
{title}
{publish}
{head}
QTO - Đó là mục tiêu chung của Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Phát triển nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường
Mục tiêu chung của chiến lược là xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa đồng thời phát triển nông nghiệp dựa trên lợi thế địa phương, theo hướng hiện đại có năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững và sức cạnh tranh cao thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực và trên thế giới, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, góp phần quan trọng trong việc ổn định kinh tế - xã hội, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện có hiệu quả các cam kết quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính; nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống, vai trò và vị thế của người tham gia sản xuất nông nghiệp; tạo việc làm phi nông nghiệp để phát triển sinh kế đa dạng, giảm nghèo bền vững cho người dân nông thôn, đảm bảo cơ hội phát triển công bằng giữa các vùng, miền; phát triển nông thôn toàn diện, hiện đại gắn với quá trình đô thị hóa, có cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội đồng bộ và tiệm cận với khu vực đô thị; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; xây dựng nông thôn xanh, sạch, đẹp, an ninh, trật tự được đảm bảo; phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái có hiệu quả cao, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 2,5% - 3%/năm, tốc độ tăng năng suất lao động nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 5,5% - 6%/năm; mở rộng và phát triển thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu. Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 5% - 6%/năm.
Nâng cao thu nhập người dân, giảm nghèo bền vững. Thu nhập của cư dân nông thôn cao hơn 2,5 - 3 lần so với năm 2020. Tỉ lệ hộ nghèo đa chiều ở nông thôn giảm bình quân 1% - 1,5%/năm. Tỉ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm xuống dưới 20%, tỉ lệ lao động nông nghiệp được đào tạo đạt trên 70%.
Cả nước có ít nhất 90% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; phát triển nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường nông thôn, phấn đấu giảm phát thải khí nhà kính 10% so với năm 2020.
Sản xuất lúa gạo từ tập trung phát triển về sản lượng sang coi trọng chất lượng
Chiến lược đặt ra định hướng, nhiệm vụ đối với từng lĩnh vực sản xuất. Cụ thể, đối với trồng trọt: Đổi mới cơ cấu cây trồng và thực hiện chế độ quản lý mục đích sử dụng đất nông nghiệp một cách linh hoạt hơn nhằm phát huy lợi thế là ngành sản xuất chiến lược đảm bảo nhu cầu trong nước và phục vụ xuất khẩu. Ưu tiên phát triển các cây trồng có lợi thế so sánh và nhu cầu lớn (cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới, lúa gạo chất lượng cao...). Có bước đi phù hợp để thúc đẩy phát triển các cây trồng mới có triển vọng như cây dược liệu, cây cảnh, nấm ăn... Đối với sản xuất lúa gạo: Tiếp tục phát huy lợi thế ngành lúa gạo Việt Nam nhưng với những đổi mới về tư duy, chính sách quản lý, sử dụng đất trồng lúa và sản xuất lúa gạo- từ tập trung phát triển về sản lượng sang coi trọng chất lượng, vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống, vừa khai thác, sử dụng tài nguyên đất, nước một cách hiệu quả cao nhất.
Đối với chăn nuôi: Đảm bảo các nhu cầu thiết yếu về thực phẩm cho thị trường trong nước; phát triển các ngành hàng có tiềm năng và thị trường như thịt gia cầm, trứng, sữa; duy trì chăn nuôi lợn và gia súc lớn. Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, vật nuôi bản địa, đặc sản có giá trị cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, bền vững môi trường, an toàn sinh học và dịch bệnh. Phát triển chăn nuôi công nghiệp áp dụng công nghệ cao tại các trang trại và doanh nghiệp lớn, đồng thời khuyến khích chăn nuôi hộ truyền thống có cải tiến theo hướng chuyên nghiệp hóa, chăn nuôi hữu cơ. Xây dựng các vùng chăn nuôi tập trung xa nơi dân cư tập trung, thuận lợi cho xử lý môi trường và phòng tránh dịch bệnh.
Phát triển ngành thủy sản thành ngành sản xuất chiến lược
Phát triển ngành thủy sản thành ngành sản xuất chiến lược, đảm bảo nhu cầu trong nước và phục vụ xuất khẩu; trong đó, phát triển ngành nuôi thủy sản theo hướng nuôi tập trung công nghiệp, công nghệ hiện đại với các cơ sở sản xuất quy mô lớn và đối với hộ quy mô nhỏ thì áp dụng công nghệ cải tiến, nuôi hữu cơ, phối hợp nuôi lồng bè, ao hồ tập trung và luân canh/xen canh... ưu tiên phát triển vùng nuôi chuyên canh chính cho các sản phẩm chiến lược như tôm, cá tra; hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi phục vụ thủy sản tại các vùng nuôi chuyên canh…
Xây dựng ngành lâm nghiệp thực sự trở thành một ngành kinh tế- kỹ thuật hiện đại, có hiệu quả cao, nâng cao thu nhập của người dân, góp phần đắc lực vào phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh nguồn nước, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, giữ vững quốc phòng và an ninh.
Cùng với phát triển nông nghiệp, chú trọng phát triển kinh tế nông thôn, chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng phi nông nghiệp để giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập…
TL.
(QTO) – Sáng nay 8/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai, quán triệt Nghị quyết số 19/NQ-TW của BCH ...
UBND tỉnh vừa phê duyệt kế hoạch triển khai Đề án phát triển sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học trên địa bàn tỉnh đến năm ...
Ngày 29/12/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký ban hành Quyết định số 1737/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời ...
Sáng nay 25/4, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức hội nghị triển khai chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới ...
Ngày 19/12, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 1639/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là một thông ...
Ngày 29/12/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký ban hành Quyết định số 1737/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời ...
QTO - Hôm nay 7/4, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm liên huyện Cam Lộ - TP. Đông Hà Hà Văn Bắc cho biết, thời gian gần đây, trên địa bàn thị trấn Cam Lộ,...
QTO - Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Trị cho biết, sở vừa có văn bản đề nghị làm rõ nguyên nhân, quy trách nhiệm đơn vị liên...
QTO - Tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu Lao Bảo, từ ngày 31/1 – 8/2/2022, đơn vị đã làm thủ tục thông quan cho 84 tờ khai hàng hóa xuất, nhập khẩu, kim ngạch...
QTO - Hôm nay 8/2, theo thông tin từ Dự án RENEW, từ nguồn tài trợ của Cơ quan Viện trợ Ireland thông qua Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam, dự án vừa hỗ...
QTO - UBND thị xã Quảng Trị vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2030. Theo đó, phấn đấu đến năm 2030 phát...
QTO - Phòng GD&ĐT thành phố Đông Hà vừa có văn bản gửi hiệu trưởng các đơn vị trường học trực thuộc và chủ các lớp mẫu giáo độc lập hướng dẫn tổ chức...
QTO - Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT, trên địa bàn tỉnh hiện có 10 nhà máy thủy điện đã đi vào hoạt động và 1 đơn vị sản xuất, cung ứng nước sạch...
QTO - Thống kê từ Sở Giao thông vận tải cho thấy, số lượng phương tiện đang hoạt động kinh doanh vận tải phải lắp camera giám sát do sở quản lý là 773...