{title}
{publish}
{head}
(QT Xuân) - Đó là tựa đề một tác phẩm mới của nhà báo, nhà văn lão thành Phan Quang vừa ra mắt bạn đọc, trước thềm năm mới 2020 (Nhà xuất bản Văn học, 2019). Tác phẩm là những trang hồi kí mà tác giả đã tự bạch: “Đó là những mảnh thời gian tác giả chọn nhặt qua một đoạn đường tác nghiệp, khởi đầu với ngày rời làng quê bước vào nghề báo và tạm ngưng khi được bình bồng trên các kinh rạch dải đất rộng tột cùng của Tổ quốc sau ngày đất nước giành được độc lập, tự do, tháng 5 năm 1975” . Từ Hà Nội, thủ đô yêu dấu, suốt dải đất miền Trung, ngược thành phố hoa Đà Lạt, thành phố “Hòn ngọc Viễn Đông”, xuống Nam Bộ, đất mũi Năm Căn… in đậm dấu chân Phan Quang. Nhiều trang viết sâu lắng vẫn là miền quê hương Quảng Trị - thương về miền Trung.
Nhà báo Phan Quang (trái) chụp ảnh kỉ niệm với Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Văn Hùng. Ảnh: QT |
Với 354 trang sách, chia làm 18 phần, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Vinh gọi là 18 chương, rành rọt: Làng Thượng; Từ tiếng mõ buồn đến bếp lửa hồng; Mười bốn ngày đêm nơi tuyến lửa; Hoan Ái còn đây; Bên bờ sóng nước Sầm Sơn; Đôi bờ ngăn cách; Tháng chín năm ấy Bác Hồ đi xa; Phố Khâm Thiên và “Điện Biên Phủ trên không”; Trên nẻo đường này xưa ta đã đi; Bông mai không chịu chết; Xuất quân sáng mùng một tết; Tháng ba kì diệu; Lá cờ trước Ngọ Môn; Về với sông Hàn; Lần đầu tôi gặp Sài Gòn; Nổi dậy ở Phủ Tân Sơn; Forget me not; Nơi đây vừa lạ lại vừa quen.
Nhà báo, nhà văn Phan Quang định danh tập sách là hồi kí. “Trên nẻo đường này xưa ta đã đi” chính là những ghi chép sinh động trải mấy chục năm làm phóng viên báo Đảng của Phan Quang, bắt đầu từ lúc ông rời làng quê Thượng Xá bên con sông Nhùng, Quảng Trị, bắt đầu những năm tháng kháng chiến, được tổ chức giao nhiệm vụ làm phóng viên Báo Cứu Quốc Liên khu IV, sau đó về Hà Nội làm phóng viên Báo Nhân Dân. Những địa danh mà Phan Quang viết trong tác phẩm tôi đã đến, đến sau Phan Quang ít nhất vài chục năm, bởi tôi ít hơn ông 21 tuổi. Những trang viết của bậc đại thụ Phan Quang thật sinh động, tươi mới tính thời sự; chất tân văn báo chí quyện chặt với sự bay bổng, lãng mạn của văn chương.
Đọc kĩ, đọc nhâm nhi - càng đọc càng thấm, càng hiện hữu một Phan Quang “Nghề báo và nghiệp văn”. Con người báo chí và con người văn chương trong Phan Quang quấn quýt, hòa quyện vào nhau, “trong văn có báo, trong báo có văn” , “báo và văn như anh em sinh đôi, từ bà mẹ ngôn từ”. Làng Thượng, bên con sông Nhùng, dưới ngòi bút của ông có sức lay động, lôi cuốn đến lạ. Để viết tiểu thuyết “Từ bến sông Nhùng” (Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ, 3/2019), tôi đọc gần như trọn vẹn các bài viết của Phan Quang về quê nhà. Tôi đã về làng Thượng Xá hai lần, lần đầu đi với Tổng Biên tập Báo Quảng Trị, lần thứ 2 tôi và người cháu ruột gọi Phan Quang bằng cậu, nhà báo có hơn chục năm làm Tổng Thư kí tòa soạn một nhật báo có đông bạn đọc ở TP. Hồ Chí Minh. Hai anh em chúng tôi bay ra TP. Huế, đón “đại lão” Phan Quang từ Hà Nội bay vào, để cùng nhau đi ô tô về làng Thượng Xá. Trong tác phẩm “Trên nẻo đường này xưa ta đã đi”, tôi bất ngờ và thích thú đọc bài ông viết về chuyến đi năm 2018 mà ông gọi là “Chuyến cuối đời về quê viếng mộ tổ tiên, thắp hương lên bàn thờ ông bà, cha mẹ, đặc biệt thăm bà chị gái năm nay (2018) đã chín mươi bảy tuổi, vừa rồi chẳng may trượt ngã gãy xương, nay tuy đã hồi phục nhưng đi lại trong nhà phải tựa vào bộ gậy có bánh xe lăn…”. Bất ngờ và thích thú, bởi ông viết hay, lối viết ngộ nghĩnh, sâu lắng, lấy hiện tại để nhắc quá khứ, lấy hoa đẹp che bốt gác thời Tây, kết bài có hậu. Phan Quang viết: “…Mấy nhà dân sống gần đó gác lên bên trên cái lô cốt ấy dăm cái sào tre làm thành cái giàn bí sơ sài. Và giữa trưa hè nắng chói chang và thoang thoảng gió Lào này, hoa mướp, hoa bí, hoa bầu vàng tươi đua nhau nở rộ. Dù vậy màu xanh đậm của lá và màu vàng óng của hoa vẫn không che khuất được cái lỗ châu mai sâu hoắm và đen ngòm, nơi xưa kia súng ống Tây từ bên trong lô cốt ấy thoải mái xả đạn ra ngoài mỗi lần nghe có tiếng động lạ, bất kể lúc ấy là đang đêm hay giữa ban ngày, ban mặt”.
Bìa cuốn hồi kí của nhà báo Phan Quang. Ảnh: PQT (chụp lại) |
Chỉ một đoạn văn miêu tả mà đậm chất tân văn, người đọc dễ cảm nhận vùng quê làng Thượng Xá bên sông Nhùng xưa và nay như thế nào! Quá khứ quyện chặt hiện tại, gợi mở truyền thống anh hùng trải qua bao bi thương, mất mát ở vùng quê Quảng Trị. Bất ngờ, bởi tôi là người trong cuộc, về làng Thượng Xá cùng đứng bên cạnh giàn hoa màu vàng tươi, bên cái bốt gác thời Tây ấy, mà chẳng thể liên kết sự kiện để viết ra được như thế! Sự tài tình, tinh tế, bút pháp “văn chương quyện chặt với báo chí” của Phan Quang là vậy. Với “Trên nẻo đường này xưa ta đã đi”, bạn đọc có thể bắt gặp những trang viết tài hoa “báo chí quyện với văn chương” của Phan Quang, với bất cứ thể loại nào, dù đó là bút kí, phóng sự, ghi chép, tản văn. Nhà văn Tô Hoài nhận xét: “Tôi thấy một Phan Quang nhà văn tâm hồn và văn chương chan hòa ruột thịt với phong cách nhà báo. Phải uyên thâm, lão luyện nghề báo, nghề văn đến mức thế nào mới sáng tạo được những nét riêng từ cái nghĩ, cái chữ như thế được”.
“Trên nẻo đường này xưa ta đã đi” là một trong số 18 chương trong tập sách, theo cách gọi của Nguyễn Hồng Vinh. Ngẫm suy càng thấy ngòi bút tài hoa của Phan Quang. Từ “Tết bên bờ Hiền Lương”, “Ta chưa về khi Tổ quốc chưa yên”, “Bữa tiệc cuối năm trước giờ ngừng bắn”, “Đêm nay rồi còn ác”, “Bà mẹ Vân Kiều địu đứa con nhỏ trên lưng” … đến “Trời vẫn xanh một màu xanh Quảng Trị”, bạn đọc càng ngỡ ngàng về một Phan Quang yêu cháy bỏng quê hương, tha thiết dòng Bến Hải, Cửa Tùng, Cửa Việt, Cam Lộ, Làng Vây, Khe Sanh, Hướng Hóa...
Năm 2018, trở về với quê nhà, Phan Quang sâu lắng cảm xúc tình yêu quê hương, nhớ về hai câu thơ của người bạn, nhà thơ Tế Hanh: “Trời vẫn xanh một màu xanh Quảng Trị/Tận chân trời mây núi có chia đâu”. Phan Quang viết: “Lần này trở lại thăm Quảng Trị vào những ngày nắng gió chói chang, tôi được nhìn thấy lại màu xanh của bầu trời và màu xanh cây cỏ. Màu xanh ngày nay còn đậm đà thắm thiết hơn những gì đã để lại trong tuổi ấu thơ tôi bên bờ sông Nhùng và sông Thạch Hãn” …
Mùa xuân Canh Tý đang về khắp mọi nẻo đường xuân. Xuân đến với Quảng Trị và khắp mọi miền đất nước. Tôi ghi lại mấy câu thơ của nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh, nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân Dân viết tặng Phan Quang, mừng ông 90 tuổi đời, 70 tuổi nghề, thay cho lời kết bài viết:
Cửu thập niên trường
Tằm nhả tơ
Sáng óng từng con chữ
Ấm nóng tình đời, tình bạn!…
Phạm Quốc Toàn
Tôi đến thành phố Đông Hà đúng dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị, cũng là thời điểm kỷ niệm 47 năm đại thắng giải phóng hoàn toàn miền Nam, ...
Nhà báo Phan Quang, cây đại thụ của nền báo chí nước nhà quê ở làng Thượng Xá, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. 95 năm tuổi đời và hơn 75 năm ...
Tôi mượn một câu của PGS.T.S Bùi Mạnh Hùng – người “đồng hương” của tác giả cuốn sách - trong bài viết về một tác phẩm trước đây của thầy Trương Quang Đệ làm ...
Kinhtedothi - Một sự kiện nho nhỏ khiến tháng Tư, với tôi vốn thao thiết vơi đầy những kỷ niệm, càng thêm ý nghĩa. Bưu điện chuyển tới món quà từ Quảng Trị ...
Không hiểu sao, mỗi lần chạm đất Hải Lăng, trong lòng tôi lại vấn vương câu văn đẹp như một bức tranh của nhà văn Nga Ilya Ehrenburg nói về lòng yêu nước mà ...
Là một nhà quản lý lãnh đạo báo chí, giàu tình cảm, yêu quê hương, yêu con người và đất nước - nhà báo Trương Đức Minh Tứ, Tổng Biên tập Báo Quảng Trị đã ghi ...
Tập thơ “Nhớ và quên” của nhà thơ Nguyễn Hữu Thắng, do nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành tháng 8 năm 2018, gồm 69 bài, 135 trang in. Tính đến nay anh đã xuất ...
Tôi đang đọc lại bác Tô Hoài. Cuốn “Chuyện cũ Hà Nội” (2 phần) dày gần 700 trang. Không thể nói không thú vị. Nhà văn có tài viết gì cũng hay, cũng thu hút bạn ...
VOV.VN - Xuân Son không có cơ hội tham dự SEA Games 2025 khi chủ nhà Thái Lan đã chốt thành phần cầu thủ tham dự giải.
(Zing) - Rạng sáng 26/1, Man City đánh bại Chelsea 3-1 trên sân nhà ở vòng 23 Premier League.
(QT Xuân) - Cổng làng ra đời từ rất sớm, gắn liền với sự hình thành và phát triển của một ngôi làng. Thuở sơ khai, cổng làng có vai trò là cột mốc phân chia vùng đất thổ cư và...
(QT Xuân) - Cũng như nhiều dân tộc anh em khác trong nước, tết cổ truyền của người Pa Kô, Vân Kiều có nhiều nét đặc trưng riêng. Trải qua bao biến thiên lịch sử, các phong tục...
(QT Xuân) - Tết là dịp để mọi người quây quần bên nhau, vì vậy các món ngon ngày tết ngoài giá trị truyền thống còn mang ý nghĩa đầm ấm, sum vầy. Ở nước ta, mỗi vùng, miền...
(QT Xuân) - Trong bối cảnh còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng thể thao Quảng Trị vẫn luôn tự hào khi sản sinh và đào tạo được nhiều vận động viên (VĐV) tài năng thi đấu...
(QT Xuân) - Không hẹn mà gặp, tết nay nhóm bạn cũ ở xóm nhỏ nằm trong lòng thị trấn ngày nào cùng về quê ăn tết. Nhóm bạn toàn con gái, lấy chồng rồi theo chồng lập nghiệp nơi...
(QT) - Tôi tin tuổi thơ mỗi người đều có cách đánh dấu rất riêng về khởi nguyên của tết. Khi ta càng lớn, càng thấy tết không còn thú vị như xưa, nhưng thực ra tết vẫn như thế,...