
{title}
{publish}
{head}
(QT Xuân) - Trước khi tiễn năm cũ, đón năm mới lòng người Gio An càng thêm náo nức bởi năm nào, thời khắc ấy cũng đúng vào dịp kỉ niệm ngày giải phóng quê hương 30/12/1964. Ai ở xa cũng muốn về bởi quá khứ hào hùng của vùng quê cách mạng trào dâng trong lòng...
![]() |
Thầy giáo về hưu kể chuyện lịch sử cho thế hệ trẻ Gio An dưới di tích lịch sử Cây đa giếng Đìa (thôn Gia Bình). Ảnh: L.T |
1. Ông Trần Văn Túc, nguyên Bí thư Chi bộ xã Gio An, Gio Linh giai đoạn 1968 - 1972 thành kính thắp một nén nhang lên Nhà bia tưởng niệm ở Đài chiến thắng Đồi 82, trước khi dẫn chúng tôi về với những câu chuyện hào hùng của quê hương. Xã Gio An có chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên vào năm 1934 lấy tên là Chi bộ An Nha do đồng chí Hồ Dục làm Bí thư Chi bộ. Sau khi có chi bộ đảng ra đời và dẫn dắt, Gio An trở thành căn cứ địa vững chắc của cách mạng. Những địa danh như chùa Long Phước, miếu Cồn Ràng… nơi từng diễn ra các cuộc họp quan trọng của cách mạng. Nhân dân Gio An đã nuôi giấu, che chở, tiếp tế, liên lạc cho nhiều cán bộ hoạt động cách mạng trong kháng chiến chống Pháp dù phải sống trong cảnh kìm kẹp, áp bức hết sức dã man của địch. Từ những lon gạo, mo cơm độn nhiều khoai sắn và những hạt muối mặn mòi thắm đượm nghĩa tình được chuyển đến các hòm thư mật cho cách mạng, nhân dân Gio An đã xây dựng nên mối liên hệ mật thiết với Đảng, với cách mạng để làm nên những chiến công vang dội.
Ngày 30/12/1964, xã Gio An trở thành địa phương đầu tiên của huyện Gio Linh được giải phóng. Để mất Gio An, quân đội Mỹ và quân đội Việt Nam cộng hòa vô cùng cay cú, ngày đêm tổ chức tấn công, càn quét nhằm biến nơi đây trở thành vành đai trắng của hàng rào điện tử Mc. Namara. Không khuất phục trước các thủ đoạn của quân xâm lược, quân dân Gio An vẫn một lòng sắt son với cách mạng “một tấc không đi, một li không rời” dù phải sống trong cảnh mưa bom, bão đạn. Toàn xã lập một trung đội du kích cơ động, mỗi thôn có một trung đội dân quân… tổ chức xây dựng làng xã chiến đấu, che chở, giúp đỡ cho nhiều binh đoàn bộ đội chủ lực triển khai các trận đánh quan trọng về Dốc Miếu, lên Cồn Tiên, vào Quán Ngang... Nhà nhà lập hũ gạo nuôi quân để chiến đấu giữ đất, giữ làng, lập nên những chiến công hiển hách trên quê hương anh hùng ở Cây đa giếng Đìa (thôn Gia Bình), Đồi 82…
2. Từ đói nghèo, khó khăn, thiếu thốn bộn bề của quê hương sau ngày đất nước thống nhất, Đảng bộ, chính quyền xã Gio An đã lãnh đạo nhân dân vượt qua gian nan, thử thách, bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới. Toàn xã hiện có 221 đảng viên với 9 chi bộ. Đến cuối năm 2019, tổng thu nhập toàn xã ước đạt 126,5 tỉ đồng; bình quân thu nhập đầu người ước đạt 34,2 triệu đồng, tỉ lệ hộ nghèo dưới 4,5%. Nghe những câu chuyện hồi sinh vùng đất lửa từ người một am hiểu lịch sử Gio An như ông Túc tôi lại liên tưởng đến nhận xét tinh tế của nhà báo Đào Tâm Thanh về địa phương này: “Mảnh đất từng ngân vang tiếng trống trận năm xưa giờ yên hòa giữa màu xanh cây trái, nhuần nhụy và thẳm sâu tình người”. Bây giờ từ khóa “Gio An” bắt đầu xuất hiện trên bản đồ nông sản với những sản phẩm sạch có thương hiệu đặc trưng như rau xà lách xoong, bơ, tinh bột nghệ, hạt tiêu đen…
![]() |
Cánh đồng hoa hướng dương ở Gio An thu hút khách tham quan, trải nghiệm. Ảnh: LT |
Anh Lê Phước Hiếu, Phó Chủ tịch UBND xã Gio An chia sẻ với chúng tôi một thông tin vui của địa phương. Đó là vụ tiêu năm 2019, toàn xã đã xuất khẩu 45 tấn hạt tiêu sang thị trường châu Âu với giá dao động từ 52.000 - 62.000 đồng/ kg tùy chất lượng, cao hơn từ 10.000 - 20.000 đồng/kg so với giá hạt tiêu ở thị trường nội địa. Đây là năm thứ 2 sản phẩm hạt tiêu đen của địa phương xuất khẩu sang thị trường châu Âu sau khi năm 2018, Gio An là địa phương đầu tiên trên địa bàn tỉnh thí điểm thành công mô hình sản xuất và quản lí sản xuất cây hồ tiêu theo phương pháp hữu cơ đáp ứng tiêu chuẩn EC834/2007 của châu Âu và tiêu chuẩn NOP USDA của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Đến nay, toàn xã có 103 hộ dân thực hiện trồng 52,3 ha cây hồ tiêu hữu cơ. Những hạt tiêu đen hữu cơ cay nồng trải qua nhiều quy trình sàng lọc nghiêm ngặt để vươn ra thị trường quốc tế đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân nơi đây. Cũng vụ đông xuân này, xã Gio An đã phối hợp với một doanh nghiệp xuất khẩu đưa sản phẩm củ nghệ tươi của địa phương sang giới thiệu ở một hội chợ nông sản tại Đức. Dù chưa có thông tin chính thức về thị trường tiêu thụ sản phẩm nghệ củ xuất khẩu nhưng đây là tín hiệu đáng mừng về những thay đổi trong tư duy sản xuất của người dân trên mảnh đất này. Từ những loại cây trồng truyền thống, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, dưới sự định hướng của Đảng ủy, chính quyền địa phương, nông dân đã biết liên kết với nhau để xây dựng thành một vùng sản xuất nông sản mang tính hàng hóa đặc trưng. Nông nghiệp hữu cơ trở thành hướng đi tất yếu, bền vững để không chỉ đưa nông sản Gio An đến với người tiêu dùng trong tỉnh, trong nước và thế giới mà còn tạo môi trường trong lành để địa phương này phát triển du lịch cộng đồng.
3 . Đến Gio An, du khách được hòa mình vào không khí trong lành của làng quê bên những vườn cây rợp bóng mát, bước trên những con đường lát đá mồ côi dẫn xuống hệ thống giếng cổ ngàn năm tuổi, ngắm hoa hướng dương, thưởng thức những món ẩm thực đặc trưng của vùng đất này…
Phát triển du lịch cộng đồng chính thức trở thành mục tiêu phấn đấu của địa phương sau khi Đảng ủy xã Gio An ban hành Nghị quyết chuyên đề về xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu gắn với phát triển du lịch cộng đồng vào năm 2018. Từ nghị quyết của Đảng ủy, UBND xã đã ban hành kế hoạch hành động, thành lập Ban chỉ đạo cấp xã phối hợp các hội, đoàn thể về tuyên truyền, vận động đến từng địa bàn khu dân cư nhằm kết hợp bảo vệ, khai thác tài sản đặc trưng của địa phương là hệ thống giếng cổ quý báu, độc đáo có niên đại hàng nghìn năm. Cú hích từ chủ trương của Đảng ủy xã Gio An đã kích cầu tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của người dân. Tại đây đã cho ra đời những mô hình trồng trọt lần đầu có ở Quảng Trị như vườn hoa hướng dương, vườn sâm Bố Chính… Hiệu ứng của những mô hình lần đầu tiên ra mắt kết hợp tour du lịch trải nghiệm về “miền giếng cổ” được lan tỏa lên mạng xã hội nhanh chóng đưa Gio An trở thành địa điểm nhiều người muốn đặt chân đến. Phong cảnh làng quê trở nên yên bình, đường làng, ngõ xóm được phong quang, sạch sẽ. Người dân đã bắt đầu nhận thức được việc phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với đón khách du lịch đến tham quan và bảo vệ môi trường. Chính quyền xã cũng đã tranh thủ được các nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài để tập trung đầu tư tôn tạo hệ thống giếng cổ, hình thành cảnh quan xung quanh khu vực các giếng cổ bằng hình thức tạo ra các bờ ruộng và các loại hoa phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng ở địa phương; xây dựng các tuyến đường thôn mang đặc trưng như đường đá mồ côi xuống giếng cổ, đường chè, đường hoa… Hằng tuần, các hội, đoàn thể ở các thôn lần lượt thay nhau vệ sinh, dọn dẹp quanh khu vực giếng cổ, đồng thời thiết kế, xây dựng không gian văn hóa đáp ứng hoạt động du lịch cộng đồng, sưu tầm các tài liệu về văn hóa địa phương như các bài thơ, ca, hò vè… để xây dựng thành các bài tuyên truyền, giới thiệu về hình ảnh quê hương.
Mặc dù doanh thu từ du lịch cộng đồng chỉ mới bắt đầu hình thành, nhưng chính sự đổi thay về cách nghĩ, cách làm của người dân đã mở ra hướng phát triển Gio An thành miền quê đáng sống. Rồi đây, Gio An sẽ trở thành điểm nhấn đón đầu, kết nối tuyến du lịch tâm linh Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn… để lan tỏa hơn truyền thống mảnh đất và con người đất lửa Gio An.
Lâm Thanh
Phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, đặc biệt là từ cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền vào mùa thu Tháng Tám năm 1945, xã Gio Mai, huyện Gio Linh ...
Dịp áp Tết năm ngoái, người bạn vong niên gửi cho tôi một món quà kèm theo lời nhắc bâng khuâng: “Đặc sản quê mình đó, ai nhớ, ai quên?”. Quà bạn tặng là một ...
Tập thơ “Nhớ và quên” của nhà thơ Nguyễn Hữu Thắng, do nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành tháng 8 năm 2018, gồm 69 bài, 135 trang in. Tính đến nay anh đã xuất ...
Từ trung tâm thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, chúng tôi theo Quốc lộ 9 ngược lên phía Tây, rẽ trái vào Tỉnh lộ 585 chưa đến 10 km là đặt chân tới vùng Cùa, gồm 2 ...
Về bất cứ làng quê nào, ta cũng dễ dàng thấy ngay hình con rồng trên các mái ngói đình chùa miếu mạo, trong các họa tiết trang trí chạm khắc. Rồng chắc chắn là ...
Đất nước đang vào xuân. Trong không khí sôi động, náo nức của những ngày giáp tết Ất Tỵ, đi dưới cờ hoa, biểu ngữ chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng, ...
Xã Hiền Thành nằm ngay bờ Bắc sông Bến Hải là tên gọi mới sau khi sáp nhập đơn vị hành chính từ 2 xã Vĩnh Hiền và Vĩnh Thành. Đây là vùng quê cách mạng nổi ...
Sau chiến tranh, cựu chiến binh Trần Xuân Quý, thương binh hạng 4/4 trở về Thôn 6, xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong với nhiều dự định thôi thúc. Khi ấy, ông ...
QTO - Việc xây dựng đội ngũ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ năng lực công tác tốt để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ...
QTO - Từ lâu, giải thưởng Lý Tự Trọng là mơ ước, mục tiêu phấn đấu của nhiều cán bộ đoàn. Vinh dự là 1 trong 100 cán bộ đoàn xuất sắc, tiêu biểu của cả...
(QT Xuân) - Năm 2020 cũng là năm cuối cùng của nhiệm kì 2015-2020. Từ đầu nhiệm kì đến nay, tỉnh Quảng Trị đã đạt được những thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế - xã...
(QT Xuân) - Với hơn 500 năm tuổi, lịch sử thôn An Tiêm, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong được nối liền bằng những dấu mốc vàng son. Sự kiện ý nghĩa nhất đối với người dân nơi...
(QT Xuân) - Trong những ngày giáp Tết Nguyên đán Canh Tý - 2020, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã Triệu Thuận (huyện Triệu Phong) long trọng tổ chức kỉ niệm 110 năm Ngày sinh...
(QT Xuân) - Đến dải đất miền Trung - Tây Nguyên, nói về họa sĩ Phạm Thanh Lâm, một cựu chiến binh ngày đêm đam mê vẽ chân dung Bác Hồ chắc ai cũng biết. Bởi anh vẽ từ tấm lòng...
(QT Xuân) - Đó là một buổi chiều vô cùng đặc biệt. Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink lặng lẽ bước vào tượng đài chính Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn rồi kính cẩn thắp nén...
(QT Xuân) - Cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1972, mà cao điểm là “mùa hè đỏ lửa”, toàn quân, toàn dân ta đã dồn sức, đánh một đòn chí tử vào đầu Mỹ - ngụy. Quân ta...