
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Xây dựng vùng trồng cây dược liệu hàng hóa để chế biến sâu hoặc cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thuốc trong nước là một trong những hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng được huyện Cam Lộ quan tâm chỉ đạo và đầu tư thực hiện. Không chỉ chú trọng phát triển cây bản địa, huyện Cam Lộ còn tìm tòi trồng thử nghiệm các loại cây dược liệu mới nhằm làm phong phú thêm tập đoàn cây dược liệu trên địa bàn. Năm 2018, được sự đầu tư của Sở Khoa học và Công nghệ, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Cam Lộ chủ trì thực hiện dự án: “Trồng thử nghiệm một số cây dược liệu trên địa bàn huyện Cam Lộ”, trong đó có cây trạch tả bước đầu sinh trưởng tốt.
![]() |
Nông dân xã Cam Thủy chăm sóc cây trạch tả |
Sau hơn 2 tháng triển khai trồng thử nghiệm cây trạch tả tại 7 hộ dân thôn Nhật Lệ, xã Cam Thủy, Cam Lộ với diện tích 0,7 ha cho thấy đây là giống cây trồng có khả năng thích nghi với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng ở địa phương. Quá trình triển khai mô hình, các hộ dân được hướng dẫn về kỹ thuật gieo trồng, quy trình chăm sóc, hỗ trợ về giống, phân bón, bạt phủ và hướng dẫn quy trình phòng trừ sâu bệnh cũng như thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch. Nhờ đó, cây trạch tả phát triển nhanh. Ông Lê Nhật Tiên, Chủ tịch UBND xã Cam Thủy cho biết: “Cùng với huyện, xã đã chỉ đạo cụ thể người dân tuân thủ các quy trình kỹ thuật trồng loại cây mới này, đặc biệt đây là cây dược liệu nên hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật. Sau hơn 2 tháng trồng cho thấy cây trạch tả trồng ở Cam Thủy sinh trưởng nhanh hơn vùng miền Bắc”.
Cây trạch tả hay còn gọi thủy đề, mã đề nước (Tên khoa học: Alisma plantago-aquatica) thích nghi rộng rãi ở điều kiện khí hậu, đất đai nhiều vùng; là cây trồng dưới nước, nhất là ruộng có bùn sâu, nhiều màu như chân ruộng chiêm, ven hồ, đầm, ao... Cách gieo mạ và cấy giống như trồng lúa nên nông dân dễ tiếp cận với biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc loại cây mới này. Cây ít bị sâu bệnh, thời gian từ khi ươm giống đến khi thu hoạch từ 4- 5 tháng, rất thích hợp trồng trên đất hai vụ lúa. Cây trạch tả trồng lấy củ, mỗi năm có thể trồng 2 vụ và thu hoạch vào tháng 6 và tháng 12, năng suất dự kiến khoảng 3,5- 4 tấn củ khô/ha/vụ. Công ty cổ phần Dược liệu Việt Nam cam kết thu mua sản phẩm với giá thị trường. Hiện nay, giá thị trường là 40.000 đồng/kg củ trạch tả khô thì trồng loại cây dược liệu này mang lại giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với trồng lúa. Theo y học cổ truyền, củ trạch tả có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng lợi thủy, thẩm thấp, thanh nhiệt. Cây thuốc này được dùng chủ yếu để chữa bệnh như lợi tiểu, chống đông máu, hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh gút... Cây trạch tả là một trong những loại cây dược liệu mới mà huyện Cam Lộ có kế hoạch đưa vào trồng thử nghiệm. Sau khi trồng cây trạch tả thành công, huyện sẽ tiến hành trồng thử nghiệm cây ngưu tất, sinh địa…
Quá trình trồng thử nghiệm các loại cây dược liệu mới huyện sẽ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn về chất lượng theo yêu cầu của Công ty cổ phần Dược liệu Việt Nam. Bên cạnh đó, Sở Khoa học và Công nghệ cũng sẽ hỗ trợ cho huyện nghiên cứu, hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất và sơ chế một số cây dược liệu, tạo cơ sở khoa học cho việc phát triển vùng sản xuất dược liệu trên địa bàn huyện Cam Lộ. Sau khi thực hiện thành công các mô hình trồng cây dược liệu mới ở huyện, Sở Khoa học và Công nghệ sẽ tiến hành lập kế hoạch để chuyển giao, nhân rộng và phát triển tại những địa phương trong tỉnh có nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Thành công bước đầu của mô hình trồng thử nghiệm cây trạch tả mở ra hướng đi mới trong trồng, chăm sóc cây dược liệu trên địa bàn Cam Lộ. Do đó, thời gian tới đơn vị thực hiện dự án phối hợp với các cơ quan chuyên môn tiếp tục mở các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng cây trạch tả theo hướng an toàn, hướng đến xây dựng vùng sản xuất cây dược liệu phù hợp với thực tế địa phương. Đồng thời tạo điều kiện, khuyến khích nông dân phát triển cây dược liệu nhằm nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Hỗ trợ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định, nâng cao thu nhập và giúp nông dân yên tâm đầu tư sản xuất. Thời gian tới, sau khi thu hoạch xong cây trạch tả vụ đầu tiên, huyện Cam Lộ và Sở Khoa học và Công nghệ sẽ có đánh giá cụ thể để có thể nhân rộng mô hình trồng cây trạch tả trên địa bàn các xã có nhu cầu, góp phần chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa và hoa màu kém chất lượng sang trồng cây dược liệu có giá trị kinh tế cao.
Trần Cát Linh
Phó Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ Trần Hoài Linh cho biết, nhằm đa dạng các loại cây dược liệu, hướng đến xây dựng huyện Cam Lộ trở thành trung tâm dược liệu của ...
Cam Lộ là địa phương có tiềm năng lớn về cây dược liệu, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển thành trung tâm dược liệu của tỉnh. Vì thế, cây dược liệu đang ...
Từ nhu cầu sử dụng cây dây thìa canh hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường tăng cao trong thời gian qua, Cơ sở sản xuất và kinh doanh cao dược liệu Minh Nhi, thôn Định ...
Nghề trồng và chế biến cây dược liệu vốn tồn tại trên địa bàn huyện Cam Lộ từ nhiều đời nay nhưng số lượng lẫn quy mô cây trồng còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa mang ...
Nhằm đa dạng hóa các loại cây trồng, góp phần nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, huyện Cam Lộ đã triển khai trồng thử nghiệm 4,5 ha gừng tại xã Cam ...
Nhằm đa dạng các loại cây dược liệu, hướng đến xây dựng địa phương trở thành trung tâm dược liệu của tỉnh, thời gian qua, huyện Cam Lộ đã đưa nhiều loại cây ...
Thông tin từ Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị cho biết, đơn vị đang liên kết với Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Thương mại An ...
Nằm trong khuôn khổ biên bản ghi nhớ giữa Công ty TNHH Dược liệu hữu cơ An Xuân (thị trấn Cam Lộ) với nông dân Bản Chùa (xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ) về hợp tác ...
QTO - Trong hành trình đổi thay mạnh mẽ tại các vùng nông thôn Quảng Trị có thể thấy rõ dấu ấn sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và người dân. Trong đó,...
QTO - Với tổng mức đầu tư lớn, tập trung cho kết cấu hạ tầng đô thị, Dự án Phát triển đô thị ven biển miền Trung hướng đến tăng trưởng xanh và ứng phó với...
(QT) - Qua một thời gian được áp dụng, nhiều vườn hồ tiêu xây dựng theo kiểu thích ứng với biến đổi khí hậu ở xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh đã cho thấy được sức chống chịu tốt...
(QT) - Cùng với thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền...
(QT) - Trên đường dẫn tôi ra thăm hệ thống chuồng trại chăn nuôi lợn, thỏ… được quy hoạch khoa học, anh Đoàn Văn Dũng (sinh năm 1993), chủ trang trại ở thôn Tân Sơn, xã Tân...
(QT) - Nhà máy thủy điện (NNTĐ) Đakrông 1 nằm trên địa bàn xã Húc Nghì, huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị) hoàn thành và đi vào hoạt động từ cuối năm 2017. Đây là kết quả của quá...
(QT) - Được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa Ban quản lý các dự án công trình thủy điện vừa và nhỏ thuộc Công ty Điện lực 3 (nay là Tổng Công ty Điện lực Miền Trung), mục tiêu...
(QT) - Cách đây 10 năm, vào ngày 21/12/2007, tại thành phố Đà Nẵng, các cổ đông sáng lập gồm: Công ty Điện lực 3 (nay là Tổng Công ty Điện lực miền Trung- EVNCPC); Ngân hàng...