Cập nhật:  GMT+7

Âm vang đường Hồ Chí Minh (Bài 4)

Bài 4: Những nhân chứng lịch sử

(QT) - Họ là những người đã trực tiếp sống và chiến đấu trên tuyến đường vận tải chiến lược. 55 năm đã trôi qua, nhưng họ vẫn giữ mãi trong tim mình những kí ức hào hùng của một thời lửa đạn. >>> Âm vang đường Hồ Chí Minh (Bài 1) >>> Âm vang đường Hồ Chí Minh (Bài 2) >>> Âm vang đường Hồ Chí Minh (Bài 3) Chúng tôi gặp Thiếu tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Bá Tòng khi ông đến Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn thắp hương tưởng niệm các đồng đội cũ. Là một vị tướng kinh qua hàng trăm trận đánh vào sinh ra tử, nhưng ông để lại trong chúng tôi ấn tượng sâu sắc bằng cái nhìn hiền hậu và cách trò chuyện thân mật, gần gũi. Thiếu tướng Nguyễn Bá Tòng sinh năm 1946, quê gốc ở Hà Nam, năm 19 tuổi ông nhập ngũ và trở thành chiến sĩ của Đại đội 100 Pháo cao xạ của Quân khu miền Bắc bảo vệ vùng trời Tổ quốc. Từ năm 1965 đến năm 1968, ông đã trải qua hàng trăm trận đánh quần thảo với máy bay Mỹ và cùng đồng đội lập những chiến công xuất sắc. Năm 1969, ông được lệnh điều động bổ sung cho Trung đoàn công binh 98 Trường Sơn và gắn bó với Trường Sơn cho đến tận hôm nay.

Thiếu tướng Nguyễn Bá Tòng thắp hương tưởng nhớ đồng đội

Từ bộ đội phòng không trở thành bộ đội công binh, ông cũng có đôi chút lạ lẫm. Nhưng chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, ông kiên trì học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước và ra sức chiến đấu bởi dù công tác ở đơn vị nào thì cũng chỉ hướng tới nhiệm vụ lớn duy nhất: Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Những năm chiến đấu ở Trường Sơn, Thiếu tướng Nguyễn Bá Tòng đặc biệt gắn bó với mảnh đất Quảng Trị. Tại đây, đơn vị của ông đã trực tiếp tham gia mở rộng tuyến đường 9; xây dựng đường đi Sa Trầm. Ông chia sẻ: "Những con đường được dựng lên vững chắc. Nhiều đồng đội của tôi đã nằm lại Trường Sơn vĩnh viễn, có chiến sĩ hy sinh ngay trên vai tôi khiến tôi không thể nào quên". Có lần đơn vị của ông làm nhiệm vụ tại sông Sê Băng Hiêng thì bị máy bay địch vây hãm. Những người lính công binh nấp vào trong một hang đá nhưng chúng vẫn ném bom hết sức dữ dội. Bản thân Thiếu tướng Nguyễn Bá Tòng cũng bị thương nặng, đến nay một mảnh bom vẫn nằm trong vai ông không cách nào lấy ra được. Những lần bị thương đó không khiến ông sờn lòng, trái lại trên chiến trường ông nổi tiếng về sự gan dạ và mưu trí. Chuyện là năm 1970, trung đội của ông nhận nhiệm vụ mở tuyến đường Sa Trầm nhằm phục vụ cho việc chuẩn bị đánh lớn vào năm 1971 tại khu vực đường 9- Nam Lào. Đang lúc làm đường thì một chiếc máy bay của địch vờn qua vờn lại trên đầu. Nhận thấy chiếc máy bay bay khá thấp, ông liền dùng AK bắn liên tục trúng thân máy bay khiến phi công phải lái máy bay bỏ chạy và đã bị rơi sau đó. Một lúc sau, máy bay phản lực và trực thăng của địch đến chi viện, ông cùng các đồng đội đã dùng 2 khẩu 12 ly 7 và 1 khẩu đại liên chiến đấu với hàng chục máy bay địch trong suốt 6 giờ đồng hồ (Từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều). Kết thúc trận đánh, phía đơn vị ông chỉ bị phá hỏng một khẩu 12 ly 7 nhưng cũng tạo đủ hỏa lực ép địch phải rút về. Sau trận đánh, đơn vị ông được cấp trên khen thưởng vì lối đánh táo bạo, dũng cảm vì đã thu hút được một lượng lớn máy bay và bom đạn địch, ngoài ra còn bắn rơi được một máy bay mà không phải chịu bất cứ thiệt hại về quân số nào. Một điều mà Thiếu tướng Nguyễn Bá Tòng vẫn mãi khắc ghi, đó là tấm lòng của đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống dọc theo dãy Trường Sơn. Ông còn nhớ có những bà mẹ người Pa Kô sáng nào cũng đem cơm sang nuôi bộ đội làm đường, trong khi ở nhà mẹ chỉ ăn sắn; đó là anh thanh niên hăng hái dỡ nhà cho bộ đội làm đường qua. Lặng một phút, ông xúc động nói: "Những người lính Trường Sơn chúng tôi vẫn luôn biết ơn bà con đồng bào dân tộc thiểu số, dù đời sống còn rất nhiều khó khăn, vất vả nhưng sẵn sàng nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ bộ đội và cũng chịu sự hi sinh mất mát. Chính nhờ những đóng góp to lớn đó mà chúng ta đã có được chiến thắng ngày hôm nay". Trong những ngày cả nước hướng về kỉ niệm 55 năm ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn, chúng tôi tìm đến thăm Đại tá Lê Kim Thơ, hiện là Trưởng Ban liên lạc Truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh Quảng Trị. Ngôi nhà nhỏ trên đường Thái Phiên (TP Đông Hà) được bố trí gọn gàng, trên bàn làm việc đặt rất nhiều tài liệu, sách, ấn phẩm về Trường Sơn. Là thương binh hạng 4/4 nhưng ông vẫn ra sức làm tốt nhiệm vụ trong thời bình, đó là kết nối những người lính Trường Sơn tại Quảng Trị. Nhắc đến những năm tháng chiến đấu tại Trường Sơn, ông nhớ lại: "Tôi nhập ngũ năm 1966, đến năm 1968 thì được lệnh điều động vào Trường Sơn chiến đấu tại Trung đoàn 21 thuộc Cục Tham mưu công trình, Đoàn 559. Lúc đó những tân binh chúng tôi đều khí thế hừng hực dù biết rằng chiến tranh sẽ rất khốc liệt". Sau một thời gian dài chiến đấu tại Trung đoàn 21, ông được giao nhiệm vụ chỉ huy một đại đội thuộc Phòng Kỹ thuật xe, máy, Cục Tham mưu công trình, Bộ Tư lệnh Đoàn 559. Đơn vị ông có nhiệm vụ phụ trách máy móc, kỹ thuật đảm bảo giao thông vận chuyển, mở đường, khắc phục lấp hố bom để xe chạy, phá bom nổ chậm, bom từ trường. Lúc này, Trường Sơn đã củng cố và phát triển từ gùi thồ hàng sang giai đoạn mở đường vận tải để những chuyến xe chở hàng hóa, trang bị vũ khí và con người ngày đêm qua lại đi vào chiến trường miền Nam. Đó cũng là những năm tháng Trường Sơn bị đánh phá ác liệt nhất. “Ngày nào, giờ nào máy bay Mỹ vẫn bay trên trời, tiếng bom nổ không lúc nào ngớt nhưng không gì có thể ngăn cản được bước chân hành quân của bộ đội ta”, ông Thơ cho biết. Trong quãng thời gian đó, bản thân ông đã không ít lần đối mặt với sinh tử khi bị thương đến 7 lần, nhưng không lần nào bom đạn của kẻ thù có thể khuất phục được ý chí kiên cường của người chiến sĩ trẻ. Hiện nay trong người ông có 3 mảnh bom cắm thẳng vào vị trí xương sống, luôn khiến ông đau nhức mỗi khi trái gió trở trời, nhưng ông vẫn lạc quan: "So với những hi sinh của đồng đội, tôi bị thương như thế này vẫn còn may mắn, dù là thương binh nhưng sức khỏe vẫn đảm bảo, vẫn tham gia hoạt động với bà con lối xóm hay các cựu chiến binh". Lạc quan là vậy, nhưng thẳm sâu trong ông vẫn không thể nào quên được những hi sinh, mất mát của đồng đội. Trò chuyện với chúng tôi, ông chậm rãi kể: Vào khoảng 7 giờ sáng ngày 15/7/1972, trong lúc đơn vị ông đang thực hiện nhiệm vụ thì 1 tốp máy bay B52 bất ngờ xuất hiện và ném bom thẳng vào sở chỉ huy đơn vị khiến nhiều chiến sĩ của ta hi sinh, ông và nhiều người khác cũng bị thương. Đến 11 giờ, trong lúc đơn vị đang xẻ gỗ làm quan tài cho những người đã hy sinh thì lại một nhóm 3 chiếc B52 quay lại tiếp tục ném bom... "Sau trận ném bom này đơn vị chúng tôi có 56 chiến sĩ hi sinh và bị thương, đến nay tôi vẫn không thể nào quên được. Hàng ngàn quả bom từ trên trời rơi xuống cày nát cả cánh rừng, hầm hào cũng bị đánh sập, đau lòng nhất là nhiều chiến sĩ hi sinh mà không còn nguyên vẹn thân thể", Đại tá Lê Kim Thơ nhớ lại. Biến đau thương thành sức mạnh, trong ngày hôm đó dù cấp trên cho phép ông lui về tuyến sau dưỡng thương nhưng ông vẫn kiên định, đề nghị lãnh đạo cho phép ông tiếp tục ở lại chiến đấu. Về sau ông lập nên nhiều chiến công, được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều huân chương, danh hiệu. Ông trầm ngâm: "Để có hòa bình hôm nay, dân tộc ta đã phải hi sinh không ít. Cựu chiến binh chúng tôi vẫn thường nhắc nhở con cháu rằng phải biết quý lấy hòa bình, tự do đang được hưởng và luôn tưởng nhớ đến những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì đất nước". Bài, ảnh: MINH HIỂN



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

“Chữa lành” bằng tình yêu thương

“Chữa lành” bằng tình yêu thương
2024-05-11 05:00:00

QTO - Từ Hàn Quốc, một nhóm tình nguyện viên gồm 9 bạn trẻ đã đến Quảng Trị để cắt tóc, làm đẹp cho các phụ huynh, trẻ em khuyết tật. Tuy giản dị nhưng...

Những trang thư không im lặng

Những trang thư không im lặng
2024-05-04 05:00:00

QTO - Chiến tranh ngày càng ác liệt trên chiến trường Quảng Trị nên thời gian bên nhau của Tiểu đội trưởng Hoàng Văn Kiệm với người vợ mới cưới không được...

Âm vang đường Hồ Chí Minh (Bài 3)

Âm vang đường Hồ Chí Minh (Bài 3)
2014-05-21 16:25:07

Bài cuối: Đánh thức tiềm năng du lịch(QT) - Cuối năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt “Di tích lịch sử Đường Trường Sơn-Đường Hồ...

Âm vang đường Hồ Chí Minh (Bài 2)

Âm vang đường Hồ Chí Minh (Bài 2)
2014-05-20 06:09:12

* Bài 2: Sức sống mới trên đường Trường Sơn (QT) - Hơn 10 năm trước, khi Hoàng Trung Thông bày tỏ ý định rời quê đến thực hiện giấc mơ làm giàu ở Làng thanh niên lập nghiệp Tây...

Âm vang đường Hồ Chí Minh (Bài 1)

Âm vang đường Hồ Chí Minh (Bài 1)
2014-05-19 16:39:44

Bài 1: Khe Hó, điểm khởi đầu con đường huyền thoại (QT) - Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh trở thành con đường huyền thoại, đi vào lịch...

Đời thợ cốp pha

Đời thợ cốp pha
2014-05-17 12:18:14

(QT) - Anh Dũng điện thoại báo tin: “Tụi anh đang thi công cốp pha mái tầng hai một căn nhà trên đường Hùng Vương, chú muốn tìm hiểu thì đến đây”. Dẫu đang trên đường đi công...

Những khúc hát ru giữa đại ngàn

Những khúc hát ru giữa đại ngàn
2014-05-12 09:43:58

(QT) - Trong cuộc sống hiện đại, khi những lời hát ru ngày nào đang có xu hướng mai một dần thì ở giữa chốn đại ngàn miền Tây Quảng Trị, tiếng hát ru vẫn ngân vang trên nương...

Có một Điện Biên huyền thoại

Có một Điện Biên huyền thoại
2014-05-11 12:27:24

(QT) - Mường Phăng bây giờ đã khác trước nhiều. Bản làng như được thay da đổi thịt bởi những nếp nhà sàn khang trang lợp ngói đỏ. Ở khu hướng dẫn du lịch Mường Phăng có nhiều...

Vào rừng săn ốc đá

Vào rừng săn ốc đá
2014-05-09 08:37:11

(QT) - Cái nắng bỏng rát đầu hè khiến bước chân đồng bào vùng cao thêm nặng trĩu mỗi khi lên nương. Vì lẽ mưu sinh, người dân chuyển sang kiếm sống vào ban đêm và gắn bó với...

Ra biển làm nghề “độc”

Ra biển làm nghề “độc”
2014-05-09 08:36:59

(QT) - Trong khi nhiều ngư dân xã Gio Việt, thị trấn Cửa Việt (huyện Gio Linh, Quảng Trị) chạy đôn, chạy đáo vay tiền ngân hàng để đầu tư đóng mới tàu, thuyền có công suất lớn,...

Sức sống trên cao nguyên đá (Kỳ cuối)

Sức sống trên cao nguyên đá (Kỳ cuối)
2014-05-09 08:36:47

>>> Sức sống trên cao nguyên đá (Kỳ 1)(QT) - Thiêng liêng núi Rồng Lũng Cú Mãi đến buổi chiều, chúng tôi mới đến được xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, điểm cực Bắc của Tổ...

Sức sống trên cao nguyên đá (Kỳ 1)

Sức sống trên cao nguyên đá (Kỳ 1)
2014-05-08 06:35:21

(QT) - Cách đây 10 năm lên thăm Hà Giang, mong ước của tôi là được lên thăm Cao nguyên đá Đồng Văn và Cột cờ Lũng Cú, mảnh đất địa đầu của Tổ quốc. Nhưng dịp ấy đang là mùa...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết