Cập nhật: Chủ nhật, 26/10/2008 | 10:24 GMT+7

Xã hội hóa thi hành án: Thí điểm trước khi đưa vào luật

(VietNamNet) - Góp ý cho dự thảo Luật Thi hành án dân sự sáng 25/10, đa số ĐBQH cho rằng xã hội hóa hoạt động thi hành án phải thực hiện thí điểm trước khi quy định vào luật.

Tranh luận bên hành lang QH. Ảnh: LAD

ĐBQH đề nghị chỉ quy định vấn đề này vào nghị quyết của QH về thi hành Luật Thi hành án dân sự, làm căn cứ cho Chính phủ triển khai thực hiện thí điểm.

Chủ nhiệm UB Tư pháp QH Lê Thị Thu Ba cho rằng: Để có cơ sở pháp lý thực hiện thí điểm xã hội hóa hoạt động thi hành án dân sự thì tại nghị quyết của QH cần quy định giao cho Chính phủ. Chính phủ sẽ căn cứ tình hình cụ thể để quy định việc thực hiện tại một số địa phương.

Đại biểu Trần Quốc Vượng (Lai Châu) góp ý: Phải nêu rõ trách nhiệm của UBND cấp tỉnh và huyện trong thi hành án dân sự. Bên cạnh đó, tổ chức thi hành án như quy định trong luật chưa mạch lạc, chỉ đề cập tổ chức ở cấp tỉnh, huyện, chưa đề cập tổ chức cấp Trung ương.

Xác định giá trị pháp lý của phiên dịch

Liên quan đến quy định về tiếng nói và chữ viết dùng trong thi hành án, đại biểu Danh Út (Kiên Giang) băn khoăn giá trị pháp lý của phiên dịch cho đương sự là người dân tộc thiểu số.

Ông Út đồng tình quy định của dự thảo luật: " Đương sự là người dân tộc thiểu số của Việt Nam mà không biết tiếng Việt thì cơ quan thi hành án dân sự phải bố trí phiên dịch ".

Tuy nhiên, nhận định thực tế nhiều phiên dịch không có trình độ hiểu biết pháp luật và khả năng diễn đạt ngôn ngữ không chuẩn, ông Út cho rằng dự thảo cần quy định về tiêu chuẩn phiên dịch, trách nhiệm của phiên dịch, giá trị pháp lý của bản dịch.

Đại biểu Củng Thị Mẩy (Hà Giang) tán thành ý kiến trên, cho rằng nếu phiên dịch sai sẽ dẫn đến thi hành bản án sai. Do đó phải có quy định cụ thể nhằm đảm bảo quyền lợi của bà con dân tộc thiểu số.

Cưỡng chế nhà: Nhân đạo nhưng không thể nhập nhằng

Bà Lê Thị Thu Ba cho rằng, việc trích lại một khoản tiền cho người phải thi hành án trong trường hợp bị cưỡng chế giao nhà là cần thiết, thể hiện bản chất nhân đạo của Nhà nước ta.

Đại biểu Nguyễn Thị Thụy Khiêm (Long An) đồng tình với chỉnh lý, bổ sung mà UBTVQH đề xuất, đó là nếu sau khi cưỡng chế, người phải thi hành án không đủ tiền để thuê nhà hoặc tạo lập nơi ở mới thì cơ quan thi hành án dân sự trích lại hoặc yêu cầu người được thi hành án hỗ trợ cho người phải thi hành án tiền thuê nhà trong một năm.

Trong khi đó, đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) đồng tình đó là quy định nhân đạo nhưng quy định như vậy rất khó thực hiện, dễ nhập nhằng. Ông Lịch đặt giả thiết, nếu trong trường hợp ngân hàng phát mại nhà thì có phải hỗ trợ cho người phải thi hành án hay không.

" Phải quy định rõ hỗ trợ đó nằm trong chi phí thi hành án" , ông Lịch nói.

Đại biểu Cầm Chí Kiên (Sơn La) cũng đồng tình phải có thêm hướng dẫn cụ thể cho quy định về cưỡng chế giao nhà là nhà ở của người phải thi hành án.

Xuân Linh


 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Quyên góp ủng hộ nhân dân Cu Ba

Quyên góp ủng hộ nhân dân Cu Ba
02:51 24/10/2008

(QT) - Cuối tháng 8 và đầu tháng 9/2008, liên tiếp hai cơn bão đổ bộ vào Cu Ba đã gây thiệt hại nặng nề về người cũng như tài sản đối với nhân dân, đất nước Cu Ba.  Nhằm cùng...

Đào tạo cử tuyển 200 cán bộ trung học y tế

Đào tạo cử tuyển 200 cán bộ trung học y tế
01:02 24/10/2008

(QT) - Nhằm đáp ứng nguồn nhân lực đang thiếu trầm trọng của ngành y tế Quảng Trị, vừa qua, Bộ Y tế đã có quyết định đồng ý để Quảng Trị được đào tạo cử tuyển 200 cán bộ trung...

Thời tiết

26°C - 35°C
Ít mây, trời nắng nóng
  • 28°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
  • 27°C - 36°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long