Cập nhật: Thứ 4, 16/10/2019 | 05:25 GMT+7

Vượt khó nhờ nghề phụ

(QT) - Tròn 10 năm dạy hợp đồng, cô Trần Thị Lan (sinh năm 1987), hiện là giáo viên Trường Tiểu học Triệu Sơn, huyện Triệu Phong gặp không ít khó khăn. Để nuôi dưỡng ước mơ và niềm đam mê “trồng người”, cô Lan đã bắt tay sản xuất, kinh doanh tinh bột nghệ cùng nhiều sản phẩm khác. Không phụ lòng người, nghề tay trái đã giúp cô vượt qua khó khăn, gắn bó với công việc mà mình luôn yêu thích.

Cô Lan giới thiệu sản phẩm tinh bột nghệ

Không chỉ là giáo viên âm nhạc yêu nghề, mến trẻ, cô Lan còn được nhiều người biết đến với sự nhiệt huyết, tài năng, nỗ lực cống hiến cho các hoạt động, phong trào trong và ngoài nhà trường. Đến giờ, gương mặt của cô Lan đã trở nên quen thuộc trên nhiều sân khấu lớn nhỏ. Ít ai biết, phía sau lối trò chuyện cởi mở, nụ cười thường trực, cô đã và đang từng ngày trăn trở vì công việc chưa ổn định. Chồng công tác xa nhà, con còn nhỏ, những vất vả trong cuộc sống đặt nặng trên vai cô Lan. Năm 2016, mức lương hợp đồng xuống thấp khiến cô giáo trẻ không biết xoay xở như thế nào. Sự căng thẳng, mệt mỏi làm bệnh đau dạ dày trong cô tái phát. Lo lắng cho sức khỏe, cô Lan mày mò làm tinh bột nghệ để uống. Thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể, một ý tưởng làm ăn lóe sáng trong đầu cô: “Tại sao không làm tinh bột nghệ để bán. Nghề này có thể giúp mình cải thiện thu nhập, hơn thế còn mang lại sức khỏe cho mọi người”.

Không chần chừ, cô giáo Lan ngược xuôi đến các miền quê trong tỉnh tìm kiếm nguyên liệu. Cô cũng chú tâm học thêm kinh nghiệm làm tinh bột nghệ từ người đi trước, sách báo, internet... Buổi đầu, cô Lan thuê thêm một nhân công cùng mình sản xuất theo lối truyền thống nhưng thấy không khả quan. Nhiều hôm đôi tay cô rã rời, nhuốm vàng quạch vì phải rửa, cắt, xay, vắt nghệ tươi. Đối diện thử thách, cô giáo trẻ nghĩ cần phải có máy móc để thay sức người. Với số tiền dành dụm được cộng với nguồn vốn Trung tâm Khuyến công tỉnh hỗ trợ, cô Lan ra Hà Nội mua nhiều loại máy móc hiện đại về sản xuất tinh bột nghệ. Sự “tiếp sức” của máy móc đã giúp hiệu quả sản xuất của cơ sở tăng gấp 10 lần. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, cô Lan còn sản xuất ra viên tinh bột nghệ mật ong, rất được ưa chuộng. Điều đáng mừng là sản phẩm tinh bột nghệ ra đời từ bàn tay yêu lao động của cô giáo trẻ sớm được xác nhận đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và trở thành sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.

Tìm đầu ra cho sản phẩm tinh bột nghệ là công việc đầy thử thách đối với cô Lan. Buổi đầu, cô bán sản phẩm mình làm ra chủ yếu cho người thân, bạn bè. Thấy không khả quan, cô tìm đến các nhà thuốc, quầy hàng lớn ở một số chợ đầu mối xin kí gửi. Cô Lan không ngại cho người bán dùng thử miễn phí để thấy hiệu quả của sản phẩm. Không phụ lòng người, nhiều tiểu thương, dược sĩ sau khi dùng tinh bột nghệ của cô đã bắt tay hợp tác. Được tiếp thêm động lực, cô Lan lặn lội ra đến các tỉnh, thành phố xa để giới thiệu sản phẩm và may mắn là đến đâu cũng được ủng hộ. Hiện nay, sản phẩm của cô giáo trẻ đã có mặt tại nhiều tỉnh, thành phố lớn như: TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam, Đồng Nai… “Gần đây, sản phẩm tinh bột nghệ có rất nhiều trên thị trường, vàng thau lẫn lộn. Một số nơi, người ta bán mặt hàng này với giá rất rẻ. Vì thế, cơ sở của mình gặp sự cạnh tranh gay gắt. Để giải bài toán này, mình quyết định giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm. Mình tin vào sự thông thái của khách hàng. Họ sẽ lựa chọn được sản phẩm tốt nhất cho sức khỏe của mình”, cô Lan bộc bạch.

Khi thương hiệu tinh bột nghệ nguyên chất Trần Lan đã có chỗ đứng trên thị trường, cô giáo Lan lại mày mò, học hỏi để làm ra nhiều sản phẩm khác. Mọi việc bắt đầu từ lúc cô thấy nông dân trên địa bàn gieo trồng và thu hoạch các loại nông sản chất lượng nhưng đầu ra không có hoặc bị tiểu thương ép giá. Không chần chừ, cô gõ cửa nhiều hộ dân để trò chuyện và chọn mua các loại nông sản như ý với giá cao. Trở về, cô làm miệt mài thử nghiệm, làm ra các sản phẩm mới. Sau những nỗ lực, cô đưa đến tay khách hàng nhiều sản phẩm đã được kiểm định, đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm như tinh bột sắn dây, mầm ngũ cốc, mầm đậu nành, trà gạo lức thảo mộc…

Việc sản xuất, kinh doanh thuận lợi đã giúp cuộc sống của cô Lan bước sang trang mới. Hiện nay, khách hàng đến với cô Lan ngày càng đông. Nhiều người “trung thành” với tinh bột nghệ và các sản phẩm khác do cô sản xuất trong thời gian dài. Trung bình mỗi tháng, trừ mọi chi phí, cô Lan thu được hơn 20 triệu đồng nhờ nghề tay trái. Từ đây, những khó khăn, vất vả trong cuộc sống gia đình vơi đi đáng kể. Cô Lan có điều kiện gắn bó với công việc mà mình rất đam mê.

Tây Long



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Vượt khó để bám nghề
22:00 03/01/2025

Tại lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII do Tạp chí Thanh niên phối hợp với Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ ...

Phụ nữ làm báo vì đam mê và cống hiến
22:30 20/06/2024

Dẫu biết nghề báo đối với phụ nữ rất vất vả, gặp không ít thử thách nhưng vì đam mê, nhiều chị em vẫn chọn. Không chỉ quyết tâm khắc phục khó khăn để sống, làm ...

Gieo những con chữ yêu thương
22:45 18/08/2023

Từng hai lần định rời bục giảng nhưng bảng đen, phấn trắng như một cái duyên, giúp cô Nguyễn Thị Thuyết, giáo viên Trường Tiểu học và Trung học cơ sở ...

Biến ước mơ thành hiện thực nhờ đam mê
22:10 04/02/2025

Niềm đam mê cùng với sự nỗ lực không ngừng nghỉ đã giúp Trần Ngọc Tuấn Anh, học sinh lớp 12A1, Trường THPT Bùi Dục Tài, huyện Hải Lăng biến ước mơ đoạt giải ...

Tăng cường công tác phòng, chống thiên tai

Tăng cường công tác phòng, chống thiên tai
10:35 tối qua

QTO - Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị những năm qua thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, nhất là xảy ra một số đợt mưa lũ cực đoan, dị thường, gây thiệt...

Trồng bơ trái vụ cho thu nhập khá ở Tân Liên

Trồng bơ trái vụ cho thu nhập khá ở Tân Liên
22:17 15/10/2019

(QT) - Thời gian gần đây, nhiều nông dân ở xã Tân Liên, huyện Hướng Hóa đã lựa chọn giống bơ trái vụ để trồng vừa phục vụ gia đình vừa xuất bán tăng thu nhập, cải thiện đời...

Gia đình ông Hồ Mã Lai vượt khó làm giàu

Gia đình ông Hồ Mã Lai vượt khó làm giàu
23:18 14/10/2019

(QT) - Ngồi trong căn nhà hai tầng khang trang nhất nhì bản vừa được xây dựng, vợ chồng ông Hồ Mã Lai (58 tuổi) và bà Hồ Thị Phong ở bản Thanh 4, xã Thanh, huyện Hướng Hóa rất...

Thời tiết

23°C - 28°C
Có mây, có mưa rào
  • 23°C - 27°C
    Nhiều mây, có mưa nhỏ
  • 22°C - 27°C
    Nhiều mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long