Cập nhật: Chủ nhật, 30/12/2018 | 13:55 GMT+7

Ba đột phá để nông nghiệp Quảng Trị “cất cánh”

(QT) - Năm 2018 được xác định là năm bản lề đánh dấu nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVI và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội 2015- 2020 của tỉnh. Trong bối cảnh hết sức phức tạp của tình hình thế giới, những khó khăn trong tiến trình hội nhập, phát triển đã đặt ra những thách thức đối với nền kinh tế với mức tăng trưởng chưa thực sự bền vững, nội lực nền kinh tế chậm được cải thiện như tỉnh Quảng Trị. Tuy nhiên, được sự quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ của Trung ương, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, kết thúc năm 2018, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục có những chuyển biến tích cực.

Những đặc sản từ nền nông nghiệp Quảng Trị

Năm 2018 tỉnh Quảng Trị đã hoàn thành đạt và vượt mức 24/24 chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đây là một điểm sáng trong bức tranh kinh tế- xã hội của tỉnh, “gia cố” thêm sự vững chắc của năm bản lề 2018, đồng thời tạo tiền đề rất quan trọng để thực hiện thắng lợi chỉ tiêu, kế hoạch năm 2019, tăng tốc và về đích thắng lợi kế hoạch 5 năm 2015 - 2020 của tỉnh. Nỗ lực đáng ghi nhận là nền kinh tế của tỉnh là đã bắt kịp đà tăng trưởng của cả nước, tốc độ tăng trưởng cao hơn tăng trưởng một số tỉnh liền kề trong khu vực miền Trung. Trong đó, mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay thuộc về lĩnh vực nông nghiệp với chỉ số ấn tượng: 5,56%, GRDP bình quân đầu người năm 2018 ước đạt 43,6 triệu đồng (kế hoạch: 42 triệu đồng). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững.

Những năm qua, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của tỉnh Quảng Trị đã tạo một dấu ấn đậm nét trong tiến trình phát triển gắn với ba đột phá quan trọng. Ba đột phá này liên quan đến việc thứ nhất là vận dụng linh hoạt chính sách đất đai trong sử dụng, liên kết đầu tư, phát triển nông nghiệp; thứ hai là cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; xác định được “sản nghiệp” chủ lực “sáu cây, hai con” cho giai đoạn 2017-2010, có định hướng đến năm 2025 (gồm hồ tiêu, cà phê chè, cao su, gỗ nguyên liệu, cây dược liệu, cây lúa và con bò, con tôm ), gắn với chuỗi giá trị sản phẩm trong nông nghiệp từ sản xuất đến chế biến, bảo quản và thị trường phân phối, tiêu thụ. Đột phá thứ ba là xây dựng kết cấu hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn. Ba đột phá này hiện đã có bước khởi động và đem lại hiệu quả tích cực.

Trên thực tế ở một số nơi trong tỉnh, hộ nông dân đã tiến hành góp đất để thực hiện dự án, cho nhà nước thuê đất để nhà nước cho doanh nghiệp thuê lại đất với mục đích hai bên đều có lợi. Quá trình liên kết giữa doanh nghiệp và các hộ nông dân trong sản xuất nông nghiệp cũng đã được xác định theo cam kết doanh nghiệp hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp giống, vật tư đầu vào, bao tiêu sản phẩm, còn người nông dân tiếp tục sản xuất, canh tác trên đất đai mà họ được giao quyền sử dụng. Bên cạnh đó, các địa phương tiếp tục thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa, đẩy nhanh quá trình tập trung tích tụ ruộng đất gắn với quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

Hiện tỉnh đã đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực, có chính sách hỗ trợ phát triển. Chuyển dần sản xuất nông nghiệp phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu; đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao vào sản xuất; nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. Nâng cao chất lượng sản xuất, cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản. Tăng cường đào tạo nghề cho nông dân. Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm nông nghiệp chủ lực có lợi thế như lúa chất lượng cao, cao su, cà phê, tiêu, gỗ rừng trồng …Phát triển một số cây ăn quả có hiệu quả cao, thử nghiệm để có cơ sở nhân rộng cây mắc ca và một số cây trồng mới. Đặc biệt năm 2018 các cây trồng, vật nuôi chủ lực ứng dụng công nghệ mới, công nghệ sạch đã tạo hiệu quả về năng suất, chất lượng, giá trị, tạo điều kiện để xây dựng thương hiệu một số nông sản Quảng Trị. Hình thành chuỗi giá trị bằng các hình thức liên doanh, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản. Thu hút đầu tư, phát triển sản xuất ở địa bàn nông thôn. Chương trình xây dựng nông thôn mới được thực hiện tích cực và vượt kế hoạch đề ra.

Kết cầu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn được đầu tư, đồng bộ, đặc biệt hệ thống thủy lợi cơ bản đảm bảo tưới tiêu chủ động cho diện tích đất lúa 2 vụ cũng là bước đột phá quan trọng. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 131 hồ chứa nước các loại phục vụ tưới cho hơn 25.000 ha đất canh tác, nuôi trồng thủy sản và cấp nước sinh hoạt. Trong đó có nhiều hồ chứa lớn như các hồ: Thủy lợi Thủy điện Quảng Trị, Trúc Kinh, Hà Thượng, Bảo Đài, La Ngà… mang lại nhiều lợi ích to lớn, phục vụ đa mục tiêu như cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, cải tạo môi sinh môi trường, ngoài ra còn có nhiệm vụ cắt lũ bảo đảm an toàn cho hạ du.

Nhờ có ba đột phá như đã nêu ở trên, trong giai đoạn 2013-2018, nông nghiệp Quảng Trị có phát triển khá toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực trước mắt và lâu dài. Trong những năm gần đây, sản lượng lương thực đã đạt 28,8 vạn tấn; kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề. Đặc biệt, tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với doanh nghiệp đã hình thành nên một nền nông nghiệp sạch, hữu cơ, gắn hiệu quả kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái. Một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh đã xác lập được thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước như: Gạo hữu cơ Quảng Trị, cà phê Khe Sanh, hồ tiêu Quảng Trị; cà gai leo, tinh bột nghệ… Đây là những sản phẩm thể hiện ba yếu tố chính của sự phát triển nông nghiệp bền vững: Đảm bảo an ninh lương thực; an ninh môi trường và lợi thế xuất khẩu mà tỉnh Quảng Trị đang hướng tới.

Đào Tâm Thanh



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Cơ hội để Quảng Trị cất cánh
22:10 30/06/2024

Những ngày này, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Quảng Trị đang chờ đón các sự kiện: Lễ hội Vì Hòa bình, Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021 ...

Nỗ lực thu hồi nợ thuế

Nỗ lực thu hồi nợ thuế
8 giờ trước

QTO - Cùng với việc quản lý tốt nguồn thu, ngành Thuế tỉnh đã và đang chủ động phối hợp với các đơn vị, địa phương quyết liệt thực hiện đồng bộ nhiều giải...

Thu hút đầu tư để phát triển

Thu hút đầu tư để phát triển
11:22 tối Thứ 6

QTO - Xã Triệu Phong hiện có 2 cụm công nghiệp (CCN) là Ái Tử và Đông Ái Tử với hàng chục doanh nghiệp đang hoạt động ổn định. Bước sang giai đoạn mới, địa...

“Trả nợ” rừng để giữ lấy ấm no

“Trả nợ” rừng để giữ lấy ấm no
10:05 tối Thứ 6

QTO - Thường xuyên cấu kết với các đầu nậu để chặt phá nhiều ha cây gỗ quý, tham gia bẫy, bắt các loài muông thú ở rừng Động Châu - khe Nước Trong...,...

Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội
10:10 tối Thứ 5

QTO - Xã Tuyên Hóa được thành lập trên cơ sở hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 4 xã: Tiến Hóa, Châu Hóa, Cao Quảng và Văn Hóa (huyện...

POWERED BY
Việt Long