Cập nhật: Thứ 6, 24/04/2015 | 10:04 GMT+7

Âm nhạc và đời sống

(QT) - Âm nhạc là một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Đó là loại hình nghệ thuật dùng âm thanh làm phương tiện biểu hiện hình tượng nghệ thuật nhằm phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan, trình độ phát triển đời sống cộng đồng xã hội, cùng những nét riêng trong đời sống tinh thần của người nghệ sĩ. Ngôn ngữ của âm nhạc có tính trừu tượng cao (khác tư duy trừu tượng của khoa học và triết học) vốn là một thế mạnh trong việc gợi lên hình tượng nghệ thuật và làm cho hình tượng nghệ thuật “dội” thẳng vào con tim, trước khi “vọng” lên trí óc của người thưởng thức . Người sáng tác tổ chức các âm thanh nhạc một cách chặt chẽ theo một hệ thống khúc thức lôgíc để phản ánh sự đa dạng, phong phú của cuộc sống cũng như đời sống nội tâm của con người. Hệ thống ngôn ngữ ấy được sống dậy trong âm điệu và nhịp điệu thông qua biểu diễn của người nghệ sĩ, phản ánh một cách lành mạnh hiện thực cuộc sống và tâm tư tình cảm con người, tạo nên sự đồng điệu với văn hoá của người thưởng thức âm nhạc, hướng họ vào thế giới nội tâm, lý tưởng, tình cảm trong sáng, tâm hồn cao thượng để vươn tới tương lai tươi đẹp.

Văn công biểu diễn phục vụ bộ đội tại đảo Trường Sa Lớn - Ảnh: PV

Cũng như các bộ môn nghệ thuật khác, với sức mạnh diễn cảm lớn lao, âm nhạc thể hiện tất cả những gì gắn liền với cuộc sống của con người như niềm vui, nỗi đau khổ, đấu tranh sinh tồn, chí hướng, ước mơ hạnh phúc... Âm nhạc phản ảnh các khía cạnh khác nhau của thực tại trước hết thông qua việc khai thác thế giới nội tâm, suy tư và tình cảm của con người. Nét đặc trưng điển hình cũng là một trong những ưu thế nổi bật của âm nhạc là khi phản ánh quá trình phát triển và chuyển biến không ngừng từ trạng thái này sang trạng thái khác của tình cảm, nó có khả năng truyền đạt những sắc thái tinh tế nhất, gây ấn tượng vô cùng sâu sắc cho người nghe. Âm nhạc gắn liền mọi khoảnh khắc, mọi giai đoạn của đời người, từ lúc chào đời đến khi giã từ cuộc sống, là hiện tượng không thể thiếu trong đời sống cộng đồng. Đó là những khúc hát ru thuở ban đầu; những bài đồng dao khi khôn lớn, những bài hát vui, dí dỏm trong các trò chơi trẻ thơ; những bài hát giao duyên, tỏ tình khi trưởng thành; những bài ca sinh hoạt; những bài nhạc hiệu xuất trận; những bài hát trong lao động, học tập và những khúc hát tiễn đưa con người trở về với cát bụi… Từ xa xưa, khi biết lao động, con người thường hợp sức nhau lại để cùng nhau xây dựng nhà cửa, bảo vệ bộ tộc và phát triển đời sống. Để giúp nhau đạt hiệu quả trong đời sống lao động, vui chơi giải trí, những câu hò điệu hát phát sinh với ý nghĩa giáo dục tinh thần tập thể tương trợ, gắn bó với nhau, khích lệ nhau vượt qua những khó khăn. Trong thời đại ngày nay, nhu cầu âm nhạc của con người càng nhiều hơn. Âm nhạc là hơi thở của cuộc sống, phản ánh hiện thực cuộc sống một cách ước lệ và trừu tượng. Âm nhạc còn thể hiện quan điểm sống, chuyển tải tư tưởng. Một nội dung nữa của âm nhạc là sự đánh giá thực tại trên quan điểm của mỹ học. Tùy theo khả năng và đặc điểm tâm lý, quan điểm, sở thích, kinh nghiệm sống, trình độ văn hóa… của mỗi người mà ở họ có sự cảm nhận khác nhau về nội dung của cùng một bản nhạc. Với sự phối hợp nhuần nhuyễn, hài hoà giữa ca từ, nhịp điệu, tiết tấu bản nhạc, âm nhạc đã tác động lớn đến người nghe. Dù sự cảm thụ âm nhạc ở mỗi người là khác nhau nhưng chúng vẫn nằm trong một ranh giới và vẫn có những điểm chung nhất định, điểm chung ấy dựa vào sức tác động của âm nhạc đối với con người. Âm nhạc còn tác động đến cảm xúc và tư tưởng của con người. Nếu được cảm thụ một cách sâu sắc và thông minh thì âm nhạc sẽ tác động đến thế giới quan, đến toàn bộ ý thức của con người. Tác động trực tiếp, mạnh mẽ nhất của âm nhạc đối với con người là trong lĩnh vực tình cảm và tâm trạng. Sở dĩ âm nhạc có sức ảnh hưởng lớn bởi vì đó là một loại hình nghệ thuật có tính biểu hiện. Ngôn ngữ của nó giống với ngữ điệu của tiếng nói và giống với cử chỉ, nghĩa là giống với phương tiện biểu hiện của cảm xúc. Chính sự khái quát hoá và tăng lên gấp nhiều lần khả năng biểu hiện của ngữ điệu và tiết tấu, âm nhạc có được một sức mạnh tác động vào cảm xúc thật lớn lao. Hơn nữa, trong tác phẩm âm nhạc còn miêu tả những điều mà chúng ta thích thú và quan tâm trong thực tiễn. Có một vai trò nữa của âm nhạc mà không ai có thể phủ nhận, đó là sự tham gia và hỗ trợ trong các dịp lễ hộ i và giải trí cộng đồng, trong sự chuyển động của tập thể (diễu hành), dùng làm phương tiện để thư giãn, giải trí. Chính vì âm nhạc tác động lên mặt xúc cảm và tư tưởng nên nó đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục con người, nhất là thế hệ trẻ. Có thể thông qua âm nhạc để giáo dục tư tưởng, đạo đức cho người nghe. Những nhân vật tích cực, những tấm gương đạo đức cao cả và cả hình tượng những con người bị dày vò bởi sự đấu tranh nội tâm khổ sở được đề cập đến trong bản nhạc đã ảnh hưởng đến tình cảm đạo đức của người nghe, nâng người nghe lên một tầm cao về đạo đức. Âm nhạc diễn tả những tư tưởng, tình cảm đạo đức cao đẹp như tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, tình bạn, tình yêu... luôn đóng một vai trò giáo dục đặc biệt có ý nghĩa. Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, cũng có những loại âm nhạc có tác động tiêu cực đến con người. Những ca khúc chứa đựng những tình cảm không lành mạnh, sướt mướt hay suồng sã có thể tác hại lớn đến đạo đức con người. Có những bản nhạc mà khi nghe nó thì người nghe cảm thấy buồn rã rượi, chán nãn, nhu nhược và cũng có những bản nhạc làm cho người nghe phấn khích quá độ, trở nên cuồng nhiệt, không làm chủ được hành vi của mình, dẫn đến những hành động sai trái. Âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, đặc biệt là việc nâng cao nhận thức về các mối quan hệ xã hội, quan hệ huyết thống và luân lý đạo đức đời thường. Âm nhạc là nguồn cảm hứng nội tâm, có khả năng tạo ra sự sung mãn về tâm hồn, nâng cao ý chí nghị lực trong cuộc sống. Điều đáng nói là âm nhạc tạo nên những cung bậc tình cảm rất tinh tế, thuần hóa tâm thức, đưa con người về với nhân cách vốn có của mình. Tính giáo dục của âm nhạc có ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của con người, nhất là mặt tâm tư tình cảm. Cùng với chiều dài lịch sử và sự phát triển của đất nước, âm nhạc cũng có những chuyển dịch và đạt được những thành tựu đáng tự hào. Dòng nhạc dân gian cổ truyền dân tộc với 5 di sản phi vật thể là: Nhã nhạc Cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Ca trù, Hát xoan, Quan họ đã được Tổ chức Văn hóa- Khoa học- Giáo dục Liên Hiệp Quốc- UNESCO công nhận là những di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Điều đó đã cho thấy sự nỗ lực không chỉ của các nghệ nhân dân gian mà còn khẳng định sự chung sức, đồng lòng của cả tập thể, những người làm công tác nghiên cứu, sưu tầm, những nhà quản lý trong việc tìm ra những biện pháp hữu hiệu để bảo tồn, phát huy những giá trị, những di sản văn hóa dân tộc trong đời sống đương đại. Bên cạnh đó, giới âm nhạc xuất hiện nhiều gương mặt mới trong nhiều lĩnh vực: sáng tác, biểu diễn, đào tạo, lý luận phê bình có uy tín trong nước và quốc tế. Việt Nam, mái nhà chung của chúng ta có hơn 1.300 người làm công tác âm nhạc ở tất cả các lĩnh vực ở 63 tỉnh thành, thậm chí ở cả nước ngoài, có rất nhiều tác giả trẻ như: Đỗ Bảo, Nguyễn Vĩnh Tiến, Lê Minh Sơn, Giáng Son, Bảo Lan, Lưu Thiên Hương, Tạ Quang Thắng... với những sáng tác mang đậm bản sắc dân tộc và cũng rất tươi mới, phù hợp với đời sống đương đại... hay những ca sĩ, nhóm nhạc đã và đang góp phần phát huy những giá trị truyền thống nhưng cũng có những tư duy mới mẻ trong âm nhạc như nhóm nhạc “Dòng thời gian” là các em tuổi đời còn rất trẻ hát theo phong cách Opera Pop, hay những nhóm nhạc kết hợp phong cách dân gian đương đại như: “Cỏ lạ”, “Thủy triều đỏ”... và còn rất nhiều những gương mặt thuộc giới trẻ vẫn đang nỗ lực bảo tồn những giá trị truyền thống, đúc rút những tinh túy của âm nhạc truyền thống để làm giàu thêm kho tàng âm nhạc Việt Nam. Văn học, nghệ thuật là những kênh giao tiếp quan trọng kết nối con người với cộng đồng, xã hội, trong đó, âm nhạc là phương tiện hữu hiệu nhất để giáo dục thẩm mỹ, tạo dựng nhân cách và nuôi dưỡng tâm hồn con người. Cuộc sống không có âm nhạc thì sẽ trở nên rất tẻ nhạt và trầm lắng. Khi cảm nhận về âm nhạc Sô-xta-cô-vits viết: “Âm nhạc nâng con người lên, làm con người cao quí hơn, củng cố phẩm chất, củng cố niềm tin vào sức mạnh bên trong của bản thân, vào sứ mệnh lớn lao của mình”. LÊ DINH



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Dư âm xa còn vang mãi...
14:00 10/01/2023

Nói đến tân nhạc Việt Nam là nói đến đội ngũ trùng điệp những nhạc sĩ tài năng, có người mất khi còn trẻ, sáng tác chỉ một vài ca khúc nhưng để lại tên tuổi ...

Từ gánh bún đến giảng đường âm nhạc
22:00 28/03/2025

Là một cô bé sinh ra ở miền quê nghèo, lớn lên từ gánh bún của mẹ, với giọng ca ngọt ngào, Nguyễn Thị Minh Thi (sinh năm 2000), giảng viên Học viện Âm nhạc Huế ...

Yêu quê hương qua từng nốt nhạc
23:30 15/04/2025

Không theo con đường hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp, cũng không được đào tạo chuyên sâu nhưng chị Trương Hằng Nga (sinh năm 1974), giáo viên Trường ...

Trần Hoàn nhạc sĩ của mùa xuân
03:10 04/01/2025

Trong thập niên những năm 1980-1990 và cho đến bây giờ, mỗi lần mùa xuân về trên những nẻo đường, góc phố, nhiều bản nhạc xuân của Trần Hoàn lại vang lên trên ...

Lãng quên một di tích lịch sử cấp tỉnh ?

Lãng quên một di tích lịch sử cấp tỉnh ?
1:21 sáng qua

QTO - Dù đã được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh từ nhiều năm trước, nhưng việc bảo tồn và phát huy giá trị Di tích lịch sử Vụ thảm sát Hướng Điền ở xã...

Chung tay xây dựng quê hương

Chung tay xây dựng quê hương
18:08 22/04/2015

(QT) - Mỗi người có hoàn cảnh, công việc khác nhau nhưng tất cả đều chung một khát vọng được cống hiến công sức của mình cho sự phát triển của quê hương, đất nước. Trong số gần...

Bệnh viện đa khoa sẽ mở phòng tiêm chủng

Bệnh viện đa khoa sẽ mở phòng tiêm chủng
17:55 22/04/2015

TT -   Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết  dự thảo nghị định của Chính phủ về tiêm chủng dự kiến sẽ mở rộng hệ thống tiêm chủng ra các cơ sở y tế công và tư, trong...

Ngộ độc do ăn lá hoa chuông

Ngộ độc do ăn lá hoa chuông
17:55 22/04/2015

TT - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, Hà Nội vừa điều trị cho một cặp vợ chồng bị ngộ độc nặng do ăn lá hoa chuông để chữa chứng mất ngủ.

Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước

Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước
17:49 22/04/2015

(QT) - Thời gian qua, Mặt trận các cấp huyện Triệu Phong (Quảng Trị) bám sát nhiệm vụ chính trị, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, thực hiện đa dạng hóa hình thức tập...

POWERED BY
Việt Long