
{title}
{publish}
{head}
QTO - Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh từ năm 2018, đến nay đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Cùng với đầu tư sản xuất, các địa phương cũng đã chú trọng xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm, từ đó làm tăng giá trị sản phẩm, thu hút khách hàng, tăng doanh thu, mở rộng thị trường cho sản phẩm của địa phương.
![]() |
Dưa lê Triệu Độ đang được đăng ký nhãn hiệu. Ảnh: TCL |
Với chức năng, nhiệm vụ của mình, ngay từ khi mới bắt tay vào thực hiện chương trình OCOP, Sở Khoa học và công nghệ đã tích cực, chủ động phối hợp với Ban Xây dựng nông thôn mới tỉnh trong công tác xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tham gia chương trình bằng việc hỗ trợ xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm OCOP của tỉnh. Năm 2018, Sở Khoa học và công nghệ đã hỗ trợ thực hiện thành công dự án xây dựng xác lập, xây dựng và quản lý nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho 9 sản phẩm đặc sản địa phương thông qua các tổ chức kinh tế như HTX, doanh nghiệp… Phát huy thành công của dự án và thực hiện chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh, Sở Khoa học và công nghệ đã hỗ trợ các địa phương xây dựng tiêu chuẩn hóa và đăng ký nhãn hiệu đối với sản phẩm OCOP. Đồng thời tiếp tục chỉ đạo triển khai Nghị quyết số 31/2017/NQ-HĐND ngày 14/12/2017 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả KH&CN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017- 2025 gắn với triển khai chương trình OCOP; chú trọng công tác phát triển, đăng ký xác lập và thực thi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến các sản phẩm OCOP tại địa phương đối với các sản phẩm chủ lực, đặc sản của địa phương.
Trưởng Phòng Quản lý công nghệ và sở hữu trí tuệ, Sở Khoa học và công nghệ Quảng Trị Thái Thị Nga cho biết: “Việc lựa chọn và đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm địa phương được Sở Khoa học và công nghệ rất quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện; sở đã hỗ trợ làm các bước thủ tục cho việc đăng ký xác lập quyền cho đặc sản địa phương, sản phẩm OCOP, đến nay cũng đã có nhiều sản phẩm địa phương được cấp chứng nhận nhãn hiệu, qua đó phát triển được thương hiệu các sản phẩm”.
Tính đến đầu tháng 4/2020, Quảng Trị đã có 42 sản phẩm được hỗ trợ việc đăng ký xác lập quyền cho đặc sản địa phương gắn với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý, huyện Vĩnh Linh, Hải Lăng là những địa phương có nhiều sản phẩm OCOP đăng ký nhãn hiệu.
Hạt tiêu Quảng Trị là một trong số sản phẩm đặc sản của tỉnh đã được cấp văn bằng chứng nhận chỉ dẫn địa lý “Hạt tiêu Quảng Trị” với 3 loại: Hạt tiêu đen, hạt tiêu trắng và tiêu dạng bột. Việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ này đối với hạt tiêu đã mở ra hướng đi mới cho sản phẩm hồ tiêu Quảng Trị, đã đưa sản phẩm địa phương trở thành sản phẩm có thương hiệu, chỉ dẫn địa lý mang yếu tố địa danh của Quảng Trị được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến. Chỉ dẫn địa lý “Hạt tiêu Quảng Trị” xác định chất lượng hồ tiêu Quảng Trị thơm, cay là do điều kiện phân bố địa lý, đặc thù của khu vực sản xuất, biên độ nhiệt, số giờ nắng, đất đỏ ba dan… được trồng tại các huyện Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh và Hướng Hóa với diện tích khoảng trên 2.000 ha, năng suất đạt từ 1- 1,2 tấn/ha.
Hạt tiêu là một trong số sản phẩm đặc sản nổi tiếng của Quảng Trị sớm được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, hiện được xuất khẩu sang nhiều thị trường trên thế giới như Châu Âu, Mỹ, Hồng Kông…, góp phần khẳng định chỗ đứng của sản phẩm có thương hiệu, chỉ dẫn địa lý mang yếu tố địa danh Quảng Trị. Giám đốc HTX Dịch vụ hồ tiêu Cùa, Cam Nghĩa, Cam Lộ Trần Hà cho biết: “Sở Khoa học và công nghệ đã hỗ trợ nhiều trong việc đăng ký xác lập sở hữu trí tuệ cho sản phẩm hồ tiêu. Sau khi được bảo hộ và được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến, sản phẩm hồ tiêu của HTX càng quan tâm hơn trong việc tuân thủ các điều kiện đã cam kết để tạo ra sản phẩm chất lượng cao, tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm”.
Năm 2020, Sở Khoa học và công nghệ tiếp tục triển khai hỗ trợ xây dựng, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm như: Bơ Hướng Hóa, tinh bột sắn dây Cam Lộ, chuối Tà Rụt, rượu làng nghề Kim Long, gạo Hướng Việt, bún Thượng Trạch, nem chả Triệu Thành, dưa lê Triệu Độ, rong câu chỉ vàng Duy Phiên, bưởi da xanh Vĩnh Thủy, thanh long ruột đỏ Vĩnh Thủy... Sản phẩm bưởi da xanh Vĩnh Thủy của HTX Kinh doanh và Dịch vụ nông sản Tây Vĩnh Thủy là một trong những sản phẩm đang trong quá trình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. HTX Kinh doanh và Dịch vụ nông sản Tây Vĩnh Thủy trồng 12 ha bưởi da xanh. Sản phẩm bưởi da xanh của HTX đã được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Để bưởi da xanh có chỗ đứng trên thị trường, phát triển vững chắc, bên cạnh việc chú trọng đến chất lượng sản phẩm, HTX cũng rất quan tâm xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, đăng ký xác lập quyền cho sản phẩm. Đáp ứng kịp thời nhu cầu này, Sở Khoa học và công nghệ đã hỗ trợ HTX thực hiện các thủ tục đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm bưởi da xanh Vĩnh Thủy.
Năm 2020, Sở Khoa học và công nghệ Quảng Trị tập trung hỗ trợ xác lập và bảo hộ các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm truyền thống của địa phương, đặc biệt là các sản phẩm OCOP, phấn đấu 100% sản phẩm OCOP được đăng ký xác lập bảo hộ sở hữu trí tuệ. Phó Giám đốc Sở Khoa học và công nghệ Quảng Trị Trần Thiềm cho biết: “Sở KH&CN tiếp tục đồng hành và tăng cường hơn nữa việc hỗ trợ việc thực hiện xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm OCOP Quảng Trị, góp phần đẩy mạnh chương trình OCOP, phát triển nhóm sản phẩm cấp xã, huyện; đồng thời, đưa nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững hơn”.
Trần Cát Linh
Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương để nâng cao giá trị nông sản, xây dựng các sản phẩm OCOP và tăng thu nhập cho phụ nữ, góp phần xây dựng nông thôn ...
Trong số các tiêu chí của sản phẩm OCOP, “câu chuyện sản phẩm” được đánh giá là tiêu chí quan trọng, là nét văn hóa đặc trưng của từng địa phương, là thông ...
Thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, ở huyện Vĩnh Linh nhiều doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) đã chú trọng phát triển các ...
Với lợi thế tài nguyên phong phú và bề dày văn hóa, huyện Hải Lăng đang đẩy mạnh chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) nhằm tạo đột phá trong phát triển ...
Sau gần 4 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), toàn tỉnh đã có 90 sản phẩm của 51 chủ thể được “gắn sao” OCOP, trong đó có 72 sản phẩm 3 ...
Thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, các địa phương, các chủ thể sản xuất trên địa bàn tỉnh đã chú trọng phát triển vùng nguyên ...
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (Chương trình OCOP) với sự vào cuộc của các cấp, các ngành đến các chủ thể đã tạo ra những sản phẩm OCOP cho năng suất cao ...
Trong phát triển kinh tế, sở hữu trí tuệ (SHTT) đóng vai trò hết sức quan trọng, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm nâng cao giá trị ...
QTO - Quảng Trị có nhiều tiềm năng, thế mạnh về khoáng sản là vật liệu xây dựng thông thường và vật liệu đất đắp nhưng chưa được khai thác hết lợi thế....
QTO - Những năm qua, tỉnh Quảng Trị chú trọng đầu tư hạ tầng kỹ thuật và đưa vào sử dụng các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) đã mang lại hiệu...
QTO - Huyện Hướng Hóa có hơn 92.000 ha đất nông nghiệp, chiếm 80% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy về đẩy mạnh...
QTO - Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của Nhân dân do tác động của COVID-19, ngày...
QTO - Hiện nay, ngoài nhu cầu sử dụng điện tăng cao do phải đối phó với COVID-19 thì mùa nắng hạn đang đến gần. Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao nên...
QTO - Vào thời điểm này nông dân toàn tỉnh đang bước vào thu hoạch rộ lúa vụ đông xuân. Trên các cánh đồng, máy gặt đập liên hợp chạy liên hồi để đẩy nhanh...
QTO - COVID - 19 đang khiến nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Để tiếp sức cho DN vượt...
QTO - Nhiều năm qua, hồ tiêu là một trong những nông sản có giá trị kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo ở Hướng Hóa. Tuy nhiên, mùa thu hoạch năm nay...