Cập nhật: Thứ 3, 12/09/2017 | 14:50 GMT+7

Ước vọng làm giàu vùng rú cát

(QT) - Mảnh đất khô cằn ngày nào ở vùng rú cát thôn Cổ Lũy, xã Hải Ba, huyện Hải Lăng đã hình thành nên một khu trang trại chăn nuôi lợn khép kín, bề thế. Chủ nhân của khu trang trại này là của vợ chồng chị Nguyễn Thị Nga, 34 tuổi và anh Nguyễn Viết Đạo, 38 tuổi.

Khu trang trại chăn nuôi lợn khép kín của chị Nguyễn Thị Nga, thôn Cổ Lũy, xã Hải Ba

Sau nhiều năm làm cán bộ thương binh - xã hội hợp đồng tại UBND xã Hải Ba, năm 2015 chị Nga xin nghỉ để tập trung vào phát triển kinh tế gia đình. Anh Đạo- chồng chị Nga mở bán quầy thuốc tây tại chợ Cổ Lũy.

“Nói thật là tôi rất muốn phát triển một mô hình chăn nuôi lợn có quy mô lớn để tạo ra được hiệu quả kinh tế cao ngay tại quê nhà. Trước khi xin nghỉ việc, tôi cũng đã trăn trở, bàn tính rất kỹ và được chồng đồng ý. Bởi bỏ ra một số tiền lớn như vậy để đầu tư làm trang trại ai cũng lo, nhưng giờ mọi việc xây dựng đã cơ bản hoàn tất, việc chăn nuôi đã bắt đầu nên cũng yên tâm”, chị Nga vui vẻ cho biết khi chúng tôi ghé thăm trang trại.

Trước đây, khi còn làm cán bộ xã, chị Nga cũng có chăn nuôi lợn với quy mô lên đến 100 con/lứa ngay trong khu dân cư nên ít nhiều ảnh hưởng đến môi trường. Chấp hành chủ trương di dời trang trại chăn nuôi ra xa khu dân cư, đầu năm 2016 chị Nga xin lên xây dựng trang trại trên vùng cát hoang hóa nằm sát mé bên con đê cát. Vợ chồng chị được địa phương cho thuê đất lâu dài với tổng diện tích 3.500m 2 .

Đây vốn là vùng đất cát hoang, sình lầy, rất khó để canh tác các loại hoa màu. Ngay khi lên vùng đất cát, vợ chồng chị đã thuê thợ xây dựng khu trang trại, trong đó tập trung xây khu chuồng lợn có diện tích trên 500m 2 với hàng chục ô nuôi. Do nền đất yếu nên chỉ riêng việc xây dựng móng đã ngốn mất hơn 100 triệu đồng.

Trong diện tích đất của mình, anh chị thuê xe múc đào khu hồ rộng hơn 1.500m 2 để nuôi cá. Khu trang trại hoàn tất với tổng kinh phí hơn 850 triệu đồng. Xung quanh trang trại được rào lưới B40 toàn bộ. Đây có thể nói là khu trang trại chăn nuôi lợn khép kín lớn nhất ở xã Hải Ba, và gửi gắm vào đó biết bao công sức, ước vọng làm giàu của vợ chồng chị Nga trên vùng rú cát quê hương.

Năm đầu tiên, vợ chồng chị Nga đầu tư nuôi 250 lợn/lứa (mỗi năm nuôi 4 lứa), thả nuôi hàng vạn con cá trê, 300 vịt đẻ, hàng trăm con gà…

Về lợn, chị Nga có nuôi 5 lợn nái sinh sản để chủ động một phần nguồn giống, còn lại mua thêm bên ngoài. Toàn bộ chuồng nuôi đều được lót đệm lót sinh học, có khâu xử lý phân thải nên hạn chế ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, trang trại lợn của chị gặp đúng thời điểm lợn rớt giá nên ít nhiều bị ảnh hưởng.

Chị Nga tâm sự: “Cũng may mắn là trước thời điểm lợn xuống giá thấp kỷ lục, tôi đã bán được 75 con lợn thịt, thu được 65 triệu đồng, có chi phí để cầm cự đàn lợn vượt qua thời điểm khó khăn. Ngoài ra, còn nhờ có thêm nguồn thu nhập từ cá, gà, vịt nên trang trại cơ bản hòa vốn và có lãi chút ít. Thôi thì đành nhờ vụ nuôi sau vậy”.

Hiện nay vợ chồng chị Nga đang tiếp tục đợt nuôi lợn mới với rất nhiều hi vọng. Từ khi xây dựng trang trại, chị Nga tất bật suốt ngày với lợn, gà, ao cá.

“Mong muốn nhất của vợ chồng tôi lúc này là được ngân hàng tạo điều kiện vay được nguồn vốn lớn để đầu tư mở rộng trang trại, nhất là mua được thức ăn chăn nuôi rẻ hơn”, chị Nga nói.

Về mô hình trang trại của vợ chồng chị Nga, anh Võ Viết Đính, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Ba đánh giá: “Đây là mô hình trang trại chăn nuôi khép kín kiểu mẫu của xã. Địa phương sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể cho trang trại của chị Nga, cũng như người dân địa phương có mong muốn lập trang trại ở vùng xa khu dân cư trong thời gian tới”.

Hiếu Giang



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Làm giàu nhờ mô hình nuôi gà thả vườn
22:10 06/09/2023

Nhận thấy gà là loài dễ nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế cao nên anh Nguyễn Hoàng Dũng (sinh năm 1974) ở thôn Gia Độ, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong đã quyết ...

“Quả ngọt” trên vùng cát xã Hải Ba
23:00 01/11/2022

Xã Hải Ba, huyện Hải Lăng là địa phương thuần nông, thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào “chân đồng, chân cát” nên đời sống của bà con nhìn chung còn nhiều ...

Nuôi khát vọng làm giàu với lợn Vân Pa
22:30 21/03/2025

Đang là lãnh đạo chủ chốt ở một xã miền núi, anh bất ngờ xin nghỉ việc, rẽ lối làm kinh tế khi thành lập hợp tác xã chuyên chăn nuôi lợn Vân Pa. Sau vài năm ...

Để ngành thủy sản phát triển bền vững

Để ngành thủy sản phát triển bền vững
8 giờ trước

QTO - Với lợi thế về phát triển kinh tế biển, trong đó mũi nhọn là khai thác và nuôi trồng thủy sản, những năm qua, cùng với những chính sách hỗ trợ của...

Phụ nữ Cam Chính giúp nhau thoát nghèo

Phụ nữ Cam Chính giúp nhau thoát nghèo
12:06 11/09/2017

(QT) - Thời gian qua Hội LHPN xã Cam Chính, huyện Cam Lộ đã có nhiều hoạt động giúp đỡ, tạo sinh kế để giúp hội viên phụ nữ nghèo có điều kiện vươn lên trong cuộc sống.

Thu nhập cao từ ổi “siêu sạch ’’

Thu nhập cao từ ổi “siêu sạch ’’
08:22 11/09/2017

(QT) -  Từ năm 2014, nhận thấy tiềm năng phát triển của giống ổi “nữ hoàng ” rất phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu địa phương, ông Nguyễn Văn Bình, trú tại làng Phú Ngạn, xã...

Đổi mới để phát triển hợp tác xã ở Cam Nghĩa

Đổi mới để phát triển hợp tác xã ở Cam Nghĩa
22:18 10/09/2017

(QT) - Thời gian qua, đa số các hợp tác xã (HTX) hoạt động theo Luật HTX năm 2012 trên địa bàn xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ đã chủ động tìm những giải pháp hữu hiệu để đẩy mạnh...

Mô hình nông nghiệp sạch giữa lòng thành phố

Mô hình nông nghiệp sạch giữa lòng thành phố
00:27 09/09/2017

(QT) - Mô hình “Nông nghiệp sạch” giữa lòng thành phố Đông Hà của bà Nguyễn Thị Tuấn được nhiều người biết đến. Mô hình này không những mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình...

POWERED BY
Việt Long