Cập nhật: Thứ 6, 20/09/2013 | 10:39 GMT+7

Ưu tiên phát triển ngành, nghề có thế mạnh và lợi thế cạnh tranh, sử dụng nguyên liệu, lao động tại địa phương

* Đồng chí NGUYỄN CÔNG PHÁN, TUV, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ (Quảng Trị) trả lời phỏng vấn - Thưa đồng chí! Huyện ủy Cam Lộ vừa tổ chức Hội nghị BCH Đảng bộ huyện lần thứ 13 nhằm đánh giá lại tình hình giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2010- 2015. Nhân dịp này, đề nghị đồng chí cho biết những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế- xã hội và xây dựng Đảng nửa nhiệm kỳ qua trên địa bàn huyện?

- Trên mỗi chặng đường phát triển của địa phương, bao giờ bên cạnh những thuận lợi đều song hành là những khó khăn. Lần này sau hơn hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIV, huyện đã gặp những khó khăn nhiều hơn so với những nhiệm kỳ trước đây. Vì vậy, những kết quả đạt được trong hơn 2 năm qua là sự nỗ lực rất lớn của Đảng bộ và nhân dân huyện nhà. Đó là kinh tế- xã hội tiếp tục phát triển. Quốc phòng- an ninh được củng cố, tăng cường. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng được nâng cao; hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, điều hành của chính quyền; hoạt động của Mặt trận, đoàn thể được phát huy, từng bước đưa Cam Lộ phát triển toàn diện theo hướng vững chắc. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2010- 2012 đạt 9,6%, trong đó nông- lâm- ngư nghiệp đạt 3,5%, CN- TTCN 12,1%, TM- DV 17%. Phục hồi và phát triển cây hồ tiêu được 275,5 ha, năng suất bình quân hàng năm từ 6 tạ/ha năm 2010 tăng lên 10 tạ/ ha năm 2012, năm 2013 năng suất ước đạt 13 tạ/ha. Diện tích cây lạc phát triển ổn định, bình quân hàng năm đạt 753,5 ha, năng suất đạt 20,8 tạ/ha, tăng 6 tạ/ ha so với trước đây, một số nơi năng suất lên đến 40 tạ/ha. Huyện đã tập trung chỉ đạo xây dựng, quy hoạch các vùng chuyên canh cây cao su tập trung từ 100- 200 ha, trồng mới thêm 730 ha, nâng diện tích toàn huyện lên 3.586,8 ha (chỉ tiêu NQ 3.500 ha), đến nay diện tích khai thác 1.729 ha, sản lượng mủ đạt 2.161 tấn. Đề án cải tạo và phát triển đàn bò đạt được một số kết quả quan trọng, đến nay đã có 1.512 bê lai ra đời, tăng 897 con so với năm 2010, nâng tỷ lệ bò lai sind từ 17% năm 2010 lên 45,84% năm 2013. Tỷ trọng giữa các ngành nông lâm nghiệp, CN-TTCN, TM- DV năm 2012 là 42% - 32% - 26%. Tổng sản lượng lương thực có hạt bình quân 2010- 2012 là 12.360 tấn (NQ 13.000-13.500 tấn). Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 là 16,2 triệu đồng (NQ là 20 triệu đồng). Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân hàng năm 285,098 tỷ đồng (NQ 200 tỷ đồng). Thu ngân sách nhà nước bình quân hàng năm đạt 177,576 tỷ đồng, trong đó thu ngân sách trên địa bàn bình quân hàng năm 20,791 tỷ đồng. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2012 là 1,18% (NQ <1%). Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia mầm non 54,55%; tiểu học mức độ I: 94%, mức độ II: 16%; THCS 37,5%. 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế theo tiêu chí cũ (giai đoạn 2001-2010); năm 2012 có 1 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011- 2020. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng năm 2012 là 11,88% (NQ <14%). Giải quyết việc làm bình quân hàng năm được 605 lao động (NQ 600- 700 lao động). Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm 3- 4% (NQ 2-3%). Quy hoạch và xây dựng đề án nông thôn mới 100% số xã. 2 xã, thị trấn được công nhận điển hình văn hóa (NQ 3- 4 xã). Tỷ lệ số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đến 31/5/2013 là 88,9% (NQ 85%). Cuối năm 2010 có 7 thôn chưa có đảng viên, 10 chi bộ ghép 24 thôn, đến nay còn 1 thôn chưa có đảng viên và 8 chi bộ lãnh đạo 16 thôn (nghị quyết đến năm 2015 tất cả các thôn, bản khu phố đều có chi bộ). Năm 2010 có 44 TCCS đảng, trong đó 70,45% TCCS đảng đạt TSVM, 20,45% hoàn thành tốt nhiệm vụ, 9% hoàn thành nhiệm vụ; năm 2012 Đảng bộ có 43 TCCS đảng, trong đó có 70% TCCS đảng đạt TSVM, 21% hoàn thành tốt nhiệm vụ, 7% hoàn thành nhiệm vụ, 2% yếu kém, chưa đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, kết nạp được 407 đảng viên mới, nâng tổng số đảng viên trong toàn Đảng bộ lên 2.049 đảng viên, bình quân hàng năm đạt 6,77% (chỉ tiêu hàng năm kết nạp 8 - 10%).

Khai thác có hiệu quả tài nguyên khoáng sản để phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương - Ảnh: N.V

- Thời gian qua, Huyện ủy Cam Lộ đã ban hành nhiều nghị quyết quan trọng nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh vùng gò đồi của huyện. Đồng chí đánh giá như thế nào khi các nghị quyết này đi vào cuộc sống và hiệu quả mang lại trong phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương? - Theo định hướng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIV là khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương một cách hợp lý và huy động nguồn lực cho phát triển, nhất là thế mạnh đất đai của vùng gò đồi, lợi thế của huyện ven đô có mạng lưới giao thông đã được quan tâm đầu tư. Trên lĩnh vực nông nghiệp, BCH Đảng bộ huyện đã ban hành 3 Nghị quyết chuyên đề quan trọng là: “Cải tạo và phát triển chăn nuôi bò”; “Phát triển cây cao su”; “Nâng cao hiệu quả kinh tế vùng lạc và thí điểm mô hình phục hồi vườn tiêu giai đoạn 2011-2015”. Kết quả thực hiện nghị quyết đã tạo ra những chuyển biến khá rõ nét, đến nay chỉ tiêu phát triển 3.500 ha cao su đến năm 2015 đã vượt. Việc phục hồi, khôi phục vườn tiêu khá mạnh mẽ, mỗi năm cải tạo, phát triển từ 20- 30 ha. Người dân đã dần chuyển đổi phương thức chăn nuôi, nâng cao chất lượng đàn đại gia súc. Đối với cây lạc, bằng các biện pháp thâm canh đã nâng năng suất từ 12-15 tạ/ha trước đây lên 20 -25 tạ/ha, một số diện tích năng suất lên đến 40 tạ/ha hiện nay. Để chỉ đạo phát triển CN-TMDV, huyện đã ban hành Nghị quyết về phát triển công nghiệp, TM- DV và hoàn thành Quy hoạch CN- TM đến năm 2020, quy hoạch chi tiết 4 cụm TM-DV (cụm công nghiệp- dịch vụ Cam Thành, Cam Hiếu, Cam Tuyền và Ngã Tư Sòng) với tổng diện tích 170 ha. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng huyện đã và đang thu hút hàng chục dự án đầu tư với tổng số vốn 263 tỷ đồng đầu tư vào các lĩnh vực như chế biến cao su, viên nén năng lượng, gạch không nung, chế biến gỗ... và nâng số cơ sở sản xuất công nghiệp lên 522 cơ sở. Giá trị CN- TTCN bình quân tăng 12,1% so với kế hoạch 15-16%. Hiện nay có 2.000 cơ sở TM- DV tăng bình quân 17%, kế hoạch 18-19%. Việc xây dựng và ban hành các nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế có tác dụng phù hợp với tâm tư nguyện vọng và đặc điểm của địa phương Cam Lộ được nhân dân đồng tình và triển khai có hiệu quả, hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp có hiệu quả cao và đúng hướng. Sở dĩ nghị quyết có hiệu quả là đồng thời với việc ban hành nghị quyết, huyện đã tập trung chỉ đạo hết sức quyết liệt từ việc bố trí nguồn lực hỗ trợ đầu tư như hỗ trợ bù lãi suất vốn vay, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không thu tiền, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên các nghị quyết đã đi vào cuộc sống làm thay đổi mạnh mẽ từng làng quê, góc phố. - Trong thời gian tới, Ban Thường vụ Huyện ủy tiếp tục có những giải pháp như thế nào trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo để thực hiện thắng lợi những chỉ tiêu, nhất là trên lĩnh vực khai thác kinh tế vùng gò đồi mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2010 -2015 đề ra, thưa đồng chí ? - Huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện để kịp thời phát hiện nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Làm tốt công tác quy hoạch vùng chuyên canh theo quy hoạch, kế hoạch, tránh chạy theo phong trào nhỏ lẻ, manh mún trong trồng cây công nghiệp. Đối với cây cao su, huyện chỉ đạo chuyển hướng tập trung vùng chuyên canh với quy mô diện tích từ 100 ha trở lên sẽ được hỗ trợ đầu tư đường vào các vùng chuyên canh, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tháo gỡ khó khăn cho người dân. Đối với nguồn giống cây trồng, huyện chỉ đạo chủ động trong việc xây dựng vùng giống tiêu, cao su, lạc để cung ứng. Đồng thời với việc phát triển nông nghiệp theo định hướng, chú trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, khai thác lợi thế của huyện có đầu mối giao thông thuận lợi, có vùng tập trung nguyên liệu xây dựng. Tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng để kêu gọi, thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp, gắn phát triển công nghiệp với phát triển nông nghiệp, nông thôn và bảo vệ môi trường sinh thái bền vững. Tập trung ưu tiên phát triển các ngành nghề có thế mạnh, sử dụng nguyên liệu, lao động sẵn có trên địa bàn và lợi thế cạnh tranh để phát triển kinh tế- xã hội. - Xin cảm ơn đồng chí! NGUYỄN VINH (thực hiện)



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Khởi sắc trên quê hương Triệu Thành
23:30 07/04/2025

Những ngày này, xã Triệu Thành nói riêng, huyện Triệu Phong nói chung tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 118 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn 7/4 (1907- 2025), ...

Gương sáng trên miền quê Tân Hiệp

Gương sáng trên miền quê Tân Hiệp
00:20 19/09/2013

(QT) - Quyết từ bỏ nghề rà tìm phế liệu, anh Phạm Văn Phương (50 tuổi) ở thôn Tân Hiệp, xã Cam Tuyền (huyện Cam Lộ, Quảng Trị) đã tìm cho mình một hướng làm giàu từ trồng rừng,...

Cá rô đầu vuông: nhanh lớn, giá cao

Cá rô đầu vuông: nhanh lớn, giá cao
04:38 17/09/2013

(QT) - Cá rô đầu vuông là đối tượng nuôi có nhiều ưu điểm như kích thước lớn, nhanh to, chất lượng thịt thơm ngon, dễ thích nghi với môi trường nuôi. Đặc biệt, đây là loài thủy...

Hải Hòa bội thu nhờ giống lúa

Hải Hòa bội thu nhờ giống lúa
04:36 17/09/2013

(QT) - Vụ Hè thu năm nay năng suất lúa trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giảm mạnh, nông dân các địa phương đều đối mặt với cảnh mất mùa thì người dân xã Hải Hòa (huyện Hải Lăng) lại...

Thời tiết

24°C - 30°C
Có mây, có mưa rào và dông
  • 25°C - 34°C
    Có mây, có mưa rào và dông
  • 27°C - 34°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long