Cập nhật: Thứ 4, 18/11/2015 | 09:35 GMT+7

Xét nghiệm HIV để chủ động trong cuộc sống và bảo vệ người thân

(QT) - Những năm gần đây, tỉnh Quảng Trị đã đạt được những kết quả quan trọng trong công tác phòng chống HIV/AIDS, nhất là những bước tiến dài trong công tác điều trị, nâng cao chất lượng cuộc sống của người nhiễm HIV. Tuy nhiên, kết quả này chưa mang tính bền vững do nhiều người dân vẫn chưa chủ động đi xét nghiệm HIV. Chúng tôi cùng cán bộ y tế đến thăm nhà anh Bùi Duy Cảnh, một người bị nhiễm HIV từ nhiều năm nay đang sống trên địa bàn huyện Vĩnh Linh. Không khí vui vẻ, sự thân thiện đã tiếp thêm nghị lực cho người bệnh vững tin vào cuộc sống, cũng như thuận lợi hơn trong công tác điều trị để giữ gìn sức khỏe, chăm sóc con cái tốt hơn.

Hưởng ứng “Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2015” tại thị xã Quảng Trị

“Trước đây khi biết mình bị nhiễm HIV, nhiều người vẫn ngại tiếp xúc do sợ bị lây, nhưng đến nay do được truyền thông về HIV nhiều nên người dân đã hiểu hơn. Bây giờ họ không những không ngần ngại mà còn chủ động tiếp xúc, cư xử với mình tốt hơn vì biết mình mắc bệnh”, anh Cảnh chia sẻ. Trong thời gian qua, công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn Quảng Trị đã thu được những kết quả đáng khích lệ, kiềm chế được tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,03% (thấp hơn mục tiêu 0,3% đã đề ra). Tuy nhiên, số người mới nhiễm HIV được phát hiện hàng năm vẫn còn nhiều, sự lây truyền HIV qua quan hệ tình dục có xu hướng gia tăng, kéo theo sự gia tăng nhiễm HIV trong phụ nữ và trẻ em. Tính đến ngày 31/10/2015, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị số người nhiễm HIV lũy tích là 284 người, trong đó 152 người đã chuyển sang AIDS, 90 người tử vong do AIDS và số người nhiễm HIV còn sống là 194 người. Xác định công tác truyền thông nhằm giúp người dân nâng cao kiến thức, biết được các đường lây nhiễm của HIV/AIDS, qua đó tự nguyện đến các cơ sở y tế tham gia xét nghiệm HIV là một trong những khâu then chốt, nhiệm vụ hàng đầu của công tác phòng chống HIV/ AIDS. Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh đã triển khai nhiều chương trình can thiệp giảm tác hại, tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện, điều trị thay thế nghiện các chất thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone… Đặc biệt, tổ chức “Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/ AIDS năm 2015” nhằm kêu gọi các cấp, các ngành, các tổ chức, đoàn thể xã hội cùng toàn thể nhân dân tích cực tham gia vào các hoạt động phòng, chống HIV/ AIDS, góp phần đảm bảo Việt Nam đã cam kết hưởng ứng mục tiêu 90-90-90 đến năm 2020 của Liên Hợp Quốc là “90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% người nhiễm HIV chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng vi rút và 90% người nhiễm HIV đã được điều trị bằng thuốc kháng vi rút kiểm soát được số lượng vi rút ở mức thấp”. Hiện nay chỉ một cách duy nhất để biết mình có bị nhiễm HIV hay không là phải đi xét nghiệm máu, bởi vì đa số người nhiễm HIV trong giai đoạn đầu thường không có biểu hiện gì ra bên ngoài, trong khi HIV dễ dàng lây truyền khi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa máu hoặc dịch sinh học, do vậy không chỉ lây truyền từ mẹ sang con, tình dục, kim tiêm không an toàn... mà khi có tai nạn, chữa trị, tiếp xúc không an toàn đều có thể lây truyền HIV. Song thực tế cho thấy, tỷ lệ người dân đi xét nghiệm HIV tự nguyện trên địa bàn tỉnh còn thấp. Trong khi với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày nay và mạng lưới các cơ sở y tế rộng khắp thì việc xét nghiệm sàng lọc HIV rất đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện và tất cả đều được giữ bí mật. Đặc biệt, việc xét nghiệm sớm phát hiện HIV sẽ giúp người bệnh chủ động có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp, giảm chi phí điều trị, kéo dài tuổi thọ và nhất là giúp người bệnh dự phòng được để giảm nguy cơ lây lan vi rút sang cho người khác. Chính vì vậy, việc tiếp cận sớm các dịch vụ này không chỉ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho chính bản thân mình mà còn là trách nhiệm của mình với gia đình, cộng đồng trong việc giảm lây nhiễm HIV. Những năm gần đây, Việt Nam nói chung và Quảng Trị nói riêng đã đạt những kết quả quan trọng trong cuộc chiến với HIV/AIDS, tuy nhiên những kết quả đó sẽ gặp phải nhiều thách thức trong thời gian tới. Hiện nay, việc điều trị bằng thuốc ARV cho bệnh nhân nhiễm HIV phải được tuân thủ suốt đời, ảnh hưởng trực tiếp tới sự sống còn của họ và trên 90% nguồn thuốc ARV đang điều trị cho người bệnh ở Việt Nam là do các tổ chức quốc tế tài trợ; song đến năm 2017, viện trợ quốc tế cho hoạt động này sẽ chấm dứt hoàn toàn. Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 15/2015/TT-BYT hướng dẫn thực hiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với người nhiễm HIV và người sử dụng các dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS. Như vậy đồng nghĩa với việc người bệnh sẽ phải tự bỏ chi phí điều trị nếu không có bảo hiểm y tế. Đây cũng chính là vấn đề được các cấp, các ngành và người nhiễm HIV/AIDS đặc biệt quan tâm, bởi tại Quảng Trị hiện chỉ có khoảng 45% số người nhiễm HIV có thẻ trong khi chi phí điều trị rất cao, nếu không có khả năng chi trả, người bệnh sẽ bỏ điều trị và kéo theo hệ lụy là tỷ lệ người nhiễm HIV kháng thuốc sẽ tăng cao, gây khó khăn, tốn kém gấp nhiều lần để điều trị so với người chưa kháng thuốc; người nhiễm HIV/AIDS có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội và lây nhiễm HIV ra cộng đồng sẽ rất cao, người bệnh cũng nhanh chóng tử vong hơn. Chính vì vậy, cùng với sự quan tâm của các cấp, các ngành trong việc tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tham gia bảo hiểm y tế thì bản thân người bệnh và gia đình cũng cần ý thức, thấy rõ những lợi ích mà bảo hiểm y tế mang lại để tham gia ngay từ bây giờ nhằm được sử dụng các dịch vụ y tế liên quan đến bệnh khi các nguồn tài trợ không còn được duy trì trong thời gian tới. Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Tịnh, Phó Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/ AIDS tỉnh cho biết: “Nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm nay, tôi mong muốn tất cả mọi người hiểu đúng, hiểu đủ về HIV lây truyền qua những con đường nào và những hành vi nào thì không lây truyền HIV để không kỳ thị, phân biệt, đối xử với người nhiễm bệnh. Đồng thời, mọi người nên chủ động đi xét nghiệm HIV tự nguyện để phát hiện sớm tình trạng nhiễm HIV và được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc, điều trị càng sớm càng tốt”. Bài, ảnh: NGUYỄN HOÀI NAM



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS năm 2024
22:20 29/03/2024

Ngày 14/3/2024, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quyết định 612/QĐ-BYT Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS năm 2024. Theo đó, hoạt động truyền thông, huy động cộng đồng ...

Cô giáo có tấm lòng thiện nguyện

Cô giáo có tấm lòng thiện nguyện
02:08 17/11/2015

(QT) - Với tấm lòng thương yêu học trò, đồng cảm với những phận đời còn nghèo khó trong xã hội, cô giáo trẻ Nguyễn Thị Hoài Phương (sinh năm 1979) không chỉ đạt nhiều thành...

Nỗ lực chăm lo cuộc sống cho người nghèo

Nỗ lực chăm lo cuộc sống cho người nghèo
02:07 17/11/2015

(QT) - Phát huy truyền thống “Tương thân, tương ái” tốt đẹp của dân tộc, trong những năm qua, Mặt trận Tổ quốc các cấp huyện Cam Lộ (Quảng Trị) đã tích cực động viên các tầng...

Thời tiết

27°C - 34°C
Có mây, không mưa
  • 26°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
  • 25°C - 35°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long