Cập nhật: Thứ 5, 18/09/2008 | 08:17 GMT+7

Ước mong của thầy giáo Nguyễn Quang Trung

Nguyễn Quang Trung sinh ngày 12/10/1933 tại làng quê nghèo Thái Lai, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh. Khi mới sinh ra anh đã bị bệnh teo cơ cả hai chân, cha mẹ nghèo không có thuốc thang cứu chữa, lớn lên không đi lại được nhưng rất ham học, thường bò lê tìm đến các thầy tư xin được học chữ. Vì vậy ai cũng thương, tận tình giúp đỡ. Vốn quê hương có truyền thống cách mạng kiên cường đã ảnh hưởng đến tinh thần giác ngộ của Nguyễn Quang Trung rất sớm. Năm 1949 học đến lớp 7, anh hưởng ứng Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm", anh nghĩ mình tàn tật không ra tiền tuyến được, nên xung phong tham gia xóa nạn mù chữ cho cán bộ, nhân dân trong xã và trực tiếp làm giáo viên dạy vỡ lòng (lớp 1 hiện nay) cho con em ở Vĩnh Thái thuộc xã Vĩnh Hoàng cũ (nay là xã Vĩnh Nam, Vĩnh Trung, Vĩnh Tú, Vĩnh Thái) liên tục cho đến tháng 7/1976. Như vậy, anh có đủ 27 năm công tác cống hiến cho sự nghiệp của ngành giáo dục địa phương trong hoàn cảnh chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ ác liệt.

Thầy giáo Nguyễn Quang Trung bây giờ. Ảnh: Tạ Quang Hiếu

Báo Nhân Dân số 4541 ra ngày 13/9/1966 có bài viết của tác giả Châu Diên (Bộ Giáo dục) nhan đề: "Những chiến sĩ vô danh" có đoạn nói về anh Nguyễn Quang Trung ở khu vực Vĩnh Linh: "Mấy năm ròng anh Nguyễn Quang Trung ngày nào cũng bò lê trên cát vì anh bị liệt hai chân từ nhỏ- để đi dạy chữ cho đồng bào và cho con em trong xã. Khi anh Trung đi họp Đại hội thi đua ngành bổ túc văn hóa khu vực, những học trò của anh "kiệu anh đi" đông vui như một "đám rước". Lịch sử giáo dục tỉnh Quảng Trị thời kỳ 1945-1954 (trang 50-51) đã khắc ghi: "Cán bộ bình dân học vụ nhiệt tình, chịu thương, chịu khó nhất: Giáo viên Nguyễn Quang Trung ở Vĩnh Thái - Vĩnh Linh hai chân bị liệt đi bằng tay vẫn kiên trì đến lớp một mình xóa nạn mù chữ cho hàng trăm người và đã được đi dự Hội nghị thi đua toàn quốc, được nhận Huy hiệu Chiến sĩ diệt dốt". Lớp học bình dân học vụ đã trở thành tổ ấm, niềm vui hạnh phúc, an ủi, chia sẻ tình làng nghĩa xóm và vơi bớt mặc cảm tật nguyền của thầy Nguyễn Quang Trung. Lịch sử giáo dục huyện Vĩnh Linh 1954-2004 (trang 79) cũng khẳng định: "Chiến sĩ diệt dốt Nguyễn Quang Trung (Thái Lai, Vĩnh Thái) bị liệt hai chân từ nhỏ nhưng đã không quản ngại khó khăn gian khổ, lặn lội sáng, trưa, chiều tối với sự học của mọi người. Làng quê Vĩnh Thái vô cùng nghèo khó và lạc hậu, hầu hết người dân trong xã mù chữ, cuộc sống bần hàn. Việc dạy cho người biết chữ mà cả đời không có một đồng phụ cấp, nhà nghèo khoai sắn không đủ ấm lòng, đối với anh Nguyễn Quang Trung là một việc làm vô cùng cao quý. Anh đã lần lượt bò đi từng nhà tổ chức lớp học tận nhà, dạy hết lớp này đến lớp khác để xóa mù cho người lớn và thiếu niên nhi đồng trong chiến dịch diệt giặc đói, giặc dốt của khu vực Vĩnh Linh, anh đã xóa mù chữ cho 100 người, anh được công nhận chiến sĩ thi đua của toàn miền Bắc năm 1957, 1958, 1959. Anh vinh dự được cử đi dự Đại hội thi đua Công -Nông- Binh toàn miền Bắc năm 1959 tại Hà Nội, anh vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương cao quý Lao động hạng Nhì và được Thủ tướng Phạm Văn Đồng gặp riêng tại Đại hội". Vì có nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc nên năm 1960 anh Nguyễn Quang Trung được Bộ Giáo dục ưu tiên cho đi chữa bệnh tại Bệnh viện Việt - Xô Hà Nội, đến năm 1961 chữa bệnh xong anh về Ty Giáo dục Đặc khu Vĩnh Linh cho đi bồi dưỡng khóa sư phạm 9 tháng và sau đó tiếp tục dạy bổ túc văn hóa và dạy vỡ lòng cho các cháu trong xã. Lịch sử giáo dục huyện Vĩnh Linh cũng nhấn mạnh sự nghiệp giáo dục của anh Nguyễn Quang Trung: "Năm 1964 anh Nguyễn Quang Trung lại được công nhận chiến sĩ thi đua ngành giáo dục, vinh dự đi dự Đại hội chiến sĩ, anh hùng toàn miền Bắc tại Hà Nội. Thành tích của anh Nguyễn Quang Trung đã làm cả hội nghị xúc động. Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên đã dành cho anh một kỷ niệm sâu sắc, suốt đời không bao giờ quên. Hội nghị kết thúc có bữa cơm liên hoan cho các đại biểu, anh được các anh hùng, chiến sĩ bồng xuống nhà ăn Chính phủ và được ngồi dùng cơm cùng mâm với Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên. Sự trân trọng và ưu ái của Nhà nước và nhân dân dành cho các chiến sĩ diệt dốt (trong đó có anh Nguyễn Quang Trung) đã cống hiến sức lực và trí tuệ cho công cuộc xóa mù chữ cho toàn dân". Tháng 11/1967 chiến tranh phá hoại ác liệt của giặc Mỹ đánh phá hủy diệt Vĩnh Linh, được lệnh của cấp trên anh Nguyễn Quang Trung cùng giáo viên khu vực Vĩnh Linh đi theo "Kế hoạch K10" đưa con em Vĩnh Linh ra Hà Tĩnh tiếp tục dạy học. Tháng 5/1972 anh cùng bà con trong xã trở về quê hương tiếp tục dạy học vỡ lòng và bổ túc văn hóa cho đến tháng 7/1976. Lúc này vì bệnh tật bại liệt, tuổi tác đã cao, sức khỏe quá yếu, đi lại khó khăn, Ty Giáo dục Vĩnh Linh cho anh được nghỉ công tác. Đến thời điểm này anh Nguyễn Quang Trung đã công tác trong ngành giáo dục là 27 năm 7 tháng. Do có nhiều thành tích, công lao đóng góp cho sự nghiệp giáo dục tỉnh nhà nói riêng, ngành Giáo dục Việt Nam nói chung; anh Nguyễn Quang Trung vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì năm 1958, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhì, Bác Hồ tặng huy hiệu "Người tốt việc tốt" của Người năm 1964, một huy hiệu Lê-nin, hai lần được bầu đi dự Đại hội chiến sĩ thi đua, anh hùng toàn miền Bắc (1957 và 1964) tại thủ đô Hà Nội, anh được phong tặng chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, cấp quốc gia liên tục từ năm 1957 -1967. Ngoài ra anh được tặng nhiều bằng khen của Bộ Giáo dục, Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Tổng Công đoàn Lao động Việt Nam và nhiều bằng khen của Quân khu 4, UBHC khu vực Vĩnh Linh. Những thành tích, những cống hiến của anh rất đáng tự hào, rất đáng ghi nhận nên ai ai cũng biết về anh Nguyễn Quang Trung một thời trai trẻ tật nguyền vượt qua mặc cảm để đưa lại kiến thức văn hóa cho hàng trăm con em và người dân quê hương giàu truyền thống cách mạng qua nhiều lứa tuổi, nhưng anh không được hưởng một chế độ phụ cấp nào trong quá trình công tác và sau khi nghỉ dạy học từ năm 1976 cho đến nay. Hiện nay thầy giáo Nguyễn Quang Trung sống trong hoàn cảnh cô đơn, không đi lại được, mọi sinh hoạt phải dựa vào người em, bản thân không có một đồng phụ cấp nào. Do đó thầy đã có đơn xin cấp trên giải quyết chế độ và có hàng chục lời xác nhận của các cấp chính quyền qua nhiều thế hệ (từ cấp xã đến cấp huyện) cùng đồng cảm với thầy Nguyễn Quang Trung tha thiết mong đợi sự quan tâm của các cấp chính quyền, của cơ quan hữu quan từ năm 1996 đến nay. Nhưng hy vọng rồi đến thất vọng, không có một lời hồi âm. Năm tháng qua, thầy giáo Nguyễn Quang Trung ngày một già yếu không đi lại được và ký ức gần 28 năm vui buồn, sướng khổ đã hết lòng vì học sinh thân yêu, vì sự nghiệp xóa mù chữ của ngành giáo dục có lẽ luôn hiện hữu trong thầy. "Ăn quả nhớ người trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn", "Thương người như thể thương thân" -giờ đây thầy Nguyễn Quang Trung sống trong cô đơn, khốn khó như vậy nên rất cần có sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền, đoàn thể, cơ quan hữu quan và các nhà hảo tâm gần xa trên mọi miền đất nước về tinh thần và vật chất để động viên an ủi thầy những năm cuối đời của một "chiến sĩ vô danh", một người thầy đã gắn bó, tận tụy tâm huyết 28 năm vì sự nghiệp giáo dục. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ: Thầy Nguyễn Quang Trung, thôn Thái Lai, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị hoặc Phòng Giáo dục huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Hoàng Đức Chúng


 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Chùm thơ mới của NGUYỄN ĐĂNG QUANG
22:05 16/12/2022

Sinh ra tại xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, mảnh đất nép mình bên dòng sông Vĩnh Định, khi trưởng thành, mặc dù đảm đương nhiều chức vụ được Đảng, ...

Thầy tôi dạy chữ, dạy người
22:20 19/08/2022

Những sinh viên Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Huế đã từng được học thầy Nguyễn Đình Thảng, Phó Chủ nhiệm rồi Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, dạy môn Hán văn ...

Gương sáng thầy giáo vùng cao
02:11 31/10/2024

Đến với xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh hôm nay, ai cũng biết tới thầy giáo Hồ Văn Hoàn (sinh năm 1975), giáo viên Trường PTDTBT Tiểu học xã Vĩnh Ô, bởi trong thời ...

Thầy giáo 32 lần hiến máu tình nguyện
22:11 12/04/2023

Với 32 lần tham gia hiến máu tình nguyện, thầy giáo Nguyễn Văn Anh (sinh năm 1977), Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở (TH&THCS) Vĩnh Tú, huyện ...

Khi thầy giáo là học sinh lớp 7
22:00 06/12/2024

Tuổi đời còn trẻ, vóc dáng nhỏ bé nhưng những điều này lại tỉ lệ nghịch với thành tích, hoạt động mà Đào Xuân Quý, học sinh lớp 7A, Trường Tiểu học và THCS ...

Mười năm, nhớ về người thầy giáo anh hùng
22:45 22/11/2024

Mười năm kể từ khi thầy giáo Hà Công Văn ra đi, trong tôi vẫn chưa nguôi mơ ước về một tượng đài tri ân những thầy cô cắm bản. Sự hy sinh của các thầy cô nơi ...

Thầm lặng giữ rừng ngày xuân

Thầm lặng giữ rừng ngày xuân
10 giờ trước

QTO - Để bảo vệ sự bình yên cho những cánh rừng, lực lượng quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh tạm gác lại niềm vui sum vầy bên gia đình ngày Tết, cần...

Làng lúa bên cạnh làng hoa

Làng lúa bên cạnh làng hoa
10 giờ trước

QTO - Anh bạn tôi lâu ngày về thăm quê nói: “Bạn hãy đưa tôi đến một làng quê có con đường chạy dài giữa bạt ngàn lúa thơm ngát, ở cạnh làng hoa rực rỡ....

Những đứa con ngược Bắc tìm cha ( kỳ 3)

Những đứa con ngược Bắc tìm cha ( kỳ 3)
02:40 17/09/2008

Kỳ cuối:  9 bức thư chưa nối được tình cha con "Cha thương yêu của con. Kể từ ngày con nhận được lá thư đầu tiên của cha đến nay đã hơn 4 năm. Trong 4 năm dài dằng dặc ấy con...

Vượt lên thương tật nuôi con ăn học thành đạt

Vượt lên thương tật nuôi con ăn học thành đạt
02:27 15/09/2008

Nếu ai có dịp về thôn Tân Trại I, xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh sẽ được nghe cán bộ và nhân dân địa phương hết lời khen ngợi vợ chồng thương binh Ngô Văn Truyền và Nguyễn Thị...

Thời tiết

20°C - 25°C
Có mây, không mưa
  • 18°C - 25°C
    Có mây, không mưa
  • 16°C - 21°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long