Cập nhật: Thứ 7, 18/12/2010 | 10:07 GMT+7

Uống thuốc như thế nào cho đúng?

0Nên uống thuốc như thế nào cho đúng?
(SK&ĐS) - Việc điều trị bệnh có rất nhiều yếu tố tác động đến kết quả, không phải chỉ cứ thuốc tốt, thuốc ngoại nhập là có kết quả tốt. Bởi vì, thuốc chỉ có tác dụng thật sự khi uống đúng cách, chẳng hạn như: uống thuốc khi nào, uống như thế nào, uống trong thời gian nào, uống với loại nước nào… vì thế mà trong thực tế đã có rất nhiều người khi điều trị rất tốn kém mà bệnh vẫn không khởi, bởi vì uống thuốc không đúng cách.

Từ lâu, có một số người có thói quen không tốt và vô cùng tai hại là uống thuốc không cần nước hoặc uống thuốc với bất kỳ một loại nước gì sẵn có bên mình như: nước trà hay kể cả nước uống có gas chẳng hạn. Ở trẻ nhỏ có thói quen sợ uống thuốc, nhiều bậc cha mẹ thường dỗ dành bằng cách cho uống thuốc với sữa, nước trái cây hoặc với nước đường. Tất cả những loại thức uống vừa kể trên đều làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc hấp thu thuốc, thậm chí làm giảm tác dụng điều trị.

Để việc điều trị đạt hiệu quả nhanh chóng, ngoài việc dùng thuốc tốt, thuốc đúng liều còn cần thực hiện những việc sau đây.

Không nên uống nhiều loại thuốc cùng lúc.
Dùng nước gì để uống thuốc?

Khi uống thuốc, tốt nhất là dùng nước lọc để uống. Khi uống thuốc với nhiều nước, là tạo ra một dung dịch thuốc được pha loãng với một thể tích lớn trong dạ dày, từ đó tạo nên áp suất lớn giúp cho dạ dày tiêu hóa và đẩy thuốc đi xuống ruột nhanh hơn. Điều đó có nghĩa là thời gian thuốc lưu lại tại dạ dày ngắn và dung dịch thuốc được hấp thu nhanh chóng.

Uống thuốc với nhiều nước sẽ giúp thuốc tiếp cận với bề mặt của dạ dày, ruột nhiều hơn, tức làm tăng diện tích tiếp xúc nên thuốc được hấp thu nhanh hơn vào máu, hiệu quả điều trị của thuốc được kịp thời.

Đối với những thuốc có độ tan kém, lượng nước uống kèm không những làm tăng độ tan, mà còn giúp thuốc hấp thu nhanh và triệt để hơn.

Không nên uống nhiều loại thuốc cùng lúc

Mỗi một loại thuốc có một tính năng và công hiệu riêng, nó có những tính chất và phản ứng khác nhau, có tác dụng đối với các bộ phận trong cơ thể con người và có công hiệu trong thời gian cũng khác nhau. Do đó, nếu uống nhiều loại thuốc cùng một lúc thì sẽ làm ảnh hưởng đến việc hấp thu, phân bố, trao đổi giữa các thuốc và sự đào thải thuốc ra ngoài cơ thể, cũng như sự kết hợp giữa các loại thuốc với nhau. Nếu như loại thuốc có chất chua uống cùng với thuốc kháng sinh, sẽ làm giảm công hiệu của thuốc, hai loại thuốc này nên uống cách nhau 2 – 3 giờ. Vì vậy, nếu bắt buộc phải uống nhiều loại thuốc thì nhất định phải sắp xếp thời gian và số lần cho hợp lý, uống mỗi một loại thuốc ít nhất là phải cách nhau khoảng một giờ.

Các loại nước không nên dùng để uống thuốc

- Nước nho ép: dùng nước nho ép để uống thuốc có thể làm giảm tác dụng và làm tăng phản ứng phụ của thuốc chữa bệnh, lý do nước nho ép có thể ức chế các men trong quá trình hấp thụ thuốc, chẳng hạn như thuốc điều trị bệnh tim mạch và thuốc chống nấm.

- Cà phê, nước trà, cô-ca: trong thời gian đang điều trị bằng thuốc, nếu dùng thuốc bằng nước trà hay cà phê thì có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Ngoài ra, cà phê còn có thể có hại cho dạ dày, nhất là khi dùng các loại thuốc kháng viêm thì không nên dùng nước trà, cà phê hay cô-ca để uống thuốc.

- Sữa: canxi có sẵn trong sữa có thể làm cản trở mức hấp thu của một số loại thuốc kháng sinh, do đó không nên dùng sữa để uống thuốc.

- Rượu: trong khi đang dùng thuốc, nhất là loại thuốc có hoạt chất là acetaminophen như: padol, panadol… nếu uống rượu sẽ làm tăng nguy cơ phá hủy gan. Ngoài ra, rượu còn hạn chế tác dụng chữa bệnh của các loại thuốc như: thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa bệnh thần kinh và làm tăng tác dụng phụ của một số loại thuốc chữa bệnh khác.

BS. HỒ VĂN CƯNG



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tránh lạm dụng thuốc giảm đau xương khớp
23:00 08/03/2024

Các bệnh về xương khớp khá phổ biến ở Việt Nam, tập trung nhiều vào độ tuổi trung niên. Bệnh xương khớp không chữa khỏi hoàn toàn và tùy thuộc vào tình trạng ...

Trị mụn như thế nào cho hiệu quả?
23:20 05/04/2024

Mụn ở tuổi dậy thì là một vấn đề da liễu khá phổ biến, thường xuất hiện ở nhiều thanh thiếu niên. Mụn thường xuất hiện nhiều ở mặt, ngực và lưng, gây ảnh hưởng ...

Cần hiểu đúng về “thuốc lá nhẹ”
23:04 20/11/2022

Khi nhận thức được những tác hại của hút thuốc lá đối với sức khỏe, thay vì cai thuốc lá, nhiều người đã lựa chọn và sử dụng “thuốc lá nhẹ” vì tin rằng chúng ...

Cảnh báo tình trạng trẻ ngộ độc hoá chất
23:15 14/02/2025

Thời gian gần đây, liên tục xảy ra các vụ trẻ ngộ độc thuốc diệt chuột ở nhiều tỉnh, thành cả nước, trong đó có vụ ngộ độc tập thể trên 30 cháu. Bên cạnh đó, ...

Tác hại của “thuốc lá nhẹ”
22:55 07/10/2024

Để giảm tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe, nhiều người thay vì cai thuốc lá đã chọn “thuốc lá nhẹ” để sử dụng. Song nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, không có ...

Lạm dụng vitamin sẽ có hại cho sức khỏe
22:50 15/03/2024

Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, người dân quan tâm hơn đến sức khỏe và mong muốn phòng ngừa bệnh tật, trong đó có việc sử dụng vitamin hằng ngày ...

Di vật liệt sĩ trở về

Di vật liệt sĩ trở về
3 giờ trước

QTO - Vỡ òa hạnh phúc và xúc động khôn nguôi là cảm xúc chung của thân nhân, gia đình 3 liệt sĩ của tỉnh Quảng Trị vừa được Cục Chính sách - Xã hội, Tổng...

Cây chìa vôi trị phong tê, ung thũng

Cây chìa vôi trị phong tê, ung thũng
02:55 18/12/2010

(SK&ĐS) - Cây chìa vôi còn gọi là cây đau xương, bạch phấn đằng. Theo từ Hán, bạch là trắng, liễm là thu, nên có tên vị thuốc bạch liễm. Chìa vôi là một loại cây nhỏ, mọc...

Đẩy mạnh tuyên truyền về HIV/AIDS cho thanh niên

Đẩy mạnh tuyên truyền về HIV/AIDS cho thanh niên
02:54 18/12/2010

(QT) - Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên (VTN&TN) Việt Nam lần thứ nhất (SAVY 1) năm 2003 là cuộc điều tra lớn và toàn diện nhất về thanh thiếu niên được...

Một lòng làm theo gương Bác

Một lòng làm theo gương Bác
05:23 17/12/2010

(QT) - Sinh ra và lớn lên ở vùng quê giàu truyền thống cách mạng (Hải Lệ, thị xã Quảng Trị) đã giúp anh Ngô Văn Châu rèn luyện tính cần cù, chịu khó và luôn tận tình giúp đỡ...

Không được chuyển đến trường công lập

Không được chuyển đến trường công lập
23:51 16/12/2010

Theo đó, việc chuyển trường phải thực hiện công khai, đúng quy định, đảm bảo sĩ số HS không vượt quá chỉ tiêu được giao; HS đang học tại các trường ngoài công lập không được...

POWERED BY
Việt Long