
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Đi giữa vườn hồ tiêu xanh mướt đẫm ướt bởi từng “cơn mưa nhân tạo” từ hệ thống cột tưới tự động, anh Nguyễn Văn Thành không dấu niềm tự hào nói với tôi rằng, ước mơ về việc xây dựng một vườn hồ tiêu công nghệ cao trên mảnh đất Gio Phong của anh bây giờ đã trở thành hiện thực…
![]() |
Vườn tiêu trồng theo công nghệ cao của gia đình anh Thành cho thu hoạch khá |
Anh Nguyễn Văn Thành ở thôn Lễ Môn, xã Gio Phong, huyện Gio Linh, cho biết: “Gia đình tôi chỉ mới “bén duyên” với cây hồ tiêu cách đây 3 năm (năm 2016 đến nay). Trước đó, nguồn thu nhập của gia đình chủ yếu đều dựa vào 8 ha cao su”. Vào khoảng năm 2013 - 2014, sau trận bão làm gãy đổ số lượng lớn cây cao su trên diện tích 2 ha cao su của gia đình, anh Thành đã suy nghĩ đến chuyện xây dựng một vườn hồ tiêu công nghệ cao trên diện tích cây cao su bị gãy đổ. Để chuẩn bị cho ý tưởng ấp ủ, anh đã tìm hiểu, nghiên cứu, học hỏi kiến thức, kĩ thuật từ nhiều mô hình trồng hồ tiêu cho năng suất, sản lượng cao qua sách, báo, mạng internet. Anh cũng lặn lội đến nhiều vườn hồ tiêu ở các xã có diện tích trồng hồ tiêu của huyện Gio Linh cũng như nhiều huyện khác trên địa bàn tỉnh để học hỏi kinh nghiệm trồng, chăm sóc vườn hồ tiêu. Từ kiến thức, kinh nghiệm học hỏi được, mãi đến năm 2016 anh Thành đầu tư hơn 1 tỉ đồng xây dựng vườn hồ tiêu công nghệ cao trên diện tích 2 ha.
Theo anh Thành thì trồng hồ tiêu công nghệ cao nên phải tuân thủ nhiều quy trình kĩ thuật từ khâu trồng choái, xuống giống, chăm sóc cho đến khâu thu hoạch, phơi sấy, bảo quản hồ tiêu hữu cơ. Rồi trong quá trình sản xuất phải phân tích yếu tố đất, nước; dự báo lượng mưa ảnh hưởng đến cây hồ tiêu; sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh thay vì dùng các loại phân bón hóa học… Cụ thể, việc đầu tiên mà anh Thành làm sau khi phát quang, làm sạch diện tích 2 ha, đó là cùng cánh thợ đúc gần 2.000 choái tiêu bằng xi măng không giống choái tiêu bình thường. Choái tiêu được anh thiết kế cao khoảng 3 m, phía trên choái được gắn thêm bánh xe máy hỏng được gá vào thân choái bằng sợi thép như hình chiếc vô lăng xe ô tô. Sở dĩ anh làm như vậy là để sau này cây tiêu mọc cao quá choái sẽ tự rũ xuống rồi tiếp tục phát triển, cho hạt xung quanh choái… Khi chôn xong choái, khâu tiếp theo là chọn cây hồ tiêu giống. Cây hồ tiêu giống phải được ươm trong bầu khi đạt chuẩn mới đem ra trồng (cây con ươm trong bầu khoảng 4 - 6 tháng và đảm bảo cây ra chồi, có từ 5 - 6 lá mới đạt chuẩn). Trước khi trồng, phải “huấn luyện” cho cây hồ tiêu giống tiếp xúc với ánh nắng mặt trời bằng cách tháo tấm lưới che vườn ươm cây giống ra. Thời gian trồng cây hồ tiêu giống tốt nhất là đầu mùa mưa để tận dụng được lượng nước mưa cho cây. Đất trồng cây hồ tiêu cũng phải đảm bảo có độ tơi xốp, ẩm ướt và không bị ngập úng. Rễ cây hồ tiêu ăn cạn nên mực nước ngầm phải sâu tối thiểu khoảng 2m và thoát nước tốt, đặc biệt đất không được quá dốc… Khi đào hố trồng cây hồ tiêu giống phải đào hố phía đông choái để đảm bảo tận dụng được ánh nắng dịu mát buổi sáng, tránh nắng nóng buổi chiều để cây phát triển tốt. Riêng hệ thống tưới nước cho vườn hồ tiêu công nghệ cao, anh Thành đầu tư hơn 100 triệu đồng để dựng hệ thống cột nước cao hơn 3,5 m. Khi tưới, nước từ hệ thống cột sẽ phun đều tạo ra từng “cơn mưa nhân tạo” làm đẫm ướt toàn bộ vườn hồ tiêu công nghệ cao…
Dẫn tôi đến góc vườn tiêu đang rộn ràng tiếng nói cười của nhiều người được anh Thành thuê đến thu hoạch hồ tiêu theo thời vụ, anh cho biết, năm 2019 hơn 800 choái tiêu trong vườn hồ tiêu công nghệ cao của gia đình anh cho thu hoạch “bói” với sản lượng khoảng 1 tấn. Với giá bán hồ tiêu trên thị trường hiện tại giao động khoảng 40 - 50 nghìn đồng/kg thì vườn hồ tiêu công nghệ cao mang lại khoản thu nhập bước đầu là khoảng 50 triệu đồng/ vụ. Dự kiến khoảng 2 - 3 năm nữa, vườn hồ tiêu công nghệ cao của gia đình anh bước vào giai đoạn thu hoạch chính vụ thì sản lượng sẽ đạt khoảng 4 - 5 tấn/ha. Nguồn thu mỗi vụ hồ tiêu là khoảng 400 - 500 triệu đồng. Vừa qua, Công ty cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị đã đặt vấn đề với anh về việc thu mua hồ tiêu từ vườn hồ tiêu công nghệ cao của gia đình anh để sản xuất hồ tiêu ngũ sắc. “Hồ tiêu ngũ sắc theo như tôi được biết là sản phẩm có 5 màu hoàn toàn tự nhiên từ quả tiêu: xanh (quả chưa chín), vàng (quả ướm chín), đỏ (quả chín), đen (quả tự khô), trắng (quả tróc vỏ gọi là tiêu sọ). Những hạt tiêu này khi đem sấy vẫn giữ được sắc, hương vị thơm, cay nồng. Mỗi màu của hạt tiêu sẽ mang một hương vị khác nhau, nếu là người sành về ẩm thực thì sẽ phân biệt được ngay. Trong 5 màu sắc ấy, hạt tiêu xanh cay nồng hấp dẫn hơn tất cả các hạt tiêu khác. Quy trình chế biến hồ tiêu ngũ sắc đòi hỏi kĩ thuật, vườn nguyên liệu bảo đảm hồ tiêu sinh học, hồ tiêu hữu cơ và thu hoạch đúng thời điểm. Từ thu hoạch đến thành phẩm chỉ tốn công rửa, giảm thiểu được chi phí đầu tư sân phơi. Sáng thu hái về rửa sấy là mai đã có tiêu bán…”, anh Thành cho biết.
An Phong
Anh Võ Long Thành sinh năm 1992, ở Khu phố 6, thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh. Năm 2018, anh quyết tâm khởi nghiệp bằng hướng đi ít người trẻ lựa chọn, đó là ...
Nhìn vườn ổi trĩu quả ít ai biết chính trên diện tích 13 sào đất ấy, trước đây là vườn tiêu đã cho thu hoạch nhưng rồi bị bệnh dẫn đến cây chết gần như toàn ...
Cây tiêu được xem là cây trồng chủ lực của huyện Cam Lộ, nhất là ở vùng Cùa. Tuy nhiên mấy năm trở lại đây, tình hình dịch bệnh, thời tiết không thuận lợi ...
Thời điểm hiện nay, nông dân các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đang thu hoạch cây hồ tiêu. Người dân rất phấn khởi vì giá hạt tiêu khô đang tăng cao. ...
Những năm trở lại đây, phong trào cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu gắn với xây dựng nông thôn mới được huyện Cam Lộ quan tâm với nhiều chính sách hỗ trợ cho ...
Ở Quảng Trị, mô hình trồng cây đàn hương đầu tiên, quy mô lớn nhất là hộ anh Nguyễn Văn Tỉnh (sinh năm 1977), ở thôn Thủy Trung, xã Trung Nam, huyện Vĩnh Linh. ...
Sau nhiều ngày chịu ảnh hưởng của mưa lớn do cơn bão số 6 gây ra, đã có trên 3 ha cây hồ tiêu của người dân tại xã Gio An, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng ...
Tháng 11/2022, vườn ươm giống cây cao su RRIV 209 quy mô gần 2 ha của Cơ sở giống cây trồng Đức Phúc do anh Trần Xuân Đức (sinh năm 1989) và anh Phan Văn Dân ...
QTO - Quảng Trị có nhiều tiềm năng, thế mạnh về khoáng sản là vật liệu xây dựng thông thường và vật liệu đất đắp nhưng chưa được khai thác hết lợi thế....
QTO - Những năm qua, tỉnh Quảng Trị chú trọng đầu tư hạ tầng kỹ thuật và đưa vào sử dụng các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) đã mang lại hiệu...
(QT) - Với sự hỗ trợ của cơ quan Phát triển Công nghệ công nghiệp và Năng lượng mới Nhật Bản thông qua dự án Tiết kiệm năng lượng và nâng cao hiệu quả công việc với trang thiết...
(QT) - Điện lực Đông Hà đảm nhận việc cung cấp trên địa bàn thành phố với quy mô dân số đông, hoạt động sản xuất, kinh doanh sôi động. Bên cạnh những thuận lợi về địa hình, ưu...
(QT) - Những tác động bất lợi của thiên tai như nắng nóng, bão lụt ảnh hưởng đến quá trình vận hành hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Vì thế Công ty Điện lực...
(QT) - Xuất ngũ trở về với thương tật loại 4/4, cựu chiến binh Lê Thanh Bình ở thôn Phú Hưng, xã Hải Phú, Hải Lăng cùng gia đình tập trung thâm canh cây lúa để ổn định đời...
(QT) - Canh tác ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ là xu thế phát triển tất yếu của nông nghiệp hiện nay. Ở tỉnh Quảng Trị, lĩnh vực này trong thời gian qua được xem là giải pháp...
(QT) - Qua gần 5 năm triển khai thực hiện Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Lào năm 2015 cùng nhiều thỏa thuận hợp tác chung và hợp tác trong các lĩnh vực cụ thể như...