
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh vừa phát hành cuốn truyện ký “Mật mã Đặc khu” của Thượng tá, nhà báo PHAN TÙNG SƠN, Phó trưởng Cơ quan Đại diện phía Nam, Báo Quân đội nhân dân. Sách viết về cuộc đời nhà cách mạng Phan Kiệm, quê ở làng Nhan Biều, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong. Mới đây, gia đình nhân vật, chính quyền địa phương và tác giả vừa phối hợp tổ chức chương trình giới thiệu sách tại làng Nhan Biều. Nhân dịp này, phóng viên Báo Quảng Trị đã có cuộc trò chuyện với tác giả cuốn sách.
- Xin chào Thượng tá, nhà báo Phan Tùng Sơn! Mong anh chia sẻ với độc giả về đứa con tinh thần của mình?
- “Mật mã Đặc khu” là cuốn truyện ký về đề tài chiến tranh cách mạng, dày 292 trang, viết về cuộc đời của nhà cách mạng lão thành đã quá cố Phan Kiệm (bí danh Đào Tấn Xuân, Năm Thành, Năm Vân, Năm Xuân), một người con ưu tú của quê hương Quảng Trị. Sách được Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh in với số lượng 2.500 bản, phát hành trong hệ thống nhà sách của Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, nhà sách FAHASA và nhà sách Phương Nam trên toàn quốc.
Vừa qua, Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức các chương trình ra mắt, giới thiệu sách và giao lưu tác giả, tác phẩm tại Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. Cuốn sách “Mật mã Đặc khu” cũng đã ra mắt bạn đọc ngay tại quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn của nhà cách mạng Phan Kiệm. Tôi rất vui mừng khi cuốn sách nhận được sự quan tâm của báo giới và đông đảo bạn đọc.
![]() |
Bìa cuốn sách mật mã đặc khu. Ảnh do người trả lời phỏng vấn cung cấp |
- Anh có thể nói rõ hơn về nhân vật của tác phẩm?
- Phan Kiệm là nhà cách mạng ưu tú, hoạt động cùng thời với những lãnh tụ của Đảng như Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Trần Quốc Thảo, Võ Văn Kiệt...
Ông sinh năm 1920 tại làng Nhan Biều, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, trong một gia đình nông dân nghèo. Phan Kiệm tham gia cách mạng từ nhỏ, được đồng chí Lê Duẩn và các bậc đàn anh dìu dắt đi theo kháng chiến từ rất sớm. Nhờ trí thông minh, nhanh nhẹn và lòng quả cảm, ông nhanh chóng trưởng thành và sớm trở thành một trong những cán bộ nòng cốt của Huyện ủy Triệu Phong, lãnh đạo phong trào chống thực dân phong kiến.
Ông được kết nạp Đảng lúc 16 tuổi, 19 tuổi đã được giao trọng trách Phó Bí thư Huyện ủy Triệu Phong. Năm 20 tuổi, ông bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà tù Lao Bảo, sau đó lưu đày ở nhà tù Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk). Trong cách mạng Tháng Tám năm 1945, ông là Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của tỉnh Đăk Lăk, lãnh đạo nhân dân các dân tộc Tây Nguyên khởi nghĩa giành chính quyền.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, ông lần lượt đảm đương các chức vụ quan trọng: Quyền Tư lệnh kiêm Chính ủy Đặc khu Sài Gòn-Chợ Lớn; Phó Bí thư Khu ủy Sài Gòn-Chợ Lớn. Năm 1957, Phan Kiệm bị địch bắt. Ông được kẻ địch coi là người nắm giữ “mật mã” của Đặc khu Sài Gòn- Chợ Lớn nên chúng đã dùng trăm phương ngàn kế, hết mua chuộc, dụ dỗ đến tra tấn cực hình tàn khốc, giam cầm hết nhà tù này đến nhà tù khác và bị đày ra Côn Đảo, nhưng ông luôn giữ vững khí tiết, lòng trung thành tuyệt đối, bảo vệ bí mật các cơ sở trọng yếu của cách mạng.
Năm 1961, Tổng nha Cảnh sát Sài Gòn sử dụng chuyến tàu chuyên dụng của Hải quân ra Côn Đảo áp giải ông về Sài Gòn để tiếp tục thực hiện mưu đồ giải mã “mật mã” của Đặc khu Sài Gòn-Chợ Lớn. Bằng trí thông minh, mưu lược và khả năng địch vận tuyệt vời, ông đã thực hiện cuộc đào thoát ngoạn mục, trở về với cách mạng.
Phan Kiệm đã nêu một tấm gương sáng về lòng trung thành, gian lao khổ hạnh không sờn lòng, vào sống ra chết không nản chí, trọn đời một lòng, một dạ phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Ông là mẫu hình tiêu biểu của nhà lãnh đạo đa năng, tài đức vẹn toàn, là niềm tự hào to lớn của đất và người Quảng Trị…
-Cơ duyên nào đưa anh đến với nhân vật và thực hiện cuốn sách này?
- Cơ duyên từ nghề báo. Năm 2013, khi thực hiện đề tài về các nhân vật lịch sử kháng chiến, tôi được Trung tướng Lê Phúc Nguyên, Tổng Biên tập Báo Quân đội nhân dân chuyển cho một số tài liệu về nhà cách mạng Phan Kiệm và giao cho tôi viết bài về nhân vật này. Tôi đã tìm gặp các nhân chứng, nghiên cứu tài liệu do gia đình nhân vật cung cấp, viết loạt ký sự dài kỳ “Phan Kiệm – người chiến sĩ thầm lặng” đăng Báo Quân đội nhân dân.
Càng đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu về nhân vật, tôi càng khâm phục, ngưỡng vọng tầm vóc, vai trò và những đóng góp đặc biệt to lớn của ông cho cách mạng. Nhận thấy, nếu chỉ dừng lại ở các bài báo là quá ít, tôi quyết định viết sách về cuộc đời ông. Gần 4 năm qua, tôi đã về quê hương nhân vật, đến những địa danh, đơn vị, vùng đất ông từng sống, chiến đấu và công tác, tìm gặp nhân chứng, nghiên cứu sử liệu để tái hiện chân dung nhân vật…
-Trong những lần đến Quảng Trị, anh có ấn tượng gì về mảnh đất và con người nơi đây?
- Quê tôi ở Hà Tĩnh, cùng chung “khúc ruột miền Trung” với Quảng Trị nên tôi cảm thấy rất gần gũi, thân thuộc. Trong chiến tranh, Quảng Trị là vùng đất lửa. Những chứng tích một thời hào hùng đã hóa hào khí non sông, thấm vào nếp nghĩ, phong cách sống của con người nơi đây.
Nhan Biều, quê hương của nhà cách mạng Phan Kiệm là một trong những khu làng cổ nhất miền Trung. Truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời đã hun đúc nên những giá trị, cốt cách của người dân qua các thế hệ. Khi nhắc đến cụ Phan Kiệm, bà con cô bác ở làng ai cũng tự hào. Người dân ở đây rất chân tình và hiếu khách. Dù chỉ về đây có vài lần nhưng tôi được bà con yêu quý, coi như người nhà.
-Có phải vì tấm chân tình ấy nên sau khi hoàn thành cuốn sách, anh đã trở lại quê hương của nhà cách mạng Phan Kiệm để tặng sách cho bà con không?
-Tôi đã hứa với bà con là sau khi hoàn thành cuốn sách, sẽ quay trở lại. Và tôi đã thực hiện lời hứa ấy. Cũng cần phải nói thêm, chuyến trở lại Quảng Trị lần này của tôi là cuộc đồng hành với hai người con của cụ Phan Kiệm là Tiến sĩ Phan Thu Nga, thứ nữ và anh Phan Thanh Dũng, con thứ ba và là trưởng nam, hiện là Việt kiều ở Đức.
Tôi rất xúc động khi chương trình giới thiệu sách ở làng Nhan Biều nhận được sự quan tâm, tham dự của các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, lãnh đạo huyện Triệu Phong, xã Triệu Thượng và đông đảo bà con, cô bác ở làng. Không khí thật ấm áp, chứa chan tình cảm và nghĩa tri ân…
- Sau “Mật mã Đặc khu”, anh có dự định viết gì về mảng đề tài mảnh đất, con người Quảng Trị?
- Tôi sẽ tiếp tục khai thác đề tài chiến tranh cách mạng trên mảnh đất này. Những lần về Quảng Trị đã cho tôi thấy, mảng đề tài chiến tranh cách mạng ở đây vô cùng phong phú. Nó như những mỏ quặng nằm trong lòng đất mà những người cầm bút mới chỉ khai thác được ở lớp bề mặt mà thôi. Tôi đã có ý tưởng cho cuốn sách thứ hai về đề tài này ở Quảng Trị.
- Xin cảm ơn anh!
Tây Long (thực hiện)
Hôm nay 14/8, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Quảng Trị mở phiên tòa hình sự xét xử các bị cáo: Nguyễn Đình Sáu (sinh năm 1981), trú tại Khu phố 6, ...
Nhân dịp chuẩn bị đón tết Nguyên đán Giáp Thìn - 2024, hôm nay 23/1, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Phan Văn Phụng; Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hồ Đại Nam; Chủ ...
Vào lúc 8h thứ Năm, ngày 15/6/2023, Ban Cơ yếu Chính phủ phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương và Học viện Báo chí và Tuyên truyền sẽ tổ chức Hội thảo khoa ...
Là một người lính từng vào sinh, ra tử ở chiến trường Campuchia, cựu chiến binh TRẦN BÌNH, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh mang trong mình nhiều ký ức về ...
Nhà báo Phan Quang, cây đại thụ của nền báo chí nước nhà quê ở làng Thượng Xá, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. 95 năm tuổi đời và hơn 75 năm ...
49 mùa xuân trôi qua kể từ khi đất nước thống nhất, non sông thu về một mối, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Quảng Trị luôn tiếp nối mạch nguồn truyền thống ...
Gặp gỡ nhà văn Châu La Việt nhân ba tập sách của ông ra mắt bạn đọc.
Nhà báo Hữu Thọ, nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương đã nói: “Báo chí là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh ...
QTO - Những năm gần, chữa bệnh bằng liệu pháp tự nhiên (không dùng thuốc) được nhiều người lựa chọn. Đây không chỉ là cách chữa bệnh bền vững, an toàn mà...
QTO - Liên quan đến một vụ thuốc giả lớn vừa bị cơ quan chức năng phát hiện gần đây, mặc dù ngành y tế cho biết thuốc giả chưa xâm nhập vào các cơ sở khám...
(NĐT) - Với ông, Đại tá Nguyễn Việt, nguyên Trưởng phòng Trinh sát, cục Quân báo (Chiến dịch Điện Biên Phủ), suốt mấy chục năm đã trôi qua nhưng chưa một ngày ông quên có một...
(Công lý) - 63 năm đã trôi qua, nhưng những ngày tháng “sống trên lưng pháo, chết trên lưng pháo” để tiêu diệt máy bay địch, bảo vệ bộ binh tiến vào giải phóng Điện Biên vẫn...
QT - Ngày 5/5/2017, tại Nhà máy May Gio Linh, khu Công nghiệp Quán Ngang, UBND tổ chức lễ phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng công nhân...
(QT) - Chỉ còn hơn 1 tháng nữa kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 sẽ diễn ra. Đây là kỳ thi được đánh giá là có khá nhiều điểm mới so với các năm trước. Để thấy rõ hơn về nội dung...
(QT) - Theo thông tin từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ nay đến hết tháng 7/2017 sẽ tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, tạo thành chuỗi hoạt động hướng...
(QT) - Nằm ở địa bàn xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hoá, thác Chênh Vênh được nhiều du khách biết đến với phong cảnh nên thơ, hùng vĩ. Điều đáng nói là thắng cảnh này đang bị ô...