
{title}
{publish}
{head}
(SGGP) - Văn học nghệ thuật đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tuy đã gặt hái được thành tựu nhưng chưa thực sự bật dậy xứng tầm của một vùng đất đa văn hóa, nhiều biến động. Liên kết chặt chẽ hơn, sâu hơn sẽ giúp nơi đây hòa nhanh vào dòng chảy văn học cả nước.
Lục bình trôi lãng đãng
“Đời sống văn học trẻ đang trầm lắng, một sự im lặng đầy nghi ngại. Tuy rằng đầu sách vẫn được xuất bản ì xèo và hoành tráng, nhưng từ dạo Cánh đồng bất tận đến nay chưa thấy một “vụ nổ” nào xảy ra, chưa có tác phẩm nào có tiếng nói thống thiết cất lên từ đáy xã hội, nói thay cho nỗi niềm xã hội” - nhận xét thẳng thắn đó của nhà thơ Miên Di phần nào khái quát chung sự phát triển của văn học khu vực ĐBSCL. Mặc dù đã có sự bắt tay cùng tổ chức những giải thưởng VHNT các tỉnh ĐBSCL với kết quả đáng khích lệ nhưng như nhà văn Khai Phong, nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn Cần Thơ đánh giá mối “liên kết chưa sâu, vẫn còn hững hờ”.
![]() |
Các đại biểu tại hội thảo “Văn học - Nghệ thuật Đồng Tháp - Nhận diện và Phát triển”. |
Thương hiệu văn học đồng bằng
Những năm gần đây, trước sự biến động xã hội sâu sắc, vùng đất ngồn ngộn đề tài (phân hóa giàu nghèo; chén cơm đồng bằng vẫn hụt hẫng; đô thị hóa, nông dân mất đất, bản sắc nhạt phai…) vẫn chưa có tác phẩm đỉnh cao, tác phẩm lớn, tạo dấu ấn, đụng chạm “tầng sâu thời đại” là câu hỏi lớn cho người viết của đồng bằng. Văn chương vùng châu thổ mang sắc thái, âm hưởng riêng, có “Những nhà văn “vang bóng một thời” như: Hồ Biểu Chánh, Phi Vân, Nguyễn Chánh Sắt, Sơn Nam… đã hoàn thành sứ mạng của mình và để lại nhiều tác phẩm sống mãi trong lòng người đọc” (Nhạc sĩ Phạm Khiêm - Chủ tịch Hội VHNT Đồng Tháp) nay vẫn mòn mỏi đợi chờ lớp kế thừa… Chỉ khi có liên kết đi vào chiều sâu thì sáng tác đồng bằng mới có sinh khí, mới tạo nên nhiều tác phẩm có chất lượng. Nên chăng Ban công tác nhà văn Việt Nam tại ĐBSCL định kỳ phối hợp với các Hội VHNT trong vùng tìm ra, phát giải cho tác phẩm hay, tiêu biểu nhất (TPHCM có giải VHNT 5 năm/lần)? Thông qua đó, Hội Nhà văn Việt Nam đầu tư thích đáng qua việc xuất bản, in song ngữ Việt - Anh, Việt - Khmer… để các tác giả vươn ra ngoài khu vực? Sự có mặt của Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Vĩnh Tân trong suốt buổi hội thảo “Văn học - Nghệ thuật Đồng Tháp - Nhận diện và Phát triển” (4-2013) là sự kiện hiếm làm anh em văn nghệ xuýt xoa. Đồng Tháp còn “chịu chơi” bỏ ra 17 tỷ đồng để Quy hoạch phát triển VHNT dài hạn (2010 - 2015) khiến Phú Thọ phải bay vào nghiên cứu, triển khai làm Đề cương văn hóa. Vì sao “Hiện tượng Đồng Tháp” không là phong trào khi văn hóa là động lực phát triển kinh tế - xã hội và Nghị quyết TW5, rồi Nghị quyết 23 về giữ gìn bản sắc, phát triển VHNT trong tình hình mới đã được triển khai? Ông Lê Quang Trang, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, gợi ý: Vai trò của các hội VHNT như một mối liên kết ngang giữa những người sáng tác trong và ngoài hội nhưng đồng thời cũng phải tạo được liên kết dọc từ các tổ chức, trong đó cao nhất phải kể đến những chủ trương và quyết sách ở cấp Tỉnh ủy, UBND mới có đủ “sức nặng” cho công việc này. Tạo sân chơi mới, tìm mái nhà chung vẫn là khao khát của người viết đồng bằng. Giữa thời buổi “kim tiền” lên ngôi tìm đâu ra những doanh nghiệp “máu lửa” với văn học để xã hội hóa? Sự ủng hộ về cơ chế, chính sách, tổ chức của Hội Nhà văn Việt Nam; sự mạnh dạn “nối mạng” giữa các phân hội văn học theo nguyên tắc “lấy thế mạnh bù thế yếu”... cũng là tiền đề để hy vọng một mô hình liên kết mới cho giới sáng tác giúp ĐBSCL bắt kịp dòng chảy văn học cả nước. VŨ THỐNG NHẤT
Nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hoá, văn học, nghệ thuật (VHNT), ngay từ khi ra đời, với Cương lĩnh chính trị đầu tiên năm 1930, Đảng ...
Sáng nay 18/4, Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh Quảng Trị tổ chức tọa đàm “Văn học nghệ thuật Quảng Trị - 50 năm sau ngày đất nước thống nhất”. Trưởng Ban ...
Quảng Trị có tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch nhưng kết quả của ngành du lịch tỉnh nhà vẫn chưa tương xứng. Vì vậy, để khai thác tối đa những thế ...
Ngày 16/6/2008, Bộ Chính trị (khóa X) ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW về “tiếp tục xây dựng và phát triển văn học - nghệ thuật trong thời kỳ mới” (Nghị quyết ...
Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 2023 (gọi tắt là Festival Tôm) là lễ hội lớn nhất về ngành hàng tôm, có ...
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhận thức của Đảng ta về vị trí, vai trò của văn học nghệ thuật (VHNT) đối với xây dựng nền ...
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo tài năng, có cống hiến đặc biệt xuất sắc về lý luận của Đảng, nhà văn hoá lớn, người cộng sản trung kiên, mẫu mực, ...
Hôm nay 11/2, Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh tổ chức gặp mặt văn nghệ sĩ đầu xuân Ất Tỵ - 2025, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
VOV.VN - Inter Milan là đội bóng đầu tiên giành vé vào chung kết Cúp C1 châu Âu 2024/2025 sau khi thắng Barca 7-6 sau 2 lượt trận ở vòng bán kết.
VOV.VN - Bảng xếp hạng Ngoại hạng Anh 2024/2025 mới nhất: Nottingham sau trận hòa tiếc nuối 1-1 trước Crystal Palace ở vòng 35 đã thầm giúp Chelsea có thêm cơ hội giành vé dự...
(TNO) - Nghị quyết 63 ngày 6.7.2012 về bảo tồn, phát huy di sản - không gian văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2012 - 2015 do HĐND tỉnh này ban hành đã thông qua kinh...
(TNO) - Mùa hè, các rạp chiếu được phủ kín bởi những phim hoạt hình nước ngoài. Phim hoạt hình Việt có được sản xuất nhưng khó ra rạp và chưa thu hút khán giả nhí.
(TNO) - Arsenal yêu cầu phía VN phải tiến hành bán vé trước trận đấu (17.7) một tháng, nhưng e ngại có vé giả nên BTC đã đề nghị được lùi lại 20 ngày.
(TNO) - Đội bóng từng có giai đoạn khởi đi dẫn đầu V-League Sông Lam Nghệ An (SLNA) vẫn tiếp tục rơi vào khủng hoảng khi chưa biết thắng trong trận thứ 5 liên tiếp.
(TNO) - Chủ nhà của Confederations Cup 2013 Brazil đã có màn khởi đầu không thể tốt hơn khi dễ dàng giành chiến thắng 3-0 trước đương kim vô địch châu Á Nhật Bản.
(TNO) - HLV Alberto Zaccheroni của tuyển Nhật Bản cho biết thất bại trước Brazil là khó tránh khỏi khi các cầu chủ nhà đã quá phấn khích khi được thi đấu trên sân nhà.