Cập nhật:  GMT+7

Âm vang đường Hồ Chí Minh (Bài cuối)

Bài cuối: Màu xanh trên con đường mang tên Bác (QT) - Chiến tranh kết thúc, Bắc- Nam sum họp một nhà, cả nước ta bước vào thời kì khôi phục và xây dựng đất nước. Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tuyến đường vận tải trên dãy Trường Sơn được nghiên cứu quy hoạch lại, hình thành một tuyến đường xuyên Việt thứ 2 sau quốc lộ 1A. Con đường mòn thô sơ ngày nào giờ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và du lịch dọc theo hành lang phía tây đất nước. >>> Âm vang đường Hồ Chí Minh (Bài 1) >>> Âm vang đường Hồ Chí Minh (Bài 2) >>> Âm vang đường Hồ Chí Minh (Bài 3) >>> Âm vang đường Hồ Chí Minh (Bài 4) Để ngăn cản sự chi viện của miền Bắc cho đấu tranh giải phóng ở miền Nam Việt Nam, Mỹ - ngụy đã tổ chức đánh phá ác liệt tuyến vận tải quân sự của ta. Tổng cộng, chúng đã sử dụng khoảng 733 ngàn lượt máy bay, rải xuống Trường Sơn hơn 3 triệu tấn bom đạn, hàng ngàn tấn chất độc hóa học. Đặc biệt tại Quảng Trị, Mỹ còn đầu tư xây dựng hệ thống hàng rào điện tử Mc.Namara trị giá hơn 2 tỉ đô la Mỹ kéo dài từ Cửa Việt đến đường 9, sang tận biên giới Việt - Lào.

Khu di tích sân bay Tà Cơn thu hút rất nhiều khách du lịch

Chiến tranh kết thúc, trên mảnh đất này vẫn còn hàng triệu quả mìn, bom nằm im trong lòng đất, sẵn sàng cướp đi sinh mạng của những người dân vô tội. Theo thống kê, Quảng Trị có hơn 390.000 ha đất đai bị ô nhiễm bom mìn, chiếm hơn 80% diện tích toàn tỉnh. Và như thế, những tiếng nổ khô khốc và lạnh lùng vẫn tiếp tục rung lên cả trong thời bình, hàng ngàn người trở thành nạn nhân, trong đó có rất nhiều em nhỏ. Tàn khốc là vậy, nhưng núi rừng Trường Sơn vẫn đang chuyển mình từng ngày, con đường vận tải chiến lược năm xưa nay đã trở thành đường Hồ Chí Minh hùng vĩ, là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt của các bản làng. Sự nghèo đói và lạc hậu đang dần trở thành quá vãng ở những nơi tuyến đường này đi qua. Theo tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh tây, chúng tôi có mặt tại các xã phía bắc huyện Hướng Hóa. Cách đây chừng 20 năm, huyện Hướng Hóa vẫn còn nhiều gian khó, đặc biệt là các xã Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Phùng, Hướng Sơn và Hướng Linh do đường sá chưa được mở mang, kinh tế - xã hội chưa phát triển được, người dân vẫn thụ động trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tỷ lệ hộ đói nghèo đạt xấp xỉ 70%, nhiều trẻ em không có điều kiện đến trường… Thế nhưng từ khi con đường Hồ Chí Minh nhánh tây được xây dựng, nơi đây đã có nhiều đổi khác. Được sự định hướng từ phía chính quyền, sự giúp đỡ của các chiến sĩ Đoàn KT-QP 337, người dân nơi đây bắt tay vào trồng cà phê. Hàng trăm héc ta đất được khai khẩn, làn sóng kinh tế mới ồ ạt đổ về đây đã vượt qua những khó khăn ban đầu để ổn định cuộc sống và làm giàu trên vùng đất mới. Dọc theo con đường Hồ Chí Minh giờ đây là những rẫy cà phê bạt ngàn, những ngọn đồi phủ kín bời lời, những nhà máy tiêu thụ cà phê đã được xây dựng đảm bảo đầu ra cho bà con. Ông Hồ Sấp, trú tại thôn Ma Lai, xã Hướng Phùng, Hướng Hóa, một trong những người đi tiên phong trong phong trào trồng cà phê cười mãn nguyện: “Cũng nhờ có đường xe ô tô lên đây nên việc thu mua cà phê cũng dễ dàng hơn, chứ trước đây bà con chỉ biết trồng lúa rẫy thôi”. Tạm chia tay với những ngọn đồi phủ xanh cà phê và bời lời ở các xã miền núi bắc Hướng Hóa, chúng tôi lại tiếp tục hành trình theo tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh đông để đến thị trấn Bến Quan của huyện Vĩnh Linh, một đô thị trẻ giàu tiềm năng đang từng ngày đổi mới. Dọc theo tuyến đường từ Cam Lộ đến Vĩnh Linh, chúng tôi được tận mắt chứng kiến vẻ đẹp của những rừng cao su chạy dọc đến tận chân trời. Được thành lập cách đây chưa đầy 20 năm dựa trên nền tảng là Nông trường Quyết Thắng, nên Bến Quan đặc biệt chú trọng đến phát triển cây công nghiệp và trồng rừng, đem lại những hiệu quả nhất định. Trò chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Tuân, Bí thư Đảng ủy thị trấn phấn khởi cho biết: “Bến Quan có lợi thế lớn về đất đai, thổ nhưỡng để phát triển cây cao su và trồng rừng. Với việc nâng cấp tuyến đường Hồ Chí Minh cũng như tỉnh lộ 7, việc giao thương diễn ra thuận lợi hơn”. Một điều may mắn nữa của Bến Quan là vào năm 2013, khi bão Wutip tàn phá miền Trung, hàng ngàn héc ta cao su bị gãy đổ thì nhờ nằm sâu trong nội địa, diện tích cao su của Bến Quan không bị thiệt hại quá nặng nề. Dẫn chúng tôi đi thăm rừng cao su của bà con, ông Tuân cho biết hiện nay tổng diện tích cao su toàn thị trấn là 1.769 ha/1.151 hộ dân, ngoài ra còn trồng hơn 1.000 ha tràm, mang lại thu nhập bình quân lên đến 32 triệu đồng/người/năm, một con số đáng ghi nhận. Nhưng điều quan trọng là nhân dân và chính quyền cùng đồng lòng, sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau trong các chương trình, chính sách. Như công trình nhà văn hóa được khánh thành vào năm 2013 với số vốn đầu tư là 1,2 tỉ đồng, hoàn toàn do người dân tự nguyện đóng góp. Công trình cổng chào trên tuyến tỉnh lộ 7 đang được xúc tiến với vốn dự kiến 700 triệu đồng cũng đều nhờ vào nhân dân cả”, ông Tuân nhấn mạnh. Ông Tuân còn nói rất nhiều về một Bến Quan giàu đẹp trong tương lai gần, rằng tới đây khi mở rộng địa giới hành chính thêm 500 ha nữa (diện tích hiện tại của Bến Quan khoảng 430 ha), những rừng cây sẽ tiếp tục được trồng dọc theo con đường từng một thời là tuyến lửa, và màu xanh sẽ phủ đầy trên đất thép anh hùng. Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Dũng, bạn thời đại học gọi điện cho tôi, muốn nhờ tôi làm hướng dẫn viên du lịch cho nhóm bạn mình trong chuyến hành trình du lịch bụi dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, từ ngã 3 Khe Gát, Quảng Bình đến Thạch Mỹ, Quảng Nam. Đã lâu lắm rồi không gặp bạn cũ, lại đang dịp nghỉ lễ và có thể tự hào giới thiệu cho bạn bè nét đẹp nơi mình sinh sống, tôi nhận lời. Chinh phục đường Hồ Chí Minh là một trải nghiệm thú vị mà bất cứ dân “phượt” nào cũng một lần mong muốn thực hiện. “Phượt” về bản chất là một chuyến đi du lịch, nhưng thay vì đi theo tour, được sắp xếp ăn nhà hàng, ngủ khách sạn thì bạn phải tự lên lịch trình, tự chọn lấy địa điểm nghỉ ngơi. Với một chiếc ba lô, 1 xe máy hay ô tô, bạn sẽ được tận hưởng cảm giác phiêu lưu và tự do, để có thể trưởng thành hơn trong mỗi chuyến đi. Phải nói rằng núi rừng Trường Sơn như có một ma lực hấp dẫn kì lạ, đó là những cung đường hiểm trở đầy những chiến công hiển hách, những vẻ đẹp hoang dã, kỳ vĩ với núi non trùng điệp. Hãy lái xe trên đỉnh Trường Sơn, nghe những bài hát thời chiến tranh, uống nước suối và ăn lương khô, bạn sẽ thấy đất nước ta hùng vĩ đến mức nào. Trên tuyến đường Hồ Chí Minh là một loạt những địa danh như Ngã ba Đồng Lộc, Phong Nha - Kẻ Bàng, Cầu treo Bến Tắt, Nghĩa trang Trường Sơn… có nhiều tiềm năng du lịch, tổ chức các chương trình du lịch về nguồn, thăm lại chiến trường xưa, góp phần tăng nguồn thu cho đất nước, phát triển vùng sâu, vùng xa, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số dọc Trường Sơn. Theo như hẹn trước, tôi đón nhóm tại đường vào sân bay Tà Cơn để giới thiệu cho các bạn một trong những chiến trường khốc liệt nhất trong trong những năm 1967 - 1968. Nhóm bạn của Dũng đều còn rất trẻ, có người chưa đến 20 tuổi, đang là sinh viên đại học, tất cả đều mang áo in hình cờ đỏ sao vàng và gắn quốc kì ở đầu xe. Tiếp xúc với họ, tôi nhận ra rằng họ không chỉ yêu du lịch mà còn yêu và muốn khám phá đất nước, khám phá lịch sử anh hùng của dân tộc. Hành trình Trường Sơn là một trải nghiệm quý giá. Rời Tà Cơn, nhóm chúng tôi tiếp tục ghé thăm Thành Cổ Quảng Trị, Địa đạo Vịnh Mốc và thắp hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn... Một thành viên xúc động chia sẻ với cả đoàn khi đứng dưới chân Thành Cổ: “Hành trình hôm nay là một điều may mắn, không phải vì chúng ta được đi mà bởi vì chúng ta được đi trong hòa bình. Hòa bình đó có được bởi có những người đã hi sinh tuổi thanh xuân và xương máu”. Chia tay nhóm bạn trẻ tại Quảng Trị, tôi chúc các bạn thượng lộ bình an trên hành trình tiếp theo của mình. Phải, đất nước ta tươi đẹp lắm, những người trẻ tuổi nếu có cơ hội thì hãy lên đường để cảm nhận nhân dân ta đã kiên cường đến nhường nào; đi để ngày càng thêm yêu đất nước, để nhận ra trách nhiệm mà cha ông ta đã để lại cho mỗi người, để sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trước bất kì kẻ thù hùng mạnh nào. Bài, ảnh: MINH HIỂN



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

“Chữa lành” bằng tình yêu thương

“Chữa lành” bằng tình yêu thương
2024-05-11 05:00:00

QTO - Từ Hàn Quốc, một nhóm tình nguyện viên gồm 9 bạn trẻ đã đến Quảng Trị để cắt tóc, làm đẹp cho các phụ huynh, trẻ em khuyết tật. Tuy giản dị nhưng...

Những trang thư không im lặng

Những trang thư không im lặng
2024-05-04 05:00:00

QTO - Chiến tranh ngày càng ác liệt trên chiến trường Quảng Trị nên thời gian bên nhau của Tiểu đội trưởng Hoàng Văn Kiệm với người vợ mới cưới không được...

Âm vang đường Hồ Chí Minh (Bài 3)

Âm vang đường Hồ Chí Minh (Bài 3)
2014-05-21 16:25:07

Bài cuối: Đánh thức tiềm năng du lịch(QT) - Cuối năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt “Di tích lịch sử Đường Trường Sơn-Đường Hồ...

Âm vang đường Hồ Chí Minh (Bài 2)

Âm vang đường Hồ Chí Minh (Bài 2)
2014-05-20 06:09:12

* Bài 2: Sức sống mới trên đường Trường Sơn (QT) - Hơn 10 năm trước, khi Hoàng Trung Thông bày tỏ ý định rời quê đến thực hiện giấc mơ làm giàu ở Làng thanh niên lập nghiệp Tây...

Âm vang đường Hồ Chí Minh (Bài 1)

Âm vang đường Hồ Chí Minh (Bài 1)
2014-05-19 16:39:44

Bài 1: Khe Hó, điểm khởi đầu con đường huyền thoại (QT) - Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh trở thành con đường huyền thoại, đi vào lịch...

Đời thợ cốp pha

Đời thợ cốp pha
2014-05-17 12:18:14

(QT) - Anh Dũng điện thoại báo tin: “Tụi anh đang thi công cốp pha mái tầng hai một căn nhà trên đường Hùng Vương, chú muốn tìm hiểu thì đến đây”. Dẫu đang trên đường đi công...

Những khúc hát ru giữa đại ngàn

Những khúc hát ru giữa đại ngàn
2014-05-12 09:43:58

(QT) - Trong cuộc sống hiện đại, khi những lời hát ru ngày nào đang có xu hướng mai một dần thì ở giữa chốn đại ngàn miền Tây Quảng Trị, tiếng hát ru vẫn ngân vang trên nương...

Có một Điện Biên huyền thoại

Có một Điện Biên huyền thoại
2014-05-11 12:27:24

(QT) - Mường Phăng bây giờ đã khác trước nhiều. Bản làng như được thay da đổi thịt bởi những nếp nhà sàn khang trang lợp ngói đỏ. Ở khu hướng dẫn du lịch Mường Phăng có nhiều...

Vào rừng săn ốc đá

Vào rừng săn ốc đá
2014-05-09 08:37:11

(QT) - Cái nắng bỏng rát đầu hè khiến bước chân đồng bào vùng cao thêm nặng trĩu mỗi khi lên nương. Vì lẽ mưu sinh, người dân chuyển sang kiếm sống vào ban đêm và gắn bó với...

Ra biển làm nghề “độc”

Ra biển làm nghề “độc”
2014-05-09 08:36:59

(QT) - Trong khi nhiều ngư dân xã Gio Việt, thị trấn Cửa Việt (huyện Gio Linh, Quảng Trị) chạy đôn, chạy đáo vay tiền ngân hàng để đầu tư đóng mới tàu, thuyền có công suất lớn,...

Sức sống trên cao nguyên đá (Kỳ cuối)

Sức sống trên cao nguyên đá (Kỳ cuối)
2014-05-09 08:36:47

>>> Sức sống trên cao nguyên đá (Kỳ 1)(QT) - Thiêng liêng núi Rồng Lũng Cú Mãi đến buổi chiều, chúng tôi mới đến được xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, điểm cực Bắc của Tổ...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết