
{title}
{publish}
{head}
(TPO) - Là nhạc sĩ tài danh, Xuân Oanh còn làm thơ, vẽ, dịch thuật. Lúc nào ông cũng vui sống, yêu đời dù đã gần cửu thập…
Nhạc sĩ Xuân Oanh. Ảnh: Nguyễn Đình Toán |
Bây giờ, chỉ thở bằng những ống thở nhân tạo. Không nói năng, không cử động. Vậy mà chỉ mới đây thôi, ông vẫn còn đút tay túi quần, tung tăng đi khắp phố mua sách, mua đĩa nhạc.
Các cô bán hàng có lẽ chẳng tin khi ai nói rằng ông già mặc quần jean, đội mũ mua hàng đống sách, đĩa phim, đĩa nhạc ấy đã bước sang tuổi 88… Chỉ mới đây thôi, ông còn hớn hở khi bạn bè đến chơi, còn cùng các con chuẩn bị cho kỷ niệm 65 năm ngày ra đời bài hát 19 tháng 8 nổi tiếng của ông.
Quê ở vùng biển, ông rời Quảng Ninh về Hà Nội lúc mới chỉ hơn 20 tuổi. Bài hát đầu tiên của ông đã gây ấn tượng lớn trong phong trào cách mạng và khắp cả nước hầu như đâu đâu cũng hát:
Mười chín tháng tám chớ quên là ngày khởi nghĩa, cờ bay nơi nơi muôn ánh sao vàng...…
Giai điệu đơn giản mà mạch lạc, dễ hát, dễ nhớ. Một không khí lạc quan, sôi sục của những ngày đầu cách mạng, truyền nhiệt huyết cho toàn thể những người Việt Nam yêu nước.
Có lẽ chính tác giả cũng không biết là từ đó trở đi, cả nước đã liên miên bước vào chiến tranh suốt mấy chục năm ròng. Và mấy chục năm ròng, cứ đến ngày 19/8, bài hát lại vang lên gợi lại cả nước cái khí thế mùa thu lịch sử, tái hiện lại thời khắc hào hùng của cả dân tộc.
Đất biển Hải Phòng, Quảng Ninh cùng thời đó đã sản sinh ra rất nhiều nghệ sĩ, trong đó có 3 người: Văn Cao, Nguyễn Đình Thi và Xuân Oanh đều có những tác phẩm đánh dấu những ngày đầu cách mạng một cách lừng lẫy.
Văn Cao với Tiến quân ca, Nguyễn Đình Thi với Diệt phát xít, Xuân Oanh với 19 tháng 8. Cùng với các bạn bè văn học nghệ thuật khác, Xuân Oanh đã góp vào đấy một tên tuổi tài hoa của một thời.
Cũng như nhiều nhạc sĩ khác, những tác phẩm của ông lần lượt ra đời một cách tự nhiên, góp chung vào phong trào âm nhạc những Cây súng bạn đường, Đời vẫn tươi…
Đặc biệt bài hát Quê hương anh bộ đội, ông viết năm 1949, như một bức họa đồng quê xinh xắn, lời ca trong sáng, giai điệu trữ tình, đầy chất thơ, một màu sắc lãng mạn nhưng vẫn có phong cách riêng với rất nhiều bài hát thuở ấy:
Nơi ấy có con đường tắm nắng vàng tươi, bờ tre nhà tranh vách mới.
Nơi ấy có con đường mênh mông ngát hương, mùa lúa chín tiếng hát vang khắp đường...…
Bức tranh quê hương thanh bình, yên ả trong Quê hương anh bộ đội đã cho thấy thấp thoáng một họa sĩ Xuân Oanh sau này, khi công việc đã rảnh rỗi. Chỉ với hai ca khúc này đã đưa tên tuổi ông đứng ở vị trí xứng đáng trong những nhạc sĩ thời kỳ đầu tân nhạc.
Giỏi ngoại ngữ, sau hòa bình lập lại, ông chuyển sang làm ngoại giao. Từng là thành viên của phái đoàn tại hội nghị Paris, công việc bận rộn chiếm của ông nhiều thì giờ, nhưng đâu đó ta vẫn được tiếp xúc với những bài hát của ông trên sóng phát thanh, trên sân khấu, những bài hát như Ca mừng chế độ ta tươi đẹp, Hồ Chí Minh người là muôn ánh sao, Ngôi sao thế kỷ, Hà Nội ở Lâm Đồng… đã được biểu diễn nhiều, tuy có lúc người ta quên đi rằng ông là một nhạc sĩ.
Mấy chục năm làm công chức, đi nhiều nhưng những chuyến công cán của ông dường như cũng là để thỏa mãn máu nghệ sĩ giang hồ. Trên những chuyến công cán ấy, nhiều tác phẩm âm nhạc trong đó có những tác phẩm xuất phát từ tứ thơ của các nhà thơ, nghệ sĩ ở các nước ông đã đặt chân qua như Nhật, Pháp... làm kinh ngạc bạn bè quốc tế. Và bạn bè của ông vẫn chủ yếu là giới nghệ sĩ, nhất là những người bạn tri giao.
Hợp xướng 4 chương Quê hương hai tiếng ấy của ông được nhạc sĩ Nguyễn Thiện Đạo dàn dựng tại Paris với dàn đồng ca của 70 kiều bào ta. Năm 1989 tại Hiroshima, phong trào Đợt sóng hòa bình lấy 1 tỷ chữ ký trên thế giới chống bom nguyên tử, ông có ca khúc Hãy ký tên và đặc biệt giao hưởng phỏng theo bài thơ Trời sẽ lại trong xanh của nhà thơ Nhật Umeda Shyozi về chủ đề chống chiến tranh hạt nhân đã được trao giải thưởng và biểu diễn tại Nhật, khi ấy nữ nghệ sĩ nổi tiếng piano Ikuo Nakamichi cũng là thành viên trong dàn nhạc.
Nhạc sĩ Xuân Oanh sinh ngày 4 tháng Giêng năm 1923 (tuổi Nhâm Tuất). Ông đã được trao giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007, Huân chương Độc lập hạng ba năm 1998. |
Ông được trời phú cho một khả năng ngoại ngữ tuyệt vời, cũng như thơ, nhạc, họa, chỉ bằng con đường tự học ông thông thạo 7 – 8 ngoại ngữ, từng là phát thanh viên tiếng Anh thế hệ đầu tiên của Đài Tiếng nói Việt Nam, làm phiên dịch cho các lãnh đạo Đảng và Nhà nước, ông còn giữ bức ảnh trong lần dịch cho Bác Hồ và cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp khách quốc tế.
Đa tài, nên khi về hưu, thời gian rảnh rỗi, ông viết sách, viết báo, làm thơ, vẽ tranh tặng bạn bè và dịch sách văn học, dịch cả thơ Việt sang tiếng nước ngoài. Mới năm ngoái ông dịch thơ Hồ Xuân Hương trong Tuyển tập thơ nữ Việt Nam - Nhà xuất bản Phụ nữ sang tiếng Anh.
Những thập niên 90 của thế kỷ 20, ông với bút danh Anh Thư tung ra một loạt bản dịch tác phẩm văn học Mỹ hiện sinh, tiết tấu nhanh, sự kiện dồn dập, hấp dẫn xôn xao độc giả. Hàng chục đầu sách lần lượt ra đời với số lượng bản in lớn, tái bản nhiều lần.
Có thể kể: Trần trụi giữa bầy sói, Hai số phận, Lucky, Nửa đêm về sáng, Một lần chưa đủ, Mãi mãi xanh, Máy yêu, Cổng vàng, Vườn Thượng Hải, Phía sau tình yêu... đặc biệt là Bảo bối Thượng Hải của Vệ Tuệ, cuốn sách lúc đó đang gây tranh luận dữ dội trên văn đàn Trung Quốc.
Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ mang sang biểu diễn ở Mỹ, cuốn Ông cố vấn của Hữu Mai in tiếng Anh cũng bằng bản dịch của ông.
Bạn bè trong Nam ngoài Bắc đều coi nhà ông như chỗ ghé chân thân thiết, ấm áp. Có lẽ vì vậy mà ông không muốn rời căn nhà cũ kỹ và chật chội của ông ở phố Quán Sứ, dù các con ông xây được nhà cửa khang trang muốn đón ông về cùng ở.
Những người bạn đồng niên, những người bạn vong niên qua lại nhà ông thường được ông tặng khi thì bức tranh ông vừa vẽ, khi thì cuốn sách ông dịch vừa in, khi thì tập truyện của tác giả nào đó ông thấy hay, hoặc một đĩa nhạc, đĩa phim mới ông vừa mua được, những món quà nho nhỏ vui lòng cả người cho lẫn người nhận.
Bạn bè đông và giới nhạc cũng nhiều: Huy Du, Chu Minh, Hồ Bắc, Lê Dung... Trong đó có một người bạn hát rất truyền cảm bài Gọi thu của ông lại là tướng trong quân đội: Thiếu tướng Bắc Việt.
Những câu hát trong Gọi thu (thơ Nguyễn Thị Hồng) với tiếng hát của nghệ sĩ Đức Long làm chúng tôi sững sờ:
Làm sao tìm lại mùa thu dịu dàng
Ngày em còn nhỏ gót trần lang thang
Bầu trời thì xanh chuồn chuồn thì đỏ
Lúa vàng dệt lụa giăng trên đồng làng
Làm sao tìm lại mùa thu dịu dàng
Sao Hôm thì buồn sao Mai thì sáng
Nước suối thì trong viên cuội thì trắng
Em mang tình anh một thời say đắm.
Câu hát cứ đắm vào tim mọi người. Giai điệu cất cánh cho lời thơ, cứ bay đi, bay đi... Nghe hát xong nhiều người ngẩn ngơ. Và có thể đánh giá một cách công bằng:
Đây là một trong những bản tình ca hay nhất cuối thế kỷ. Một tiết tấu đơn giản, lâng lâng, da diết. Mùa thu ở đây khác với mùa thu ở rất nhiều ca khúc khác. Người hát nhiều lúc cũng đã phải ứa nước mắt trước điệp khúc phong thái riêng:
Làm sao tìm lại mùa thu dịu dàng
Em như cô Tấm trong tình anh mang
Biết anh còn nhớ mùa thu đầu ấy
Anh đưa em qua suối nguồn xiết chảy
Em như viên cuội rơi rồi dưới đáy
Anh về bến cũ vớt mùa thu lên...
Một giai điệu đẹp, sang trọng. Ai mà quên được dù chỉ mới nghe một lần.
Nhạc sỹ Hồng Đăng
Nghệ sĩ ưu tú Tân Nhân với nhạc sĩ Đỗ Nhuận và nhà thơ Tố Hữu có rất nhiều duyên nợ trên bước đường cách mạng và bước đường nghệ thuật. Bởi thế, bà đã có hai ...
Ngày nay, hiếm nghệ nhân người dân tộc thiểu số nào vừa có khả năng sử dụng được nhiều loại nhạc cụ vừa chế tác nhạc cụ, hát dân ca và đan lát truyền thống như ...
Nói đến tân nhạc Việt Nam là nói đến đội ngũ trùng điệp những nhạc sĩ tài năng, có người mất khi còn trẻ, sáng tác chỉ một vài ca khúc nhưng để lại tên tuổi ...
Bài hát "Khắc ghi tên Người - Bác Ba Lê Duẩn” của nhạc sĩ Ngọc Khuê, phổ thơ Lê Khánh Hưng được Hội Nhạc sĩ Việt Nam trao Giải thưởng tác phẩm xuất sắc năm ...
Trong thập niên những năm 1980-1990 và cho đến bây giờ, mỗi lần mùa xuân về trên những nẻo đường, góc phố, nhiều bản nhạc xuân của Trần Hoàn lại vang lên trên ...
Dịp tháng 12/2023, tôi và Đại tá, nhạc sĩ Ngọc Khuê, tác giả của bài hát “Mùa xuân làng lúa làng hoa” nổi tiếng, người thì từ Hà Nội vào (nhạc sĩ Ngọc Khuê), ...
Ở Quảng Trị, những người yêu thích nghệ thuật, quan tâm nhiều đến nghệ thuật thơ ca thì chắc rằng ít nhất một lần đã nghe và biết đến nhà thơ, tiến sĩ Nguyễn ...
Nhắc đến Trần Hoàn là nói đến một chính khách, nhà hoạt động văn hóa năng động, một nhạc sĩ xuất sắc thuộc thế hệ văn nghệ sĩ thứ hai, thế hệ đã sinh thành và ...
QTO - Từng là vận động viên (VĐV) Đội tuyển Karate quốc gia, Nguyễn Thị Kim Thi (sinh năm 1987) ở Khu phố 7, Phường 3, TP. Đông Hà, đã tham gia thi đấu...
VOV.VN - HLV Ruben Amorim được khuyên thay đổi kế hoạch chuyển nhượng khi MU không được dự cúp C1 châu Âu mùa sau.
(TTO) - Hội sách TP.HCM lần 6 bắt đầu mở cửa sáng nay (15-3) với 471 gian hàng tập trung trong công viên Lê Văn Tám. Lễ khai mạc hội sách chính thức diễn ra lúc 20g cùng ngày...
(VnExpress) - Chiến thắng vang dội 4-1 của Đồng Tháp ngay trên sân Thống Nhất chiều chủ nhật mang đậm dấu ấn của Samson. Tiền đạo người Nigeria chỉ mất 56 phút để ghi cả bốn...
(VnExpress) - Thanh Hóa đã biến ưu thế sân nhà chiều 14-3 thành chiến thắng đầu tiên của họ ở mùa giải năm nay với kết quả 2-0, đồng thời khiến Hoàng Anh Gia Lai chưa thể chấm...
(VnExpress) - Ngôi sao Leandro tỏa sáng với cú đúp bàn thắng giúp Hải Phòng đánh bại Đồng Tâm Long An 2-0 trên sân Lạch Tray chiều chủ nhật. Chiến thắng này đưa họ vào top 3...
(VnExpress) - Sự tỏa sáng kịp thời trong hiệp hai của cặp đôi tiền đạo giúp đội chủ sân Old Trafford giành chiến thắng 3-0 xứng đáng trước Fulham, tối chủ nhật.
(VnExpress) - Cú đúp chỉ sau 7 phút thi đấu giúp tiền đạo kỳ cựu người Italy có các bàn thứ 300 và 301 trong sự nghiệp, nhưng đội bóng của anh lại đánh rơi chiến thắng tưởng đã...