã là vui như hội rồi, huống hồ lần này những 12 cháu, có cháu trúng tuyển hai trường đại học thì sao không vui được. Ông Đỗ Niệm, năm nay 90 tuổi, tròn 40 năm tuổi Đảng, rất xúc động bày tỏ cảm xúc của mình trước sự kiện này: "Cuộc đời hoạt động cách mạng của chúng tôi càng có ý nghĩa khi lớp trẻ học hành đỗ đạt, có ý chí phấn đấu vươn lên. Mấy ngày nay, tôi cảm giác như mình khoẻ mạnh thêm". Bà Hồ Thị Thanh, Chủ tịch UBND xã Mò Ó tâm sự: "Năm nay cả xã đều bất ngờ trước sự kiện 12 cháu dự thi và đều trúng tuyển. Chuyện này từ trước đến nay chưa bao giờ có ở một xã miền núi nghèo không đủ điều kiện học tập như ở Mò Ó. Nhận được thông tin này, chúng tôi chỉ kịp huy động được 1,8 triệu đồng để mua quà tặng các cháu". Ông Trần Thanh Nam, Bí thư chi bộ bản Phú Thành cho biết: "Nhằm khuyến khích thế hệ trẻ học hành đỗ đạt, ngày 13/9/2008 vừa rồi, bản đã kêu gọi con em quê hương về chứng kiến lễ phát thưởng cho các cháu trúng tuyển, đồng thời tổ chức báo công các cháu với tổ tiên gia tộc". Ngày xưa, nơi đây thuộc vùng chiến khu Ba Lòng, người dân vượt qua bao tù đày tra tấn của kẻ thù một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ. Hoà bình lập lại, họ lại lao vào một cuộc chiến đấu mới không kém phần cam go nhằm chinh phục mảnh đất đang mang trên mình hậu quả của chiến tranh và sự khô cằn bởi khí hậu khắc nghiệt. Thế nên, so với mặt bằng các xã miền núi thì Mò Ó nằm trong số những xã nghèo nhất. Bà Hồ Thị Thanh cho biết thêm: "Toàn xã có 342 hộ thì có đến 156 hộ nghèo, riêng bản Phú Thành có số hộ nghèo tương đối nhiều". Sự học đến đâu ?

Ông Đỗ Niệm tiễn cháu gái lên đường nhập học

Niềm vui chưa dứt, nỗi buồn tiếp đó trùm lên bản nghèo. Mọi người nhìn nhau xót xa, các cháu trúng tuyển rồi, bây giờ làm thế nào lo đủ chi phí ăn học? Ông Trần Thanh Nam cho biết: "Trong số các em trúng tuyển, quá nửa là gia đình thuộc hộ nghèo hoặc quá nghèo". Rồi ông đưa chúng tôi đến gia đình em Trần Thị Lịch. Em Lịch mồ côi cả cha lẫn mẹ, bà ngoại mất cách đây hơn 20 năm, một mình ông ngoại năm nay 89 tuổi đã cưu mang Lịch từ khi em mới lọt lòng. Lịch trúng tuyển vào Trường đại học Đông Du, Đà Nẵng, khoa Tin học ứng dụng. Gặp chúng tôi, Lịch rưng rưng: "Ông ngoại quyết tâm cho em đến giảng đường nhưng em biết ông không đủ sức cung cấp cho em ăn học. Khoản trợ cấp hàng tháng dành cho người có công của ông chỉ tạm đủ chi tiêu trong gia đình". Ông Nam cho biết thêm: "Có rất nhiều em hoàn cảnh như em Lịch, như em Ngô Quang Mạch, trúng tuyển vào khoa Luật, Trường đại học khoa học Huế. Gia đình Mạch khó khăn vì bố mất khi em còn nhỏ, mẹ lại đau ốm liên miên nên em trở thành lao động chính trong gia đình. Mạch cầm giấy báo trúng tuyển mà chỉ biết khóc...". Thế mới biết cái sự học lắm nẻo gian nan. Đối với gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn thì sự học là một gánh nặng nghiệt ngã và sự hi sinh lặng thầm của người thân. Chúng tôi đến gia đình em Nguyễn Thị Thuý, em trúng tuyển vào Trường đại học mầm non Huế và Cao đẳng toán - tin Đà Nẵng. Thuý đã nhập Trường đại học mầm non cách đây mấy hôm, chắc em không biết rằng, số tiền em mang theo là tài sản gom góp của gia đình một thời gian dài để chữa bệnh cho bố. Và bố Thuý, anh Nguyễn Văn Ga chấp nhận ở nhà chịu căn bệnh giày vò để nhường số tiền chữa bệnh cho con được đến giảng đường đại học. Chị Võ Thị Yến, mẹ của Thuý với đôi mắt thâm quầng nói trong xót xa: "Cách đây 7 năm, một vụ tai nạn làm chân anh bị gãy thành hai đoạn và mất xương bánh chè. Các bác sĩ phải dùng 2 nẹp và 17 con vít để cố định xương cho anh. Họ hẹn 3 năm sau phải trở lại bệnh viện để tháo nẹp và chỉnh hình với chi phí hết khoảng 10 triệu, nếu kéo dài thời gian, bệnh nhân sẽ đau đớn và kèm theo nhiều biến chứng khác. Đến nay gia đình mới dành dụm được một ít dự định đưa anh đi bệnh viện thì bé Thuý trúng tuyển đại học, anh nén đau động viên tôi nhường lại số tiền ấy cho con ăn học. Đêm đêm anh lại vật vã đau đớn...". Một bản thuộc diện 135 có lượng thí sinh trúng tuyển cao như ở bản Phú Thành, xã Mò Ó, huyện Đakrông là sự kiện hi hữu từ xưa đến nay. Đáng tiếc trong chương trình tiếp sức đến trường trong tháng 8/2008 vừa qua do UBND xã không kịp thời lập danh sách nên các em phần nào chịu thiệt thòi. Qua bài viết này, chúng tôi mong các tổ chức xã hội, cá nhân hảo tâm cùng chung tay để chia sẻ những khó khăn trước mắt của bà con bản Phú Thành, nâng bước các em đến giảng đường... Bài, ảnh: Minh Tuấn



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Xã Mò Ó nhân rộng mô hình nuôi ong mật
22:15 10/07/2023

Nhận thấy hiệu quả kinh tế mang lại từ việc nuôi ong lấy mật, nhiều hộ nông dân tại xã Mò Ó, huyện Đakrông đã nhân rộng mô hình này. Với chi phí đầu tư thấp, ...

Nỗi lo của cô học trò nghèo
22:40 26/07/2024

Hồ Thị Quỳnh Như, ở thôn Gia Độ, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong, vừa hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 với tổng số các môn hơn 52 điểm, đặc biệt là ...

Mở lối cho chính mình
03:06 02/04/2023

Sinh ra trong một mái tranh nghèo ở vùng cao Quảng Trị, tương lai em Hồ Thị Thuyết, trú tại thôn Phú Thiềng, xã Mò Ó, huyện Đakrông không được hoạch định sẵn ...

Đê bao cho vùng trũng Hải Lăng

Đê bao cho vùng trũng Hải Lăng
03:42 20/09/2008

Huyện Hải Lăng có đến 16/19 xã gồm Hải Thành, Hải Thọ, Hải Hoà, Hải Tân, Hải Dương, Hải Ba, Hải Quế, Hải Vĩnh, Hải Thiện, Hải Thọ, Hải Trường, Hải Sơn, Hải Chánh, Hải Lâm, Hải...

Người xây bản ấm

Người xây bản ấm
08:56 19/09/2008

Ở Pa Nho, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa có một tấm gương tiêu biểu, luôn đi đầu trong mọi công việc xã hội. Ông là người bắc cầu nối của sự đoàn kết, thương yêu, đùm bọc,...

Về việc tổ chức rà soát hộ nghèo năm 2008

Về việc tổ chức rà soát hộ nghèo năm 2008
00:42 19/09/2008

* LTS: UBND tỉnh Quảng Trị đã có Công văn số 2321/UBND-VX ngày 15-9-2008 do đồng chí Nguyễn Đức Chính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký chỉ đạo tổ chức rà soát hộ nghèo năm 2008. Nội...

Ước mong của thầy giáo Nguyễn Quang Trung

Ước mong của thầy giáo Nguyễn Quang Trung
01:17 18/09/2008

Nguyễn Quang Trung sinh ngày 12/10/1933 tại làng quê nghèo Thái Lai, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh. Khi mới sinh ra anh đã bị bệnh teo cơ cả hai chân, cha mẹ nghèo không có...

POWERED BY
Việt Long