Cập nhật: Thứ 7, 08/02/2014 | 13:12 GMT+7

Tự tin bước trên con đường đã chọn

(QT) - Được biết đến với tư cách là một nhạc sĩ, ca sĩ, nhạc công, giảng viên, MC, giám khảo các cuộc thi ca hát..., PHAN ANH TIẾN luôn nỗ lực trong mỗi bước đi và gặt hái không ít thành công. Trong dịp đầu xuân, chúng tôi có cuộc trò chuyện với anh về tuổi trẻ, ước mơ và niềm đam mê âm nhạc. -Chào Phan Anh Tiến! Được biết, anh sinh ra trong một gia đình có truyền thống kinh doanh. Cơ duyên nào đã dẫn anh đến với nghệ thuật và trở thành giảng viên Học viện Âm nhạc Huế?

-Trước khi trả lời câu hỏi, mình xin gửi đến độc giả báo Quảng Trị lời chúc năm mới tràn đầy sức khỏe, an lành và hạnh phúc. Mình sinh ra trong một gia đình không có duyên nợ gì với âm nhạc. Bố mình là doanh nhân, mẹ là giáo viên, cô em gái đang theo học chuyên ngành kinh tế tại University of Wisconsin Madison (Hoa Kỳ). Từ nhỏ, mình đã tham gia sinh hoạt tại Nhà thiếu nhi tỉnh. Đây cũng chính là nơi giúp mình đến với sân khấu thông qua các cuộc thi âm nhạc, kể chuyện, đóng kịch... trong tỉnh cũng như toàn quốc. Không biết từ bao giờ, niềm đam mê nghệ thuật đã ngấm vào máu mình. Lên lớp 10, nhân dịp vào Huế tham quan, một người bạn rủ mình đến Học viện Âm nhạc Huế (bấy giờ là Trường Đại học Nghệ thuật) xem các thí sinh ứng thi. Không khỏi tò mò và mong muốn thử sức, mình đã mạnh dạn đăng ký thi, rồi đỗ vào ngành Cenllo của trường. Quãng thời gian này, mình gặp khá nhiều khó khăn do mới làm quen với cuộc sống xa nhà, vừa học văn hóa vừa luyện đàn. Vả lại, Cenllo là một ngành mới, đòi hỏi người học phải được đào tạo từ bé. Vượt qua phút yếu lòng, mình đã chăm chỉ học hỏi và yêu thích bộ môn này lúc nào chẳng hay. Tốt nghiệp hệ trung cấp, với mong muốn được thỏa sức sống cùng đam mê âm nhạc, mình thi lên Đại học và đỗ vào ngành sáng tác. Nhờ kết quả sau bốn năm tôi rèn, mình được trường giữ lại công tác. Hiện tại, ngoài giảng dạy và nghiên cứu âm nhạc, mình đã trở thành hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật Thừa Thiên Huế . -Được biết, anh bắt đầu sáng tác nhạc từ khi còn là một cậu học sinh. Đặc biệt, hầu hết các sáng tác của anh đều hướng về mảnh đất, con người Quảng Trị. Anh có thể giới thiệu cho bạn đọc Báo Quảng Trị một số sáng tác của mình? -Xin được mượn một câu thơ của Đỗ Trung Quân để nói hộ tâm tình của mình với quê hương:“Quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi”. Mình sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Quảng Trị đầy nắng, gió. Từ sâu thẳm, mình luôn tự hào và nuôi ước vọng về ngày mai tươi đẹp của quê hương. Đây cũng chính là nguồn cảm hứng, thúc giục mình thai nghén những đứa con tinh thần. Từ nhỏ, mình đã mong muốn có những sáng tác riêng để gửi gắm tâm sự. Mình luôn tự hỏi: Vì sao các nhạc sĩ có thể viết nên những giai điệu đẹp và tình cảm như thế? Sao mình không thể? Đến năm lớp 10, trong một chiều mưa, bên cây đàn organ, mình sáng tác bài hát đầu tay là “Mưa chiều cuối thu”, kế đó là “Về thăm Tân Sở”. Thẳng thắn thừa nhận, những bài hát này vẫn còn khá non, phần nhiều thiên về cảm xúc. Tuy nhiên, đó là động lực để mình tin tưởng hơn vào con đường đã lựa chọn. Sau khi vào học chuyên ngành sáng tác, mình bắt đầu được trang bị kiến thức nền tảng và nhờ đó những đứa con tinh thần giá trị hơn như: “Bay lên thành phố ta ơi!”, “Em và trăng” phổ thơ Đỗ Văn Khoái, “Đi tìm hình bóng mẹ”, “Nhớ Cam Lộ”, “Ký ức”... Ngoài ra, mình còn có những tác phẩm khí nhạc như: “Âm vang Tây Nguyên”, “Dòng sông vỹ tuyến”, “Thạch Hãn”,“Non sông thống nhất”….

Anh Phan Anh Tiến nhận giải đặc biệt dành cho tác giả trẻ có tác phẩm xuất sắc trong cuộc thi “Giai điệu Khe Sanh ngày mới” -Ảnh: QH

Qua chuyến đi biểu diễn với các hội viên Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế tại huyện Hướng Hóa, xúc động trước tình cảm của mảnh đất và con người nơi đây, mình đã thai nghén tác phẩm “Tháng 7 Khe Sanh”. Điều hạnh phúc nhất là bài hát đã mang đến cho mình giải đặc biệt, dành cho tác giả trẻ có tác phẩm xuất sắc trong cuộc thi “Giai điệu Khe Sanh ngày mới”. Mới đây nhất, chuyến đi thiện nguyện tại huyện Đakrông gợi cho mình ý tưởng để viết nên ca khúc “Lời cầu hôn trên nương”. Ca khúc này đã lọt vào top 12 và đạt giải khuyến khích trong cuộc thi sáng tác về đề tài dân số - “Kỷ nguyên vàng vì hạnh phúc cuộc sống” do Báo Gia đình và Xã hội, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Tổng Cục dân số Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Nhạc sĩ thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức. Với mình, không gì có thể diễn tả hết niềm hạnh phúc khi được sáng tác những nhạc khúc về quê hương và để lại dấu ấn dù là nhỏ nhất trong lòng khán thính giả. - Ngoài giảng dạy và sáng tác, anh còn tham gia rất nhiều hoạt động xã hội, cũng như tích cực học tập, trau dồi kỹ năng. Tại sao anh lại dành nhiều thời gian cho những hoạt động này? -Mình suy nghĩ, đã là con người thì không ai hoàn thiện, hoàn mĩ cả. Chính vì vậy, ta phải nỗ lực, bền bỉ học tập từ cuộc sống và những người xung quanh. Đó là lý do thúc giục mình tham gia nhiều hoạt động xã hội và tích cực học tập, trang bị các kỹ năng cần thiết. Khi còn ngồi trên ghế giảng đường, song song với việc học chuyên ngành, mình còn theo học công nghệ thông tin tại trường Aftech. Mình cũng từng có thời gian vào Sài Gòn học tập để trở thành một người làm truyền hình. Không “đóng khung” với vai trò một giảng viên, nhạc sĩ, người dẫn chương trình, mình còn thử sức với các cuộc thi hát và đạt một số thành công nhất định. Mới đây, mình được mời làm ban giám khảo cuộc thi “Hit by you”, tìm kiếm những giọng ca trẻ ở Huế. Ngoài ra, những hoạt động từ thiện – xã hội cũng có một sức hút khá đặc biệt đối với mình. Thông qua đó, mình có điều kiện được đi nhiều nơi để nghiên cứu thêm về làn điệu âm nhạc của các vùng miền. Mình rất đam mê nghiên cứu âm nhạc, đặc biệt là âm nhạc dân tộc... Thú thực, mình luôn cảm thấy tiếc vì không có nhiều thời gian để làm tất cả những gì bản thân mong muốn và học hỏi từ mọi người. Mình còn cần cố gắng nhiều hơn nữa. -Hiện nay, nhiều bạn trẻ thường được bố mẹ hoạch định sẵn tương lai và không tự tin thực hiện ước mơ của mình. Anh nghĩ gì về điều đó? -Mình cảm thấy rất may mắn vì luôn nhận được sự ủng hộ từ bố mẹ và người thân. Mình tự lựa chọn nghề nghiệp, hầu như không chịu sự ép buộc nào từ phía gia đình. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà mình luôn tự nhủ phải cố gắng, cố gắng nhiều hơn nữa. Tuổi trẻ, ai cũng hừng hực hoài bão, ước mơ. Thuận lợi lớn nhất của mình và các bạn là có quãng thời gian khá dài để biến những điều bản thân mong muốn thành hiện thực. Bởi vậy, thay vì ngồi chờ đợi hoặc để ai đó hoạch định tương lai cho mình, hãy lựa chọn và hành động để thực hiện ước mơ. Mình có một lời khyên nhỏ là khi gặp khó khăn trên con đường đã chọn, bạn có thể thay đổi hướng đi nhưng đừng thay đổi đích đến. Dù đường xa hay gần, nếu có ý chí, sự nỗ lực cộng với niềm đam mê, nhất định các bạn sẽ gặt hái thành công. - Xin cảm ơn anh! Chúc anh thành công hơn nữa trên con đường mình đã lựa chọn. QUANG HIỆP (Thực hiện)



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Từ gánh bún đến giảng đường âm nhạc
22:00 28/03/2025

Là một cô bé sinh ra ở miền quê nghèo, lớn lên từ gánh bún của mẹ, với giọng ca ngọt ngào, Nguyễn Thị Minh Thi (sinh năm 2000), giảng viên Học viện Âm nhạc Huế ...

Ước mong được hát trên sân khấu quê nhà
22:00 03/11/2023

Hồ Quang 8 là một ca sĩ nổi tiếng với dòng nhạc trữ tình bolero và phát triển sự nghiệp tại miền Bắc. Anh được nhiều người yêu mến với chất giọng mượt mà, sâu ...

Nhạc sĩ của những khúc hát thể thao
23:05 17/01/2025

Sở hữu chất giọng mượt mà, giàu cảm xúc cùng khả năng sáng tác nhiều thể loại nhạc, ca sĩ, nhạc sĩ Cáp Anh Tài (quê ở thôn Trà Lộc, xã Hải Hưng, huyện Hải ...

Rượu và sức khỏe con người

Rượu và sức khỏe con người
02:26 07/02/2014

(QT) - Ngày xuân, cùng với sự phong phú của các loại đồ ăn thức uống trong bữa ăn mỗi gia đình thì rượu là loại đồ uống được rất nhiều gia đình lựa chọn và sử dụng. Làm thế nào...

Nâng chất lượng hợp tác giáo dục Việt - Lào

Nâng chất lượng hợp tác giáo dục Việt - Lào
01:58 07/02/2014

(SGGP) - Thực hiện đề án “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác Việt - Lào trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn từ 2011 - 2020” giữa hai Chính phủ...

Tuyển sinh ĐH, CĐ: Thi chung nhưng thêm phần riêng

Tuyển sinh ĐH, CĐ: Thi chung nhưng thêm phần riêng
01:57 07/02/2014

(TNO) - Mặc dù vẫn tham gia thi “3 chung” do Bộ GD-ĐT tổ chức (chung đề, chung đợt và sử dụng chung kết quả thi) nhưng với kỳ thi năm nay nhiều trường ĐH đã triển khai thí điểm...

“Chạy” thi đầu vào cao học

“Chạy” thi đầu vào cao học
01:57 07/02/2014

(TNO) - Hơn 40 học viên lớp chuyển đổi môn học đủ điều kiện thi cao học quản lý kinh tế của Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) ở Thanh Hóa đã đóng số tiền lên tới hơn một...

Ăn uống giúp dễ tiêu hóa

Ăn uống giúp dễ tiêu hóa
01:56 07/02/2014

(TNO) - Những ai bị hội chứng ruột kích thích thường rất khó tiêu hóa thức ăn, nên dễ phụ thuộc hoàn toàn vào men tiêu hóa và thuốc chống a xít. Tuy nhiên, ăn uống hợp lý có...

POWERED BY
Việt Long