Cập nhật: 13/03/2023 05:31 GMT+7

Điện ảnh Việt Nam - những cột mốc đáng nhớ

Cách đây 70 năm, ngày 15/3/1953 tại chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 147/SL quyết định thành lập “Doanh nghiệp Quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam”. Từ khi ra đời, sắc lệnh đã có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự hình thành, phát triển của nhiếp ảnh, điện ảnh cách mạng Việt Nam. Để ghi nhận những đóng góp to lớn của ngành điện ảnh, trong Thông báo số 262-TB/TW ngày 24/7/2009, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã chuẩn y đề nghị của Hội Điện ảnh Việt Nam lấy ngày 15/3 là ngày truyền thống của Điện ảnh Việt Nam, gọi là Ngày Điện ảnh Việt Nam.

Điện ảnh Việt Nam - những cột mốc đáng nhớ

Một cảnh trong phim “Mùi cỏ cháy” lấy bối cảnh chính về cuộc chiến đấu bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị 81 ngày đêm mùa hè đỏ lửa năm 1972 -Ảnh: P.V

Ngược dòng lịch sử, ngay khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, một số nhà làm phim cách mạng ở cả miền Nam và miền Bắc đã thực hiện được những phim tài liệu: Trận Mộc Hóa (1948), Trận Đông Khê (1950), Chiến thắng Tây Bắc (1952)… Trong đó, phim “Trận Mộc Hóa” do Khu 8 ở miền Nam thực hiện, được xem là phim tài liệu đầu tiên của nền điện ảnh cách mạng Việt Nam.

Cơ sở đầu tiên của Điện ảnh cách mạng Việt Nam đặt tại khu Đồi Cọ, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Đến đầu năm 1953, cùng với đà thắng lợi liên tiếp của cuộc kháng chiến chống Pháp, điện ảnh Việt Nam cũng đã lớn mạnh về đội ngũ người làm phim. Thành công lớn tiêu biểu cho sự trưởng thành của điện ảnh Việt Nam là phim tài liệu “Điện Biên Phủ -1954”, sau đó đến bộ phim truyện đầu tiên “Chung một dòng sông” ra đời năm 1959, lấy bối cảnh là dòng sông Bến Hải và câu chuyện tình yêu của đôi trai gái bị chia cắt qua vĩ tuyến 17.

Điện ảnh cách mạng Việt Nam đã trải qua những giai đoạn phát triển gắn với đặc điểm tình hình của đất nước, từ những năm đầu 1950 còn sơ khai; giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1975, điện ảnh Việt Nam chủ yếu sản xuất phim tài liệu và phim truyện dựa trên các đề tài về chiến tranh, lao động, sản xuất ở miền Bắc; giai đoạn sau năm 1975 điện ảnh Việt Nam bắt đầu phát triển.

Giai đoạn này điện ảnh đã có những tác phẩm xoay quanh cuộc chiến vừa kết thúc, công cuộc lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống mới của Nhân dân. Hòa cùng với công cuộc đổi mới của đất nước, thời kỳ này đánh dấu nhiều thay đổi trong hoạt động điện ảnh Việt Nam, từ dòng phim của điện ảnh thị trường đến hội nhập, hợp tác, phù hợp với chiến lược phát triển và tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mở ra nhiều cơ hội cho điện ảnh Việt Nam, đáp ứng nhu cầu giải trí lành mạnh cho công chúng; góp phần cùng các hoạt động văn hóa và văn học, nghệ thuật khác đưa ra thế giới hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tươi đẹp, mến khách cùng truyền thống lịch sử hào hùng và cốt cách văn hóa độc đáo của dân tộc Việt.

Kế thừa và phát huy những thành tựu của nền điện ảnh nước nhà, mảnh đất Quảng Trị đã đi vào lịch sử chiến tranh giải phóng dân tộc, nơi đây là bối cảnh, nơi ra đời của những bộ phim truyện đầu tiên của điện ảnh Việt Nam, như: “Chung một dòng sông”, “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm”, “Trên vĩ tuyến 17”. Khi Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, nhiều đoàn làm phim đã đi vào “túi bom” Vĩnh Linh để thực hiện những thước phim tài liệu điện ảnh về vùng “đất thép”.

Đó là những phim tài liệu đặc sắc như: “Ngọn cờ Hiền Lương”, “Lũy thép Vĩnh Linh”, “Vĩ tuyến 17 chiến tranh nhân dân”, “Bên bờ Bến Hải”, “Cồn Cỏ anh hùng”. Quảng Trị còn là địa bàn chiến lược của những chiến dịch lớn như Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh, Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, Chiến dịch giải phóng Quảng Trị - 1972. Qua mỗi chiến dịch đã để lại những thước phim tài liệu điện ảnh quý giá, như: “Quanh địa ngục Cồn Tiên”, “Chiến thắng Khe Sanh”, “Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào”, “Mặt trận Đường 9”, “Bên dòng Thạch Hãn ngày đầu giải phóng”, “Ghi nhanh chiến thắng Quảng Trị”…

Đặc biệt, Hãng phim truyện Việt Nam đã sản xuất thành công bộ phim “Mùi cỏ cháy”, thực sự là một đóng góp mới vào dòng phim chiến tranh thời hậu chiến trên “miền đất thiêng” Quảng Trị anh hùng. Điện ảnh Quân đội nhân dân đã hoàn thành phim tài liệu “Lửa từ Thành Cổ”, khắc họa đậm nét về ngọn lửa tinh thần cách mạng của những chiến sĩ giải phóng quân trong 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị.

Cũng phải kể đến hai bộ phim tài liệu truyền hình nằm trong Dự án VTV Đặc biệt, đó là phim “Sống trong lòng đất”, tái hiện cuộc sống của quân và dân Vĩnh Linh thời chiến tranh. Phim được chọn để trình chiếu tại Hội nghị Truyền hình Công thế giới năm 2018 ở Mỹ; phim “Sống và kể lại” là sự đan xen giữa những câu chuyện, sự kiện diễn ra trong 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị, đã giành giải Bông sen vàng cho phim tài liệu xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 20.

Đối với điện ảnh Quảng Trị, ngày 23/3/2020, UBND tỉnh Quảng Trị đã đồng ý thành lập Chi hội Điện ảnh Việt Nam tỉnh Quảng Trị. Ngày 5/6/2020, Chi hội Điện ảnh Việt Nam tỉnh Quảng Trị tổ chức đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đại hội đã bầu ra ban chấp hành để điều hành các hoạt động của chi hội gồm 3 người. Hiện Chi hội Điện ảnh Việt Nam tỉnh Quảng Trị có 11 hội viên, luôn đồng hành, gắn kết để cùng nhau sáng tạo, cống hiến cho nền điện ảnh nước nhà.

Các hội viên ở Trung tâm Phát hành Phim và Chiếu bóng đã sản xuất được một số phim tài liệu công chiếu ở địa bàn miền núi các huyện Vĩnh Linh, Đakrông và Hướng Hóa. Ở Đoàn Nghệ thuật truyền thống Quảng Trị, ngoài công tác chuyên môn, các hội viên còn tham gia thể hiện rất nhiều vai diễn trong các bộ phim của trung ương khi những bộ phim này được quay ở địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Các hội viên ở Đài PTTH Quảng Trị đảm nhận nhiều công việc khác nhau gồm: quản lý, biên tập viên và phóng viên. Hội viên Võ Nguyên Thủy, với cương vị Giám đốc Đài PTTH tỉnh và trực tiếp chỉ đạo đã tổ chức sản xuất thành công nhiều chương trình truyền hình trực tiếp lớn ở các tỉnh bạn.

Tháng 4/2021 hội viên Trần Đăng Mậu phối hợp với kíp làm phim của Hãng phim Tài liệu Khoa học Trung ương tổ chức sản xuất phim tài liệu “Cánh đồng hồi sinh”, nhằm tôn vinh giá trị hạt gạo Quảng Trị từ những cánh đồng lúa hữu cơ. Tháng 4/2022 dựa trên kịch bản phim tài liệu “Đứa con người lính” của hội viên Trần Đăng Mậu, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương đã tiến hành ghi hình tại Quảng Trị. Tháng 9/2022, kịch bản phim tài liệu “Hai chiến tuyến” của hội viên Trần Đăng Mậu tham dự Trại sáng tác Nha Trang, được Hội đồng nghiệm thu của Hội Điện ảnh Việt Nam xếp loại A/115 kịch bản các thể loại và công trình nghiên cứu lý luận, phê bình của hội viên trên toàn quốc. Phim tài liệu “Những người mẹ cuối cùng” của hai hội viên Võ Thế Hùng, Phan Tân Lâm đoạt Huy chương Vàng tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 37...

Trong những năm tháng chiến tranh, mảnh đất Quảng Trị trải qua nhiều chiến dịch lớn của quân và dân ta, có nhiều địa danh đã đi vào lịch sử, nơi ấy mỗi tên đất, tên làng, tên núi, tên sông đều gắn với những chiến công bất tử.

Vì thế, có thể nói rằng Quảng Trị là “phim trường” sống động cho những ai muốn khám phá, thử thách mình qua mỗi thước phim tài liệu, là đất diễn cho những thước phim về đề tài chiến tranh cách mạng, cho đến ngày nay vẫn còn đó những nhân vật, câu chuyện bi hùng, in đậm kỳ tích trong mỗi chiến công.

Trước hiện thực phong phú đó, các hội viên cần tích cực khai thác, lao động, sáng tạo, tham gia các trại sáng tác của Hội Điện ảnh Việt Nam tổ chức; tham gia sáng tác về đề tài “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; có tác phẩm xuất sắc, chất lượng để tham dự các giải thưởng văn học nghệ thuật, giải Búa liềm vàng và giải Báo chí tỉnh Quảng Trị hằng năm, đồng thời tham dự các cuộc liên hoan truyền hình toàn quốc, liên hoan phim của Hội Điện ảnh Việt Nam tổ chức...

Trần Đăng Mậu


Trần Đăng Mậu

 {name} - {time}
{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các tin đã đưa

Mở lối cho chính mình

Mở lối cho chính mình
2023-04-02 10:06:00

QTO - Sinh ra trong một mái tranh nghèo ở vùng cao Quảng Trị, tương lai em Hồ Thị Thuyết, trú tại thôn Phú Thiềng, xã Mò Ó, huyện Đakrông không được hoạch...

Hướng tới mục tiêu chiến thắng bệnh lao

Hướng tới mục tiêu chiến thắng bệnh lao
2023-04-01 04:46:00

QTO - Theo đánh giá của WHO, Việt Nam hiện là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 11 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng...

Ước mơ của người mẹ khuyết tật

Ước mơ của người mẹ khuyết tật
2023-03-11 04:57:00

QTO - Mong muốn có được công việc ổn định để nuôi con, điều tưởng chừng giản đơn với nhiều người nhưng lại là khát khao của chị Hoàng Thị Tâm (sinh năm...

Quyết liệt ngăn chặn “ma men” lái xe

Quyết liệt ngăn chặn “ma men” lái xe
2023-03-09 14:45:00

QTO - Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, lực lượng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Quảng Trị hiện đang quyết liệt triển khai ngăn chặn...

“Điểm tựa” của trẻ mồ côi

“Điểm tựa” của trẻ mồ côi
2023-03-09 05:49:00

QTO - Thực hiện chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động, Hội LHPN Phường 3, thị xã Quảng Trị đã vận động cán...

Những ngôi nhà chứa chan tình người

Những ngôi nhà chứa chan tình người
2023-03-08 06:41:00

QTO - Với những hộ dân đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Hướng Hóa, việc sở hữu ngôi nhà kiên cố vẫn luôn là một giấc mơ. Để hiện thực hóa mong muốn...

Những phụ nữ lấy công việc làm niềm vui

Những phụ nữ lấy công việc làm niềm vui
2023-03-08 06:40:00

QTO - Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 là ngày lễ tôn vinh “một nửa của thế giới”. Vì thế, trong ngày này, các bà, các mẹ, các chị thường có khoảng thời gian được...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết