
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Những năm trở lại đây, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Đakrông, huyện Đakrông tiến bộ về nhiều mặt, nhất là mô hình ít con được nhiều cặp vợ chồng chấp nhận. Để đạt được kết quả đó, địa phương đã làm tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình bằng việc thực hiện những giải pháp, kế hoạch, chỉ tiêu hằng năm một cách tích cực. Qua đó, giúp người dân nâng cao nhận thức, tham gia thực hiện có hiệu quả các chính sách dân số.
![]() |
Xã Đakrông quan tâm truyền thông CSSKSS/KHHGĐ cho nhóm cha mẹ và thanh niên |
Trước đây, do vẫn còn giữ quan niệm lạc hậu như “đông con hơn đông của”, trọng nam khinh nữ, đặc biệt vấn đề hôn nhân cận huyết thống, tảo hôn vẫn còn nên người dân ở xã Đakrông không mấy mặn mà với việc tham gia thực hiện chăm sóc sức khỏe sinh sản/ kế hoạch hóa gia đình (CCSKSS/KHHGĐ). Do đó, gia đình nào cũng sinh đông con, ăn còn chưa đủ lấy đâu ra đảm bảo cho các con được học hành đến nơi đến chốn, vì thế cuộc sống rất khó khăn. Để nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn, xã chú trọng tăng cường tuyên truyền, giáo dục thay đổi nhận thức và hành vi, đặc biệt hướng đến những đối tượng đang trong độ tuổi sinh đẻ, đẩy mạnh CSCSKSS/KHHGĐ, xây dựng mô hình làng không sinh con thứ ba... Bên cạnh huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, với phương châm “Mưa dầm thấm lâu”, “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, nhất là phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín nên cán bộ dân số ở huyện, xã đã dần thuyết phục được những trường hợp khó chuyển đổi tư duy trong sinh đẻ ở địa phương. Quá trình tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các chính sách dân số, cán bộ dân số và đội ngũ cộng tác viên dân số luôn hướng cho người dân biết rõ về lợi ích thiết thực của việc CSSKSS/KHHGĐ như sinh đẻ ít con sẽ mang lại sức khỏe cho người phụ nữ và các thành viên trong gia đình, thời gian phát triển kinh tế gia đình, chăm sóc con cái và đặc biệt là chất lượng cuộc sống sẽ được nâng cao. Sau khi đã hiểu được việc CSSKSS/KHHGĐ mang lại nhiều lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội, nhiều cặp vợ chồng ở xã đã tự giác hơn trong thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại, chấp nhận mô hình ít con để nuôi dạy cho tốt.
Giả Thư ở thôn Kalu chia sẻ: “Trước đây vì thiếu hiểu biết nên vợ chồng tôi sinh nhiều con. Con đông nên lao động quần quật từ sáng đến tối vẫn thiếu ăn, thiếu mặc. Giờ để con cháu không phải khổ như mình, tôi thường vận động các con cháu trong thôn nên sinh đẻ ít , chăm sóc con chu đáo, cho con đến trường học, dành thời gian làm ăn để có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Hiểu được việc sinh ít con là tốt nên các con tôi thường tìm hiểu, nhờ cán bộ và cộng tác viên dân số tư vấn biện pháp tránh thai phù hợp, quyết tâm xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc”.
Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và ngành dân số - y tế huyện, xã, từ một địa phương có trên 60% gia đình sinh con thứ ba trở lên, tình trạng hôn nhân cận huyết thống và tảo hôn vẫn còn, tỉ lệ hộ nghèo cao nhưng đến nay, xã Đakrông được đánh giá là một trong những xã vùng khó thực hiện tốt công tác dân số - KHHGĐ. Đặc biệt, nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chấp nhận thực hiện biện pháp tránh thai hiện đại, phụ nữ tích cực CSSKSS. Từ đầu năm đến nay, toàn xã có 230 cặp vợ chồng tham gia các dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ…Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống dần bị đẩy lùi. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Nhiều gia đình nhờ thực hiện mô hình ít con nên có điều kiện đầu tư chăn nuôi, trồng trọt vươn lên khá giả. Số hộ nghèo, cận nghèo giảm, hộ khá, giàu tăng. Chị Hồ Thị Lan, Chi hội trưởng phụ nữ thôn Kalu, xã Đakrông cho biết: “Người dân trong xã đa số làm nương rẫy, đời sống còn nhiều khó khăn. Do hoàn cảnh gia đình và nhận thức còn hạn chế nên tình trạng sinh con đông, tỉ lệ đói nghèo ở xã vẫn còn cao. Vì thế, chúng tôi thường xuyên kết hợp với đội ngũ cán bộ và cộng tác viên dân số lồng ghép nội dung CSSKSS/KHHGĐ vào các cuộc họp thôn, sinh hoạt của chi hội phụ nữ. Trong đó, tập trung vận động chị em thực hiện biện pháp tránh thai phù hợp, sinh con ít, tuyên truyền không kết hôn sớm, không kết hôn cận huyết thống… Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng trẻ trong xã cam kết không sinh con thứ 3 trở lên. Không chỉ thực hiện tốt việc CSSKSS/KHHGĐ, người dân xã Đakrông còn tích cực tham gia nhiều hoạt động, phong trào thi đua khác ở địa phương, góp phần xây dựng bản làng ngày càng văn minh”.
Có thể khẳng định, công tác truyền thông về dân số - KHHGĐ ở xã Đakrông ngày càng đi sát đối tượng, phương pháp và nội dung tuyên truyền được đổi mới phù hợp, đối tượng tuyên truyền được mở rộng. Nhờ vậy, nhận thức của người dân có bước chuyển biến rõ rệt. Qua đó, thấy được đội ngũ cán bộ và cộng tác viên dân số phát huy được vai trò của mình trong tuyên truyền, vận động đối tượng thực hiện CSSKSS/KHHGĐ một cách hiệu quả. Phó Chủ tịch UBND xã Đakrông Hồ Nha cho biết: “Mục tiêu cơ bản trong công tác dân số- KHHGĐ của xã Đakrông đến năm 2020 là tiếp tục giảm sinh gắn với nâng cao chất lượng dân số. Khống chế tốc độ gia tăng chênh lệch giới tính khi sinh, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, trong đó các hoạt động truyền thông, can thiệp sẽ tiếp tục được triển khai lồng ghép thông qua các chiến dịch, tại các cuộc họp tại xã, thôn, bản đến đối tượng là người sắp kết hôn, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, người có uy tín trong cộng đồng. Tăng cường giáo dục giới tính trong các trường THCS, THPT trên địa bàn”.
Ngọc Trang
Khắc phục khó khăn của một xã vùng đặc biệt khó khăn, thời gian qua, đội ngũ cán bộ y tế - dân số ở xã A Vao, huyện Đakrông luôn triển khai các giải pháp ...
Bên cạnh những kết quả đạt được, thời gian qua, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) ở huyện Đakrông gặp không ít khó khăn, thách thức. Vì vậy, ...
Huyện Triệu Phong được đánh giá là một trong những địa phương làm tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) nhiều năm nay. Kết quả đó có sự đóng ...
“Với sự vào cuộc cả hệ thống chính trị, những năm qua, công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ) ở xã Vĩnh Thuỷ, huyện Vĩnh Linh đạt được nhiều kết quả ...
Là đô thị trung tâm tỉnh lỵ, dân cư tập trung với mật độ đông, những năm qua, công tác dân số ở thành phố Đông Hà được triển khai đồng bộ, đạt được nhiều kết ...
Khắc phục khó khăn, những năm trở lại đây, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình ...
Thời gian qua, thị xã Quảng Trị đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, tạo chuyển biến, thay đổi hành vi của cộng đồng về dân số và phát triển ...
Nhờ được tuyên truyền, vận động, hiện nay, nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ trên địa bàn tỉnh hiểu được những lợi ích của việc sinh con ít và nghiêm ...
QTO - Lặng lẽ đi sớm về muộn, qua từng bản làng, miệt mài cùng chị em tháo gỡ những khó khăn để thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, vươn lên trong cuộc sống -...
QTO - Xác định đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện, cấp xã - những người hoạt động trực tiếp tại cơ sở và sâu sát nhất với các vấn đề của địa...
(QT) - Sau khi nhận tin thầy Lê Hồng Sương (33 tuổi), giáo viên Trường Trung cấp nghề Quảng Trị đoạt giải Nhất Hội thi Thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc lần thứ VI- 2019 tổ...
(QT) - Cũng giống như nhiều khu chợ khác trên địa bàn tỉnh, chợ Ái Tử, thị trấn Ái Tử (Triệu Phong) là nơi trao đổi, mua bán các sản phẩm hàng hóa, trong đó chủ yếu là sản phẩm...
(QT) - Nằm về phía Nam của tỉnh, bên dòng sông Ô Lâu, xã Hải Tân, huyện Hải Lăng là địa phương có truyền thống hiếu học. Trong thời phong kiến có nhiều người đỗ đạt làm quan...
Giữ nguyên chất lượng - Thân thiện môi trường
(QT) - Thực hiện Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề nông thôn, những năm qua, huyện Cam Lộ luôn quan tâm, chú trọng đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông...
(QT) - Viêm loét giác mạc (VLGM) là một bệnh lí nguy hiểm và phổ biến trong các bệnh lí thường gặp về mắt. Bệnh thường để lại những di chứng nặng nề cho người mắc nếu không...