
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Một ngày giữa tháng 11/2019, chúng tôi từ TP. Đông Hà đi theo đường Hồ Chí Minh ra hướng Bắc gần 100 km để đến thăm gia đình bà Hà Thị Tuyên, vợ thầy giáo -Anh hùng Lao động Hà Công Văn (nguyên hiệu trưởng Trường Tiểu học số 1 Đakrông, Quảng Trị) ở thôn Trường Niên, xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
![]() |
Viếng mộ thầy giáo Hà Công Văn |
Mới đó, thầy Hà Công Văn đã về với đất mẹ bên con sông Nhật Lệ đã 5 năm. Hôm chúng tôi đến đúng vào ngày giỗ của thầy. Mâm giỗ đơn sơ, đạm bạc gói gọn trong nội thân gia đình. BàHà Thị Tuyên xúc động chia sẻ: “Gia đình luôn khắc ghi nghĩa tình của thầy trò và nhân dân Quảng Trị đối với chồng tôi. Tôi rất ấm lòng vì không những chồng tôi đã gắn bó với mảnh đất và con người Quảng Trị suốt cuộc đời mà còn đang sống mãi trong lòng người dân trong đó. Nơi suối vàng, ông ấy chắc sẽ rất thanh thản”.
Cô giáo Nguyễn Thị Quyên, giáo viên dạy Văn Trường Tiểu học &THCS Húc Nghì, xã Húc Nghì, huyện Đakrông, người có gần mười năm công tác cùng với thầy Hà Công Văn tại trường này xúc động kể, ngày đầu tiên lên nhận công tác, cô đã rất bất ngờ trước hình ảnh một người lãnh đạo quá giản dị, phúc hậu, khác xa với trí tưởng tượng của mình. Thầy Hà Công Văn cùng tham gia lao động với giáo viên và học sinh nhà trường để lo ăn, ở cho các em học sinh bán trú. Suốt 5 năm nay, kể từ ngày thầy mất, cô Quyên cùng các giáo viên khác của nhà trường thường xuyên ra thăm vợ con thầy và viếng mộ thầy, có kế hoạch góp phần chăm sóc, tu bổ ngôi nhà sàn của thầy Văn đang nằm cạnh trường, nơi có thờ di ảnh của thầy để các thế hệ học sinh, giáo viên và người dân đến hương khói, tri ân người đã khuất mỗi dịp đến ngày giỗ thầy hay lễ, tết…
Cả cuộc đời thầy giáo Hà Công Văn là sự tận hiến cho đời, cho sự nghiệp giáo dục, nhất là với mô hình “Bán trú dân nuôi”. Xuất phát từ thực tế gian khó của con đường đến trường của các em học sinh người Pa Kô, Vân Kiều, thầy Văn là người phát kiến xây dựng mô hình “Bán trú dân nuôi”, mô hình “lớp nhô”. Thầy Văn thuộc thế hệ giáo viên đầu tiên lên cắm bản tại miền Tây Quảng Trị từ hơn 40 năm trước. Thầy miệt mài chăm lo cho các em ăn ở, dạy chữ cho các em nên người, cho đến ngày tạ thế. Gia tài mà thầy Hà Công Văn để lại là hàng vạn học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số tại Đakrông và Hướng Hóa được học chữ của Bác Hồ. Tấm gương thầy giáo Hà Công Văn đã góp phần thắp sáng thêm truyền thống cao đẹp của các thế hệ nhà giáo Việt Nam. Ghi nhận công lao to lớn đó, Nhà nước đã tặng cho thầy giáo Hà Công Văn danh hiệu Anh hùng Lao động thời kì đổi mới vào năm 2002.
Một đời miệt mài làm cầu nối tri thức giữa đồng bằng và miền núi, gia cảnh của thầy để lại không có gì giá trị ngoài nếp nhà đơn sơ và người vợ hết lòng ủng hộ chồng con. Hai năm sau ngày mất, ngôi mộ thầy bằng đất đỏ đã bị mưa gió xói mòn dần. Chia sẻ với gia cảnh của thầy Văn, năm 2016 Hội Cựu giáo chức Quảng Trị đã đứng ra quyên góp và vận động từ nhiều giáo viên, nhà hảo tâm để xây mộ kiên cố cho thầy Hà Công Văn. Hội đã nhận được sự ủng hộ nhiệt thành của các cơ quan, đơn vị, trường học, các nhà hảo tâm… trong và ngoài tỉnh, nhất là đông đảo thầy cô giáo và học sinh của các trường ở miền núi và miền xuôi.
Nhà giáo nhân dân Lê Phước Long, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Quảng Trị cho biết, công trình lăng mộ tri ân thầy giáo Hà Công Văn thể hiện ân tình thắm thiết của người Quảng Trị nói chung và đồng bào Pa Kô, Vân Kiều nói riêng đối với người thầy đã hi sinh thầm lặng suốt cuộc đời cho sự nghiệp “trồng người” nơi miền Tây Quảng Trị. 102 tập thể và cá nhân đã quyên góp ủng hộ xây mộ cho thầy Văn với tổng số tiền là 90 triệu đồng. Ngày 27/4/2017 công trình được khởi công, đến ngày 14/5/2017 thì khánh thành trong niềm xúc động của gia đình, dòng họ. Ngoài ngôi mộ kiên cố bằng đá, còn có một văn bia cao 1,5 mét, rộng gần 1 mét, khắc 99 chữ ghi công trạng của thầy giáo Hà Công Văn đối với sự nghiệp giáo dục của tỉnh Quảng Trị. Có một chi tiết xảy ra trong lúc bàn bạc tiến hành xây mô cho thầy Văn. Đó là trước khi qua đời đột ngột thầy Văn chưa kịp xây lăng mộ ấm áp cho cha mình. Đạo lí của người Việt Nam thường là lớp cha trước lớp con sau, muốn thầy Văn yên lòng cùng cha ở suối vàng, Hội Cựu giáo chức Quảng Trị quyết định cùng gia đình xây lăng mộ cho người cha của thầy hoàn chỉnh rồi mới xây mộ cho thầy. Nghĩa cử cao đẹp này đã làm cho dòng họ, gia đình của thầy Văn xúc động.
Để ghi nhớ công lao của thầy giáo Hà Công Văn, Nhà giáo nhân dân Lê Phước Long bày tỏ hi vọng tại huyện miền núi Đakrông sẽ có ngôi trường mang tên người thầy đặc biệt này.
Tú Linh
Mười năm kể từ khi thầy giáo Hà Công Văn ra đi, trong tôi vẫn chưa nguôi mơ ước về một tượng đài tri ân những thầy cô cắm bản. Sự hy sinh của các thầy cô nơi ...
Từ lâu, giáo viên và học sinh Trường TH&THCS Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh đã quen với hình ảnh thầy giáo Võ Xuân Thủy đi sớm, về muộn, không quản đường xa hay mưa ...
Đến với xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh hôm nay, ai cũng biết tới thầy giáo Hồ Văn Hoàn (sinh năm 1975), giáo viên Trường PTDTBT Tiểu học xã Vĩnh Ô, bởi trong thời ...
Tuổi đời còn trẻ, vóc dáng nhỏ bé nhưng những điều này lại tỉ lệ nghịch với thành tích, hoạt động mà Đào Xuân Quý, học sinh lớp 7A, Trường Tiểu học và THCS ...
Thi đấu thành công trong màu áo của nhiều câu lạc bộ bóng phủi, phong trào trong, ngoài tỉnh từ khi còn là học sinh, sinh viên đến khi trở thành một giáo viên ...
Chiều nay 17/9, thông tin từ Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Tà Long, huyện Đakrông cho biết, nhằm kịp thời động viên, chia sẻ những khó khăn, mất mát đối với ...
Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh đã có nhiều hoạt động ý nghĩa thực hiện ...
Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn công tác Báo Quảng Trị do Phó Tổng Biên tập Nguyễn Tý dẫn đầu có dịp đến với vùng đất cao nguyên đá Hà Giang dâng hương tưởng ...
QTO - Những năm qua, Hội Khuyến học huyện Triệu Phong luôn tăng cường vận động tài trợ, kết nối với các tổ chức, doanh nghiệp, những tấm lòng vàng để cùng...
QTO - Cùng với các địa phương khác trong tỉnh và cả nước, cả hệ thống chính trị ở thị xã Quảng Trị huy động mọi nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho...
(QT) - Chúng tôi đến ngôi trường ấy vào giờ nghỉ giữa buổi sáng. Bước qua cánh cổng trường luôn được khóa rất cẩn thận, quang cảnh, không khí bên trong thật khác với nhiều ngôi...
(QT) - Để giảm thiểu tác hại của việc sử dụng thuốc lá đối với sức khỏe, kinh tế, xã hội và môi trường, từ ngày 1/5/2013, Luật Phòng chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) có hiệu lực...
(QT) - Cán bộ giám sát của Tổ chức Cây Hòa Bình Việt Nam Nguyễn Khắc Thắng, trú tại Khu phố 9, phường Đông Lễ, thành phố Đông Hà đã 56 tuổi. Như những người cùng thời, ông hiểu...
(QT) - Là đơn vị có nhiệm vụ quản lí nhà nước về mặt công nghệ, trong đó có công nghệ thông tin (CNTT), Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) luôn đi đầu trong các ứng dụng CNTT...
(QT) - Trải qua 15 năm xây dựng và trưởng thành, với sự đoàn kết nhất trí của cán bộ, giáo viên và học sinh, Trường THCS Phan Đình Phùng đã thực hiện có hiệu quả các phong trào...
(QT) - Mỗi đứa trẻ sinh ra là một thiên thần nhỏ. Mỗi thiên thần ấy đều đáng nhận được những yêu thương, nâng niu của bố mẹ, người thân và toàn xã hội. Trong số đó, có những...