
{title}
{publish}
{head}
Miêu tả dấu chân bò tót vừa đi qua |
Treo thưởng 1 triệu/bức ảnh bò tót
Cách nay gần 10 năm, ông Khổng Trung- PGĐ Sở NN-PTNT kiêm Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị đã từng “treo thưởng” 1 triệu đồng cho những ai chụp được ảnh bò tót xuất hiện ở rừng Quảng Trị. Ngày đó 1 triệu có trị giá bằng một chỉ vàng 999,9. Nhiều người xách máy ảnh lên đường không phải vì tiền thưởng, mà muốn “ẵm” danh hiệu người tiên phong phát hiện ra bò tót ở Quảng Trị, nơi duy nhất trên dãy Trung Trường Sơn (từ Quảng Bình, Quảng Trị, TT-Huế và Quảng Nam) có bò tót sinh sống.
Sở dĩ có sự treo thưởng “hậu hĩnh” vì thông tin từ người dân báo về tận mắt họ chứng kiến những con bò to tướng đi ăn trên núi cao, tiếng người dân tộc miền núi gọi bò tót là Xà-ngô-rờ. Qua mô tả của bà con, kiểm lâm Quảng Trị biết chắc những chàng Xà-ngô-rờ to tướng đó là bò tót, song chứng cứ và hình ảnh ở đâu thì chưa ai có được. Lần lượt năm này đến năm khác thông tin về bò tót xuất hiện ở các huyện Gio Linh, Vĩnh Linh rồi Đakrông...được gửi về liên tục, nhưng để thấy con bò tót ngoài thiên nhiên đúng là không dễ chút nào.
Giới chụp hình ở Quảng Trị chấp nhận bó tay trước cuộc “thách cược” quá độc của kiểm lâm Quảng Trị. Nhiều lần Chi cục trưởng Kiêm lâm Khổng Trung tâm sự rằng, ông không thể ngồi yên trước những thông tin về bò tót xuất hiện trên địa bàn mình. Một loạt giả thuyết được đặt ra lúc đó, có thể những đàn bò tót chỉ đi qua rừng Quảng Trị, còn “ngôi nhà” của chúng ở đâu vẫn chưa ai tìm được. Hay trên một vùng rừng nào đó của Quảng Trị , từ lâu đã được những chú Xà-ngô-rờ chọn làm “ngôi nhà” để trú ẩn.
Cán bộ bảo tồn của Kiểm lâm Quảng Trị chuẩn bị máy tự động ghi hình bò tót ở Pa Thiên |
Những chuyến leo núi nhớ đời
Một ngày đầu năm 2008 , cán bộ Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị lại nhận được thông tin từ bà con xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hoá báo về, bò tót thường xuyên xuất hiện ở núi Voi Mẹp. Sau một thời gian chuẩn bị, anh Nguyễn Ngọc Tuấn và Ngô Kim Thái gùi ba lô lên đường leo núi, quyết tìm cho ra nơi sinh sống của những con bò tót. Từ chân núi Voi Mẹp thuộc địa bàn xã Hướng Sơn để leo lên đến đỉnh cao hơn 1.700m phải mất hơn ngày đường. Hôm đó sau khi lên gần đến đỉnh núi thì mặt trời đã tắt, hai anh phải dựng lán trại ngũ giữa rừng sâu, hoang vắng.
Đêm giá buốt dù lạnh cóng, song không dám đót lửa, vì bò tót là loại động vật cực kỳ thính hơi và nhạy cảm với ánh lửa. Chỉ cần một tiếng động nhỏ là có thể chúng đương đầu kháng cự lại hoặc chạy thẳng vào rừng sâu. Sáng hôm sau khi lên đến đỉnh Pa Thiên, bỗng dưng nghe tiếng ào ào như có gió lớn , hai anh chưa kịp định hình thì những con bò tót đã phóng qua trước mặt trong sự nuối tiếc vì không thể bấm kịp tấm hình. Mọi mệt nhọc đã nhanh chóng tan biến, trước mặt hai anh là vô số dấu chân của bò tót đang in hằn xuống đất.
Thực hiện công đoạn đo dấu chân lập tức cho kết quả bất ngờ. Ít nhất có sự tồn tại và sinh trưởng của 3 con bò tót với kích cỡ dấu chân khác nhau: 7- 9cm; 11-13cm và 13-15cm. Những ngày sống giữa rừng, mở rộng phạm vi tìm kiếm, hai anh phát hiện ra nhiều đống phân bò tót vừa được chúng “sản xuất” đang còn dấu co thắt và nếp nhăn của ruột.
Hình ảnh từ máy ghi hình tự động ghi lại hai con bò tót đã trưởng thành (ở 2 vòng tròn trong ảnh) đang đi ăn ở đỉnh núi Pa Thiên |
Tài sản của quốc gia Bò tót có tên khoa học Bos gaurus là loại động vật quý hiếm, sách đỏ Việt Nam xếp bậc E, thuộc nhóm 1 B, có nguy cơ bị đe doạ tuyệt chủng, sách đỏ thế giới xếp bậc VU, cần bảo vệ nghiêm ngặt. Nghị định 32/2006 của Chính phủ đã nghiêm cấm mọi hình thức khai thác bò tót vì mục đích thương mại. Ông Khổng Trung - PGĐ Sở NN-PTNT kiêm Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm khẳng định: “Bò tót là tài sản quốc gia, cần có một dự án để người dân địa phương có cơ hội tham gia bảo vệ bò tót ở Pa Thiên được tốt hơn”. Tôi hỏi Hồ Văn Tùng , một người Vân Kiều ở xã Hướng Sơn, có biết gì về bót tót không, Tùng nói vanh vách: “Bò tót to lắm, nặng cả tấn, trên trán dẹp, có đóm lông màu trắng, đặc biệt hai sừng nhô cao, to khoẻ và uốn cong như hình bán nguyệt, lông ở bụng có màu đen xám, bốn chân có lông màu trắng...Nhiều hôm bò tót xuống núi tấn công cả trâu nhà nhưng nhờ được tuyên truyền bảo vệ nên bà con không săn bắn” . |
Anh Tuấn kể sự di chuyển qua lại trong lúc đi tìm thức ăn của bò tót đã tạo ra nhiều con đường mòn rất đặc trưng giữa rừng, nhìn kỹ trên thân cây bên đường mòn vẫn còn vương lại những sợi lông của bò tót. Sinh cảnh xung quanh khu vực Pa Thiên rất đặc trưng cho bò tót sinh sống, có đồng cỏ tươi xanh, nguồn nước, sình lầy và xung quanh là rừng già để bò tót ẩn nấp. Cảm giác được nhìn bò tót thoáng qua và tìm ra nơi trú ngụ của chúng đã làm cho hai anh tự hào. Sự kỳ công vượt qua nguy hiểm để tìm ra “ngôi nhà” của bò tót đã cho kết quả. Anh Nguyễn Ngọc Tuấn thốt lên: “Chọn Pa Thiên làm “ngôi nhà” trú ẩn cuối cùng, chính những con bò tót đã biết cách tự bảo vệ nó”. Trước đó nhiều bà con dân tộc ở xã Hướng Sơn cho biết đỉnh Pa Thiên trên núi Voi Mẹp là khu vực an toàn, xưa nay chưa có bóng dáng con người xuất hiện.
Chộp được...bò tót
Trở về, hai anh mang theo 4 mẫu phân bò tót mới được chúng “sản xuất” trong vòng 48 tiếng, có niêm mạc ruột đang còn dính vào phân, gửi sang Trung tâm Linh trưởng ở CHLB Đức nhờ phân tích ADN và giới tính. Chỉ một thời gian ngắn sau , Kiểm lâm Quảng Trị nhận được kết quả từ Đức gửi về: 4 mẫu phân trên là của hai cá thể bò tót đã trưởng thành, giới tính là bò cái.
Điều canh cánh trong lòng các cán bộ kiểm lâm, là vẫn chưa ghi được hình bò tót ở Pa Thiên. Nên vài tháng sau, hai anh quyết định trở lại Pa Thiên với sứ mệnh ghi cho bằng được hình bò tót ngoài thiên nhiên. Lần này anh Tuấn và anh Thái mang theo tám chiếc máy ghi hình tự động, cài đặt tại nhiều điểm khác nhau trên đỉnh Pa Thiên.
Một thời gian sau, độ ấy khoảng giữa tháng tám của năm 2008 các anh quay lại kiểm tra kết quả, nhìn vào máy, hai anh hết sức bất ngờ khi hình ảnh bò tót đang đi ăn đã được máy ghi lại. Anh Tuấn thừa nhận bò tót rất nhạy nên để bẫy được ảnh của chúng là một kỳ công. Với những bằng chứng sinh động ấy không ai có thể chối cãi về sự hiện diện và sinh trưởng của bò tót ở Pa Thiên. Thông tin ghi được hình ảnh bò tót ở đỉnh núi Pa Thiên nhanh chóng được các trung tâm khoa học trong và ngoài nước lưu ý. Bản đồ bò tót của thế giới và Việt Nam đã có thêm địa danh Pa Thiên của Quảng Trị.
Dù đã có kết quả nhưng niềm đam mê nghiên cứu bò tót đã thôi thúc hai anh trở lại Pa Thiên không biết bao nhiêu lần nữa. Anh Tuấn cho biết trong lần trở lại Pa Thiên cuối tháng ba vừa rồi thấy nhiều bãi cỏ bị bò tót dẫm tan hoang, số lượng dấu chân bò cũng nhiều lên, xuất hiện thêm nhiều lối mòn do đàn bò tót tạo ra khi đi ăn, chứng tỏ rừng ở Pa Thiên là một nơi an toàn cho bò tót sinh sống. Có mặt tại Pa Thiên trong chuyến thực địa này, chuyên gia Nguyễn Mạnh Hà -Trung tâm Tài nguyên- Môi trường của ĐH Quốc gia Hà Nội nhận định: “Ở núi Pa Thiên thuộc hệ thống đỉnh Voi Mẹp có ít nhất hơn hai đàn bò tót đang sinh sống, mỗi đàn đông từ 2 đến 3 con”. LÂM QUANG HUY
Nằm ở khu vực Trung Trường Sơn về phía Tây tỉnh Quảng Trị, Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bắc Hướng Hóa nổi bật với cảnh quan thiên nhiên độc đáo, hệ sinh thái ...
Quảng Trị là một trong những địa phương có nhiều dạng sinh cảnh, là nơi cư ngụ của nhiều loài động vật đặc hữu, quý hiếm. Để bảo tồn đa dạng sinh học, đa dạng ...
Để bảo vệ loài thú hoang dã trước nguy cơ bị săn bắt, đội tuần tra bảo vệ rừng và tháo gỡ bẫy của các Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa và Đakrông phải ...
Chiến tranh lùi xa 50 năm, núi rừng đã phủ xanh dấu vết loang lổ do đạn bom quân thù trút xuống những địa danh từng là căn cứ địa cách mạng cất giấu vũ khí, ...
Du lịch sinh thái, khám phá thiên nhiên trong các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đang là xu hướng mới được giới trẻ quan tâm, ...
10 năm trôi qua, anh Hồ Văn Hư, ở bản A La, xã A Ngo, huyện Đakrông vẫn nhớ như in ngày mình xuống thị trấn Krông Klang cách bản làng hơn 70 cây số để nhận bò ...
Những năm gần đây, địa bàn Hướng Hóa đã trở thành một điểm đến hấp dẫn của du khách. Trong báo cáo của UBND huyện Hướng Hóa tại cuộc gặp mặt cán bộ, phóng viên ...
Từ ngày xa xưa, cuộc sống của đồng bào Vân Kiều, Pa Kô giữa núi rừng miền Tây Quảng Trị luôn gắn với phương thức sản xuất nương rẫy. Ngày nay, được sự quan tâm ...
QTO - Tại Trường THPT thị xã Quảng Trị những ngày này, niềm vui như được nhân đôi khi thầy trò nhà trường đang tưng bừng chuẩn bị kỷ niệm 50 năm thành lập...
QTO - Đã định ăn Tết Hà Nội trọn vẹn, sáng mồng Một Tết 2025, nhớ nhà quá, tôi lên xe khách về Hà Tĩnh. Vắng khách, tôi yêu cầu người lái xe mở cho nghe...
(QT) - Khuất đâu đó trong những bản làng giữa đại ngàn Trường Sơn, hàng ngày bước chân tìm chữ của những đứa trẻ Vân Kiều, Pa Cô thật nhọc nhằn. Nỗi khát khao “cái chữ Bác Hồ”...
(QT) - Tôi gặp ông trong đoàn cựu đoàn viên các cơ quan Dân Chính Đảng Trung ương Cục miền Nam hành hương về Quảng Trị. Khuôn mặt hiền lành, tóc trắng, dáng người to cao vừa...
(QT) - Cứ bước vào mùa khô là người dân huyện vùng cao Đakrông (Quảng Trị) lại nơm nớp lo lắng vì thiếu nguồn nước sạch. Những dòng sông trơ cạn nước, các công trình thuỷ lợi,...
(NNVN) - Một công trình nước sạch không còn sử dụng được, đó là tất cả những gì bà con người Pa Cô định cư ở 3 bản biên giới Pa Linh, Kỳ Nơi và A Sau thuộc xã A Vao, huyện miền...
(QT) - Hơn 12.000 m2 đất đang canh tác, đất thổ cư được đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Cô không ngần ngại hiến tặng để huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đầu tư xây dựng trường Mầm...
(VCV) - Tôi trở lại Thành Cổ Quảng Trị vào một buổi chiều nắng hè rát bỏng trong cơn gió Nam Lào. Với tôi, dẫu đi ngang về tắt nhiều lần nhưng với địa danh này, mỗi lần trở về...