{title}
{publish}
{head}
(QT) - Những ngày qua trên địa bàn tỉnh lại râm ran chuyện vỡ nợ với số tiền rất lớn. Thông tin từ Báo Quảng Trị cho biết bước đầu xác định có 24 nạn nhân với số tiền hơn 385 tỉ đồng cho bà N. ở thành phố Đông Hà vay đã quá hạn nhưng không được trả cả gốc lẫn lãi. Trước đó, năm 2016, 2017 có vụ bà N.T.L.H. ở 12/36 Đặng Tất, thành phố Đông Hà; vụ bà H.L. ở huyện Cam Lộ; xa hơn nữa là vụ Cao Xuân Thiện và vợ là Nguyễn Thị Lan Anh, chủ doanh nghiệp Công ty cổ phần Thái Bảo, tất cả đều cao chạy xa bay với khoản nợ từ hàng chục đến hàng trăm tỉ đồng. Điểm lại một số vụ đã bị “lộ”, còn trên thực tế có lẽ còn nhiều vụ vỡ nợ khác nhưng được giấu kín, “ngậm bồ hòn làm ngọt”.
Quảng Trị không phải là một tỉnh có nền kinh tế sôi động nhưng lại có nhiều vụ vỡ nợ với số tiền lớn. Không chỉ riêng Quảng Trị, tình trạng tương tự cũng xảy ra ở các địa phương khác. Thủ đoạn của kẻ xấu không có gì mới, chỉ đưa ra mức trả lãi suất rất cao đối với người cho vay. Lý do để vay với lãi suất cao khá thuyết phục, thường là đầu tư dự án lớn, trong tương lai sẽ sinh lời cao nhưng đang thiếu vốn, cần tiền để đáo hạn ngân hàng gấp; thủ tục vay qua ngân hàng phiền hà, phải có tài sản thế chấp, chậm được giải quyết nên vay ngoài cho nhanh… Khi mới vay, người cho vay luôn được trả lãi sòng phẳng, đúng hạn nên tạo được niềm tin, từ đó tự hình thành đường dây vay tiền “đa cấp”, kiểu hình nón. Nhiều người đã dốc hết tiền bạc tích lũy được, thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay ngân hàng hoặc đi vay của người khác rồi cho vay lại để kiếm phần chênh lệch tiền lãi. Cách vay tiền ngoài hệ thống tín dụng không có tài sản thế chấp mà chủ yếu “tín chấp” thông qua mối quan hệ bạn bè, bà con thân quen, do đó không ai nghĩ đến chuyện bị lừa nên sẵn sàng cho vay để hưởng lãi suất cao. Nhưng khi “chủ vay” tuyên bố vỡ nợ thì những người trong đường dây mặc dù không có ý định lừa người thân của mình nhưng cũng không còn tiền để trả lại cho họ, vì mọi nguồn tiền huy động được đều đã tập trung cho “chủ vay”, thế nên cả đường dây vỡ theo. Khi đã tuyên bố vỡ nợ thì người cho vay coi như mất cả vốn lẫn lời, tức không đạt được mục đích là thu lại một khoản tiền lớn hơn so với số tiền bỏ ra ban đầu; còn việc có xử lý hình sự hay không là câu chuyện của pháp luật, không phải mục đích của người cho vay.
Việc vay tiền ngoài hệ thống tín dụng được Bộ luật Dân sự quy định qua việc vay tài sản. Theo đó, lãi suất theo thỏa thuận giữa các bên không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay (trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác). Tuy nhiên, nếu thực hiện theo mức lãi suất pháp luật cho phép thì khó vay được tiền, nên đối tượng lừa đảo đưa ra mức lãi suất rất lớn để đánh vào “lòng tham” của nhiều người (nhưng không thể hiện trên giấy vay tiền, vì như vậy người cho vay có thể phạm tội cho vay nặng lãi). Khi vỡ nợ, muốn xử lý hình sự thì phải chứng minh người đi vay có các dấu hiệu đặc trưng của tội lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản. Điều này không dễ vì đã được sắp xếp, tính toán kỹ lưỡng từ trước. Trong cuộc chơi này có người vỡ nợ hàng chục, hàng trăm tỉ đồng, nhưng thực ra đó không phải tiền của họ, mà nạn nhân chỉ là những người cuối cùng trong đường dây, người đã bỏ “tiền tươi, thóc thật” ra cho vay. Vậy nên câu chuyện vay trả lãi suất cao, khi thu được một khoản tiền lớn thì tuyên bố vỡ nợ, làm khuynh gia bại sản bao gia đình, còn đối tượng lừa đảo thì vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật cứ lặp đi lặp lại.
Xin lưu ý, trong đầu tư kinh doanh, một vấn đề có tính nguyên lý, đó là lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn. Nếu tỉnh táo để suy xét sẽ nhận thấy với mức trả lãi cao ngất ngưỡng so với mặt bằng lãi suất thị trường thì thử hỏi người đi vay làm gì để sinh lợi mà trả lãi cao như vậy (?). Đây là điều “bất thường” - dấu hiệu của vỡ nợ và lừa đảo. Từ thực tế của nhiều vụ vỡ nợ xảy ra trên địa bàn tỉnh cũng như trong phạm vi cả nước, mọi người nên rút ra bài học cho mình, tránh xa khi được chiêu dụ cho vay tiền với lãi suất cao. Nếu không trực tiếp đầu tư vào sản xuất kinh doanh, thì người có tiền nên gửi vào ngân hàng hoặc quỹ tín dụng nhân dân, lãi suất tuy thấp hơn cho vay ngoài nhưng độ an toàn cao.
Tùng Lâm
(NLĐO) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị ngành ngân hàng thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, nới lỏng hơn, tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất, nhất là giảm ...
Hôm qua 2/8, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa xét xử vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đối với các bị cáo: Hồ Thị Hương Loan, Dương Tất Chiến cùng sinh năm ...
Các công ty Mỹ đang chứng kiến tốc độ vỡ nợ nhanh nhất trong bốn năm qua đối với các khoản vay “đòn bẩy” (còn gọi là “vay rác”) - khoản vay do người có mức nợ ...
Hôm nay 27/12, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Quảng Trị cho biết, quá trình điều tra mở rộng vụ án hình sự Trương Quang Liêm (còn gọi ...
Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Quảng Trị vừa mở phiên tòa xét xử vụ án “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”, tuyên bị cáo Nguyễn Hữu Đảng (sinh năm 1992), ...
“Chiều nay 27/7, thông tin từ Công an huyện Hải Lăng cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra của đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt, tạm ...
Cha ông thường nói “đồng tiền liền ruột” để chỉ tiền bạc quý như thân thể, phải tự mình giữ gìn lấy và không nên tin bất kỳ ai. Vậy nhưng trong vụ án này, 165 ...
VOV.VN - Theo Bloomberg, việc Nga không thể thanh toán đúng hạn tiền lãi của trái phiếu nước ngoài đã khiến nước này rơi vào tình trạng vỡ nợ về mặt kỹ thuật.
QTO - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị vừa ban hành Chỉ thị số 42-CT/ TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với Chương trình xóa nhà tạm, nhà...
QTO - Một trong những nội dung được dư luận quan tâm nhất trong thời gian gần đây là việc tăng mức phạt vi phạm giao thông được quy định tại Nghị định...
(QT) - Tối 16/9/2018, tại Công viên nước Hồ Tây, Hà Nội đã diễn ra Đêm nhạc hội mùa thu. Đây là sự kiện âm nhạc lớn, thu hút hàng ngàn người tham gia. Điều đáng nói là trong...
(QT) - Những ngày qua, tỉnh Quảng Trị có vinh dự lớn được cùng với các bộ, ban, ngành Trung ương phối hợp tổ chức các hoạt động kỷ niệm 45 năm ngày lãnh tụ Cuba Fidel Castro...
(QT) - Thời gian gần đây, cụm từ “tiếng Việt lớp 1 công nghệ giáo dục” được nhiều người đưa ra bàn luận với hàng loạt ý kiến tiêu cực khiến một số phụ huynh, nhất là phụ huynh...
(QT) - Thời gian qua, công tác quản lý khai thác thủy sản, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển của tỉnh Quảng Trị đã đạt được những kết quả tích cực, góp...
(QT) - Các nhà khoa học dự báo, đến giai đoạn 2025 - 2030, nhân loại sẽ có hơn 20 sản phẩm công nghệ định hình tương lai kỹ thuật số và thế giới siêu kết nối. Việt Nam đang...
(QT) - Đề cập đến việc chuẩn bị cho con bước vào năm học mới, một người bạn của tôi kể câu chuyện: Con gái chị học ở một trường trên địa bàn thành phố Đông Hà, tới trường đón...