{title}
{publish}
{head}
Hẹn với mấy chàng thanh niên rồi, nên dù gần cuối năm, công việc khá bận rộn, tôi vẫn tranh thủ có một chuyến hành phương Nam. Chặng đầu tiên là Cần Thơ, còn có tên khác là Tây Đô, được coi là thủ phủ của miền Tây Nam Bộ.
Du thuyền bên bến Ninh Kiều -Ảnh: P.X.D
Bến Ninh Kiều
Ngoài duyên hải miền Trung và nhiều nơi ở Tây Nguyên đang báo tin mưa lũ nhưng khi máy bay từ Huế vô tới Tân Sơn Nhứt là trời yên bể lặng, mây trắng nắng vàng. Xuống sân bay là tôi lấy vé xe đi luôn về Cần Thơ. Vừa tròn 10 năm, tôi quay lại đất này.
Anh lái taxi là dân địa phương vui vẻ, cởi mở như bao người miền Tây, vừa lái, vừa trò chuyện rôm rả. Anh hỏi tôi có biết Cần Thơ không, tôi đáp mình có dịp vô đây ở lại vài ngày nên cũng đủ biết đất này, không đến nỗi lạ lẫm. Anh ồ lên và nói: “Vậy là anh Hai rành sáu câu...”. Chà, câu rất bình thường, rất quen thuộc ở miền Tây, vậy mà đã lâu rồi tôi mới được nghe lại và do chính bà con ở đây thốt lên. Miền Tây là vậy, không lý luận cao siêu, không chữ nghĩa dông dài. Ai biết điều gì đó, hiểu về vùng đất nào đó... thì cứ gọi chung rất ngắn gọn, mộc mạc, dễ hiểu: “Rành sáu câu...”. Sáu câu ở đây là sáu câu vọng cổ, bởi vì dân miền Tây ghiền nhất vẫn là ca vọng cổ, vui cũng vậy mà buồn cũng vậy, lễ cũng ca mà hội cũng ca, như cơm ăn nước uống, như không khí hít thở hàng ngày. Cho nên dường như mọi thứ đều ví von với chuyện sáu câu vọng cổ.
Lấy phòng trọ ngay sát bến Ninh Kiều đã đi vào thơ và nhạc. Chúng tôi đi dạo đúng vào đêm chủ nhật. Chợ đêm Ninh Kiều với bảng hiệu ấn tượng thu hút khá đông du khách. Ven sông là những con thuyền du lịch đèn điện đủ sắc màu trông rất lộng lẫy. Thỉnh thoảng, một chiếc du thuyền khá lớn chạy ngang vang tiếng hát của văn nghệ sông nước vào ngày nghỉ cuối tuần. Mấy anh bạn trẻ đi cùng tôi có vẻ thích thú với kiểu du ca miền Tây phóng khoáng. Đi tiếp theo công viên Ninh Kiều sẽ thấy tấm bản đồ ghi dấu lịch sử về chủ quyền biển đảo của Việt Nam, các bạn trẻ dừng lại chụp ảnh bên tấm bản đồ. Chúng tôi đi tiếp lại bắt gặp một chương trình văn nghệ giữa trời do một nhóm bạn trẻ tổ chức. Cách làm gọn nhẹ, một người giới thiệu, hai nhạc công còn người hát thì từ khán giả. Công chúng đứng vòng tròn xung quanh đầy hào hứng. Nhạc xưa, nhạc nay thôi thì đủ cả, nói theo kiểu Nam Bộ là tân cổ giao duyên. Sinh hoạt kiểu này gần giống như ven hồ Gươm ở Hà Nội.
Đi thêm chừng trăm mét nữa lại thấy một nhóm bạn trẻ chừng 4,5 người ngồi bệt đàn thùng, hát cho nhau nghe. Có đến vài nhóm như thế dọc theo bến Ninh Kiều. Kiểu sinh hoạt văn nghệ này lành mạnh, lại khá văn minh, lịch sử mà thoải mái, tự do, không làm phiền người khác. Đó là điều mới theo tôi cần được khích lệ, nhất là với lớp trẻ sau 10 năm trở lại Ninh Kiều.
Đi chợ nổi Cái Răng
Mặc dù đêm trước ngủ muộn nhưng sang ngày mới, cả bốn người chúng tôi vẫn dậy sớm vào 4 giờ sáng để còn kịp đi chuyến xuồng đầu tiên đến chợ nổi Cái Răng.
Khi cả thành phố còn đang ngái ngủ, màn đêm chưa tan thì trên bến dưới thuyền đã rộn ràng, du khách lũ lượt đứng đợi lao xao, tiếng chủ thuyền giọng nữ vang lên điều hành người lái xuồng cập bờ. Người lái sau khi nhắc khách mang áo phao đã nổ máy cho xuồng rẽ sóng. Tài công điều khiển khoảng chưa đến 40 tuổi tên là Võ Trung Hiệp, vừa lái xuồng, vừa nói: “Mình sẽ đi qua 4 chiếc cầu, đến chợ nổi Cái Răng thì dừng lại, khách có thể ăn sáng, uống cà phê ngay trên xuồng, sau đó tham quan một điểm làng nghề rồi quay về...”. Dẫu đã có lần đi chợ nổi này nhưng tôi vẫn thích đi lại, nhất là trải nghiệm cảm giác đón bình minh trên sông từ những con thuyền đi lại rất điệu nghệ. Xuồng đang chạy, một chiếc cầu hiện ra trước mặt với hàng chữ quảng bá thương hiệu, ghi rõ: “Chợ nổi Cái Răng” nhấp nháy liên hồi. Ba chàng thanh niên khoái quá, reo lên: “Đã quá!” và tranh thủ chụp hình, quay clip lưu niệm. Tài công Hiệp lại giảng gải trong tiếng máy: “Những chiếc thuyền trông giống như ngôi nhà trên bờ chính là của những người buôn bán nhiều năm trên sông nước, người ta gọi là thương hồ. Chiếc xuồng chia làm 3 phần, phần đầu quan trọng nhất là thờ cúng, phần giữa để ngủ nghỉ, phần cuối để phơi áo quần, sinh hoạt, tắm giặt”. Đi dọc miền Tây, thấy trên bờ có gì, dưới sông nước cũng có y chang vậy. Có cây xăng ven sông để ghe thuyền đổ xăng, ngay cả những chiếc thuyền như nhà nổi cũng ghi địa chỉ như nhà trên mặt đất...
Đây rồi, chợ nổi Cái Răng, ghe thuyền tấp nập. Ở đây, mỗi chiếc ghe đều có một cây tre làm sào dài chừng vài mét, treo thức bán của ghe mình, người dân ở đây gọi là “treo gì bán nấy”, ví như treo khoai lang thì bán khoai lang, treo dừa, bán dừa... Đúng lúc ấy, các ghe bán hàng ăn sáng, cà phê dạo quanh các ghe chở du khách, vui vẻ chào mời. Chúng tôi, người ăn hủ tiếu, người ăn bún riêu cua đồng, rồi uống cà phê, không quên mời anh tài công dùng buổi sáng cùng khách. Mấy chàng thanh niên khen ngon và rất thích kiểu ăn lênh đênh sông nước. Nhìn quanh nhiều du khách nước ngoài cũng thích thú không kém khi có những trải nghiệm thú vị và độc đáo.
Xong, mọi người được mời lên làng nghề. Ai lần đầu sẽ tò mò khi thấy bà con ở đây giới thiệu cách làm hủ tiếu. Bên cạnh các lò lửa rừng rực, bàn tay linh hoạt của những người thợ như nghệ nhân khiến không ít người xem phải trầm trồ, thán phục.
Trên đường về, chúng tôi lại thấy những đoàn ghe thuyền tiếp tục đi lên chợ nổi Cái Răng... Miền văn hóa đặc sắc này vẫn ngày ngày đón du khách gần xa đến thăm.
Phạm Xuân Dũng
Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo
Nếu trước đây, trường ca sử thi trong dòng chảy văn học cách mạng trong vắt, gần như nguyên chất, nguyên khối, hình tượng người lính hiện lên với bút pháp lãng mạn bay bổng...
QTO - Hẳn không phải tự nhiên mà có người cho rằng, khi đông chớm sang thì thu mới thật là thu. Ở thời khắc giao mùa này chắc hẳn trong mỗi người ai cũng...
QTO - 30 năm qua kể từ ngày thành lập, Khu phố 5, thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh, luôn được đánh giá là đơn vị có phong trào thể dục thể thao (TDTT)...
QTO - Nguyễn Linh Giang (tên khai sinh: Nguyễn Văn Khôi), quê quán tại làng An Bình, xã Cam Thanh (nay là xã Thanh An), huyện Cam Lộ, Quảng Trị. Anh vốn là...
QTO - Đã từ lâu tôi không còn nghe đài phát thanh, dù trong nhà vẫn còn giữ mấy cái radio cũ trưng bày hoài niệm. Thế mà vừa rồi đi thủ đô, trên xe taxi...
Lào Cai: Lễ khai mạc Giải đua xe đạp quốc tế “Một đường đua - hai quốc gia” Hồng Hà (Trung Quốc) - Lào Cai (Việt Nam) năm 2023 sẽ diễn ra sáng 9/12, tại Quảng trường Văn hóa...
QTO - Tối nay 2/12, tại TP. Đông Hà, Liên đoàn Karate tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Giải Karate các nhóm tuổi tỉnh Quảng Trị năm 2023.
QTO - 18 năm qua, anh Hoàng Quân, Huấn luyện viên (HLV) trưởng Đội tuyển cầu lông Quảng Trị không ngừng sáng tạo, đổi mới phương pháp huấn luyện, nỗ lực...
QTO - Nhân dịp tưởng nhớ 50 năm ngày mất của Liệt sĩ - Thiếu tướng Lê Chưởng (1973-2023), ngày 26/11, Ban Liên lạc truyền thống cựu chiến binh (CCB) Quân...
QTO - Hà Xá là một làng thuộc xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong. Đến với Hà Xá, du khách không chỉ viên mãn với phong cảnh thanh bình của một làng ven đô, mà...
Sau một buổi thi đấu sôi động, sáng 26-11, Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ I, năm 2023 đã khép lại với những giải thưởng được trao cho các vận động viên...