
{title}
{publish}
{head}
QTO - Cùng với ứng dụng các biện pháp khoa học để nâng cao năng suất, chất lượng trong sản xuất nông nghiệp, thì việc bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch giúp hạn chế đến mức thấp nhất hao hụt và nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm. Đây là vấn đề quan tâm của không chỉ nhà nông mà của cả nhà khoa học, nhà quản lý nhằm thực hiện hiệu quả các chính sách phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững. Để hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ mới vào chế biến và bảo quản nông sản sau thu hoạch, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Quảng Trị tổ chức hội thảo “Ứng dụng công nghệ sấy tối ưu trong nâng cao giá trị gia tăng nông, hải sản”.
![]() |
HTX nông nghiệp Cổ Mỹ, xã Vĩnh Giang, Vĩnh Linh ứng dụng hiệu quả máy rang sấy đậu xanh - Ảnh: V.T.H |
Nông, lâm, hải sản (gọi chung là nông sản) sau thu hoạch được bảo quản và chế biến bằng nhiều cách, trong đó sấy là cách phổ biến. Sấy là một khâu quan trọng trong dây chuyền công nghệ, được sử dụng phổ biến ở nhiều ngành công nghiệp chế biến nông sản. Sấy không chỉ đơn thuần là tách nước và hơi nước ra khỏi vật liệu mà là một quá trình công nghệ phức tạp, đòi hỏi vật liệu sau khi sấy phải đảm bảo chất lượng theo một chỉ tiêu nhất định với mức chi phí năng lượng tối thiểu.
Từ lâu, để làm khô nguyên liệu, người sản xuất chủ yếu sử dụng hình thức phơi tự nhiên dựa vào bức xạ mặt trời và đối lưu gió. Phương pháp phơi sấy thủ công này có nhiều nhược điểm như: Hiệu suất thấp, lượng sản phẩm phơi sấy không được nhiều mà lại tốn nhiều công lao động, phụ thuộc vào thời tiết, chất lượng sản phẩm không cao, không chủ động khi phơi sấy...
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã phát minh ra các công nghệ, thiết bị sấy giúp cho người sản xuất làm chủ, điều khiển được quá trình sấy như mong muốn mà không bị phụ thuộc vào thời tiết. Các phương pháp, kỹ thuật sấy phổ biến hiện nay là: Sấy đối lưu, sấy tiếp xúc, sấy bằng tia hồng ngoại, sấy lạnh, sấy thăng hoa, sấy chân không, sấy vi sóng… Nông sản được sấy với nhiều mục đích như: Sấy để làm giảm khối lượng, trọng lượng sản phẩm dễ dàng vận chuyển; sấy để bảo quản sản phẩm tránh mọc mầm, hư thối; sấy để làm thay đổi cấu trúc, hương vị sản phẩm theo mục đích sử dụng…
Đi cùng các phương pháp, kỹ thuật sấy, các nhà khoa học nghiên cứu, phát triển, chế tạo ra nhiều loại thiết bị dùng để sấy khô vật liệu. Mỗi phương pháp sấy thường được thực hiện trong một loại máy sấy để xử lý tối ưu quá trình sấy phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng loại vật liệu và yêu cầu sử dụng sản phẩm. Các loại máy sấy phổ biến hiện nay như: Máy sấy nhiệt nóng, máy sấy lạnh, máy sấy thăng hoa, máy sấy tầng sôi, máy sấy phun, sấy sử dụng hiệu ứng nhà kính…
Hiện nay, các phương pháp, kỹ thuật và thiết bị sấy rất đa dạng, phong phú. Mỗi kỹ thuật, thiết bị sấy có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Tùy vào nhu cầu, mục đích sử dụng để có thể cân nhắc lựa chọn thiết bị sấy phù hợp cho sản phẩm. Đối với những sản phẩm có giá trị cao thì có thể sử dụng những máy sấy hiện đại như máy sấy thăng hoa, máy sấy lạnh, máy sấy vi sóng... Còn đối với những sản phẩm rẻ tiền, giá trị thấp thì có thể sử dụng các máy sấy đơn giản với nguồn nhiên liệu giá rẻ như sấy nhiệt nóng, nhà phơi sấy sử dụng bức xạ mặt trời…
Ở Quảng Trị, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chế biến nông sản cũng đã sử dụng nhiều phương pháp sấy và lựa chọn nhiều loại thiết bị sấy khác nhau. Vì thế, tại hội thảo, các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp đã tham luận đưa ra các giải pháp sấy phù hợp với từng loại sản phẩm hàng hóa trên địa bàn để các cơ sở sản xuất có thể từ đó lựa chọn giải pháp sấy tối ưu nhất. Đối với dược liệu, thực phẩm tinh nên lựa chọn thiết bị máy sấy lạnh. Máy sấy lạnh ngày càng được phổ biến trên thị trường, giá thiết bị hiện đã giảm nhiều so với thời kỳ đầu, được sản xuất trong nước, dễ dàng sửa chữa thay thế. Sử dụng phương pháp sấy lạnh giúp giữ được các vi chất trong sản phẩm sau khi sấy. Tuy nhiên, dải nhiệt độ hoạt động của máy sấy rộng nên có thể sấy ở nhiệt độ cao bằng cách sử dụng bộ gia nhiệt phụ nên thích hợp sấy nhiều loại sản phẩm. Đối với những mặt hàng rẻ tiền, khối lượng nhiều thì nên lựa chọn lắp đặt nhà phơi sấy sử dụng năng lượng mặt trời (hiệu ứng nhà kính) phù hợp với điều kiện nắng nóng của tỉnh. Đây là phương pháp sấy đang được phát triển, ứng dụng nhiều trong thời gian gần đây với chi phí ngày càng rẻ, không tiêu tốn năng lượng, chất lượng vật liệu ngày càng bền, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Phó Trưởng Phòng Quản lý khoa học, Sở KH&CN Võ Quyết Tiến cho biết: “Thông qua hội thảo nhằm giới thiệu công nghệ, thiết bị sấy ứng dụng trong chế biến nông sản, giúp doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất lựa chọn các công nghệ sấy phù hợp, tiên tiến để ứng dụng vào sản xuất vừa nâng cao chất lượng, tạo ra những sản phẩm như ý muốn, vừa tiết kiệm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế, tăng năng lực cạnh tranh các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh”.
Trong những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ứng dụng KH&CN vào sản xuất, trong đó nhiều nhất là lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản. Một trong những chính sách quan trọng là hỗ trợ, ứng dụng nhân rộng các kết quả KH&CN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2025 theo Nghị quyết số 31/2017/ NQ-HĐND của HĐND tỉnh nhằm mục tiêu tạo ra sự chuyển biến về năng suất, chất lượng, hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong đó có chế biến nông sản.
Sở KH&CN đã quan tâm đến việc nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm ứng dụng công nghệ cao từ các nguồn nguyên liệu tại địa phương gắn với nhiệm vụ nghiên cứu, chuyển giao các tiến bộ KH&CN cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng và thông tin KH&CN đã được đầu tư hệ thống máy móc, thiết bị tương đối hiện đại, đồng bộ và trung tâm cũng đã nghiên cứu, sản xuất thành công các sản phẩm có giá trị trên hệ thống thiết bị hiện đại đó. Thời gian tới, Sở KH&CN tiếp tục chỉ đạo trung tâm hoàn thiện hơn về quy trình công nghệ sản xuất, trong đó có công đoạn sấy cho từng nhóm đối tượng sản phẩm cụ thể, từ đó tư vấn, chuyển giao, hướng dẫn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong tỉnh khi có nhu cầu, góp phần thực hiện tốt việc bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Võ Thái Hòa
Mặc dù diện tích sản xuất nông nghiệp không rộng như nhiều tỉnh trong cả nước nhưng Quảng Trị lại là vùng đất có nhiều sản phẩm đặc trưng về dược liệu, nông ...
Là địa phương có thế mạnh về đất đỏ ba dan và các tiểu vùng khí hậu mát mẻ, Hướng Hóa đã phát triển được nhiều nông sản đặc trưng, trong đó có cây chuối, mang ...
Nỗ lực xây dựng nông thôn mới ở các địa phương trong tỉnh đã đưa lại những thành quả nổi bật từ nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất”trong bộ tiêu chí ...
Tính đến hết tháng 11/2022, số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tăng 14% so với năm 2021. Đồng hành với sự phát ...
Thời gian qua, ngành nông nghiệp và các địa phương đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tích cực ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào các khâu trong sản xuất ...
Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tác động tích cực vào tất cả các lĩnh vực sản xuất, góp phần đổi mới phương thức tổ chức sản xuất theo hướng năng suất, ...
Với định hướng phát triển SX-KD thương mại gắn liền với nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị đã triển ...
Huyện Vĩnh Linh có gần 53.000 ha đất nông nghiệp, chiếm trên 85% diện tích tự nhiên. Xác định nông nghiệp là “trụ đỡ” của nền kinh tế nên huyện đã chú trọng ...
QTO - Thực hiện phương châm “Hướng mạnh về cơ sở”, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Quảng Trị luôn đồng hành, chung sức với...
QTO - Phát huy vai trò của mình, những năm qua, các công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp đã trở thành cầu nối quan trọng, gắn kết giữa người lao động (NLĐ)...
QTO - Nhờ được tiếp cận nguồn vốn chính sách, nhiều thanh niên trên địa bàn tỉnh đã lập nghiệp, khởi nghiệp, phát triển sản xuất, kinh doanh và thành công...
QTO - Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển vượt bậc cả về năng suất và chất lượng. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi...
QTO - Cách đây vài năm, những người thu mua thủy, hải sản phải vất vả mang những mẻ cá, mực, tôm, ghẹ... thu mua được của ngư dân, vượt quãng đường hàng...
QTO - Sau gần 10 năm làm nghề may gia công tại nhà, trên cơ sở nhu cầu của cá nhân và tình hình thực tế của địa phương, năm 2020 chị Hà Thị Hương ở Khóm 2,...
QTO - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Cam Lộ lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 xây dựng huyện Cam Lộ đạt chuẩn huyện...
QTO - Nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích, những năm gần đây, nông dân xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong tập trung cải tạo, biến đất cát...