
{title}
{publish}
{head}
LTS: Đây là bài viết đạt giải trong cuộc thi Onkyo lần thứ VI của một học sinh người dân tộc Pa Cô, hiện là hội viên của Hội Người mù tỉnh Quảng Trị. Hiện tại, em đang miệt mài học tập để thực hiện ước mơ nhọc nhằn trên hành trình tìm “ánh sáng” cái chữ trong “bóng tối” của số phận nghiệt ngã giáng xuống khi em vừa cất tiếng khóc chào đời. "Chưa một lần được thấy mặt cha, con chưa một lần, chưa một lần thấy mẹ..." cứ mỗi khi nghe các bạn tập văn nghệ, những giọng ca buồn cất lên từ tận đáy lòng, tôi lại kìm nén để những dòng nước mắt chảy vào trong tim. Các bạn ơi, cũng là người đồng tật như các bạn, chị em tôi chưa một lần được thấy mặt cha, mặt mẹ mà ngay cả đến giọng nói của cha mẹ chúng tôi cũng không hề nghe đến nữa. Bởi ngày ấy, ngày cách đây 5 năm về trước, một căn bệnh hiểm nghèo đã vĩnh viễn cướp đi cha mẹ tôi, để lại hai đứa con thơ mù lòa. Lúc đó, tôi lên 9 tuổi, còn em tôi vừa tròn 2 tuổi. Tuổi thơ vô tư và đầy bất hạnh của hai chị em tôi lặng lẽ trôi qua trong sự đùm bọc, giúp đỡ của mọi người. Cái tuổi vô tư ấy lúc nào cũng nghĩ mọi người xung quanh đều như mình, mặt người là màu đen, cái gì cũng màu đen... Đến lúc tôi lên 6, tôi nghe các bạn cùng trang lứa gọi nhau đi học, sao tôi không được đi học nhỉ? (lúc này hai chị em tôi đã được cha mẹ nuôi nhận về nuôi). Nhưng sao tôi lại không được đi học, cha mẹ nuôi không thương tôi sao? "Cha mẹ ơi, con rất muốn đi học như các bạn!"... Và rồi cái điều bấy lâu nay tôi cứ nghĩ là "bình thường" thì đến nay thật khủng khiếp khi tôi được nghe: "Hai đứa mày bị mù mà cũng đòi đi học, ăn chưa xong còn bày đặt đi học" (Người dân tộc Pa Cô sống rất thật bụng, nên nói cái gì là nói thẳng ruột ngựa chứ không biết nói dối). Ba mẹ nuôi có biết đâu chính câu nói đó đã làm tôi phần nào hiểu ra rằng chị em tôi không "bình thường" nhưng tôi vẫn không biết được chị em tôi khác mọi người như thế nào? "Mù" là như thế nào mà không được đi học...? Hàng ngày, chúng tôi vẫn dắt nhau ra đầu ngõ chơi, và rồi cái ngày ấy đã đến, ngày mà hai bác ở Hội Người mù huyện Hướng Hóa có việc vào bản tôi công tác tình cờ thấy hai chị em tôi dắt nhau, mò mẫm trên đường (nhà tôi ở bản A Máy, A Xing, Hướng Hóa). Đầu năm 2003, tôi được các bác đưa về Hội Người mù tỉnh Quảng Trị để được đi học. Khi tôi về đây, thì đã có các anh chị và các bạn học ở đó rồi. Lần đầu xa nhà, xa em, tôi được đến ở một nơi có rất nhiều người nhưng sao tiếng của nhiều bạn cũng khác tiếng tôi, tôi nghe mà không hiểu gì hết. Cũng may mà có một số bạn tiếng nói cũng giống tôi. Và ở đây sao có nhiều tiếng ồn lạ tai nghe cũng vui nhỉ? Cứ thế, ngày qua, ngày trôi qua, tôi được sự giúp đỡ của các bác, các cô, các bạn và tôi được học phục hồi chức năng, được học tiếng Việt, dần dần tôi hiểu được tiếng của tất cả mọi người, hòa đồng với cuộc sống mới. Tôi cũng biết được những tiếng ồn đó là tiếng của xe máy, ô tô... Rồi cái điều tôi ao ước được như các bạn cũng đã đến, sau một năm về ở Hội Người mù tỉnh, tôi đã được vào lớp 1 (tiền hòa nhập). Thật thú vị làm sao, cái chữ là những chấm nổi nhỏ li ti. Rồi cái bút (dùi), cái bảng, con cắm, bảng cắm... dần dần trở nên quen thuộc và nó đã trở thành người bạn thân thiết của cuộc đời tôi. Bởi giờ đây, tôi đã biết mình bị "mù" nên phải học chữ Braille, phải sờ bằng tay chứ không như các bạn khác tôi, họ không bị "mù" nên học chữ khác và đọc bằng mắt. Đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, từ những chấm nhỏ tạo thành cái chữ, cô của tôi cũng mù như tôi, khi cô ân cần hỏi thăm xem tôi nhỏ hay lớn, cô phải sờ vào người tôi, sờ vào mặt tôi. Mỗi lần như vậy, tôi nghĩ có phải cô là "cô tiên" như có lần tôi được nghe ai đó kể chuyện cổ tích hay không? Người "mù" mà cũng làm cô được hay sao? Từ đó, cuộc đời tôi đã bước qua một ngày mới, trong tôi luôn ấp ủ một ước mơ sau này mình cũng sẽ trở thành cô giáo để dạy chữ nổi cho những người đồng cảnh như tôi. Cái suy nghĩ ngây thơ rằng mọi người cũng như mình không còn nữa, các bạn đồng tật của tôi, chị em tôi đã nhìn thấy được ánh sáng, một thứ ánh sáng diệu kỳ trong trái tim. Thời gian lặng lẽ trôi qua thấm thoắt thế mà giờ đây tôi đã sắp bước vào lớp 6. Em tôi thì đã vào lớn 2. Diệu kỳ biết bao, khi người sáng nhìn vào thấy những chấm nhỏ li ti ấy là một cái gì đó rất xa lạ, thì đối với cuộc đời tôi, với em tôi và tất cả mọi người như tôi, những chấm nhỏ li ti đó là phép màu nhiệm, là thứ ánh sáng quý giá nhất của cuộc đời. Chữ Braille cho người "mù" được học, được đến trường và chữ Braille cho người "mù" có được những ước mơ. Giờ đây cuộc sống của chị em tôi thật tươi đẹp biết bao với những tháng ngày vui vẻ học tập, sinh sống trong một mái nhà chung: Lớp học tình thương Hội Người mù tỉnh Quảng Trị. Và hơn thế nữa, tôi được vươn xa, bay xa là được học với những bạn sáng mắt, những ngôi trường có lẽ rất rộng lớn vì đã mấy lần tôi được cô giáo chủ nhiệm dắt đi dạo mỏi cả chân!. Những người mà trước đây tôi thấy họ như rất xa lạ lại luôn vỗ về an ủi, động viên tôi và không phải "sờ" tôi nữa mà lúc nào họ cũng dịu dàng với tôi, hết lòng giúp đỡ tôi tiến bộ. Cuộc sống thật đẹp biết bao phải không những người bạn đồng tật của tôi! Bởi tôi luôn nghĩ cái đẹp của người khuyết tật nói chung, người "mù" nói riêng nằm ở sự nỗ lực vươn lên, vượt qua nghịch cảnh và thể hiện ở trong chiều sâu tâm hồn khi biết biến điểm yếu thành điểm mạnh, chúng ta sẽ tìm ra hạnh phúc, tìm ra ánh sáng... "Tôi mất đi đôi mắt nhưng vẫn còn trái tim...". Tôi cảm ơn cái ngày may mắn mà hai bác ở Hội Người mù huyện Hướng Hóa đã phát hiện ra hai chị em tôi. Cảm ơn các bác, các cô, các chú... ở Hội Người mù tỉnh Quảng Trị. Cảm ơn ông Luis Brai đã phát minh ra cái chữ diệu kỳ cho người "mù" trên trái đất này. Tôi cảm ơn tất cả! Hồ Thị Cúc
Dù khát khao học chữ nhưng một số người dân ở thôn A Sau, xã Lìa, huyện Hướng Hóa, chưa thể thực hiện mong ước đó của mình. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn ...
Đó là lời tâm sự rất thật lòng của em Hồ Vòng, học sinh lớp 8A, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Hướng Lộc, huyện Hướng Hóa. Mồ côi cha khi ...
Trời trở lạnh! Khi những cơn gió lạnh mùa đông rít vào kh e cửa làm tê buốt những đồ vật xung quanh, đâu đây lời bài hát “ Tình cha ấm áp như vầng thái ...
Năm ấy cha tôi (nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ) đột ngột bỏ mẹ tôi (ca sĩ Tân Nhân) đi, để lại mẹ tôi một thân, một mình nơi đất khách quê người, bụng mang dạ chửa, ...
Đúng 5 giờ sáng ngày 6/7/2023, nữ thi sĩ tài danh Lâm Thị Mỹ Dạ đã giã từ cõi tạm để đi vào thế giới vĩnh hằng. Mọi người bồi hồi thương tiếc một người thơ ...
Chẳng hiểu sao, cứ mỗi lần ngược đường lên núi, tôi lại có những cảm xúc khác lạ. Có lẽ, đây là lúc đứng trước khung cảnh núi non, đèo dốc vòng vèo nối nhau ...
Tôi là một người lính viết văn trưởng thành từ những mâm pháo, những con đường ra trận và nhất là ở mặt trận Cánh đồng Chum, nơi tôi chiến đấu ở đây chỉ 5 năm, ...
Đứa bé hơn 1 tuổi do một phụ nữ ẵm trên tay đứng bên ngoài cửa sổ phòng xét xử liên tục khóc đòi mẹ. Bên trong phòng xét xử, khi Hội đồng xét xử tuyên án, bị ...
QTO - Những năm qua, tỉnh Quảng Trị đẩy mạnh thực hiện Đề án “Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai (PTTT) và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ),...
QTO - Di tích lịch sử về vụ thảm sát Hướng Điền, xã Tà Rụt, nơi ghi dấu một trong những chương bi thương và anh dũng nhất của lịch sử kháng chiến chống...
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Chủ tịch Hội Người mù tỉnh trả lời phỏng vấn
“Mưa từ trên trời mưa rơi xuống đất/Có khi nào mưa dưới đất mưa lên...”. Câu hát ru của bà Tư nghe buồn đến nao lòng. Đã nhiều năm trôi qua, tuổi cũng đã ngày một cao mà giọng...
(QT) - Theo số liệu của Sở LĐTB&XH, quý I/2009, tỉnh Quảng Trị có khoảng 50 người đi xuất khẩu lao động, giảm từ 80-90% so với cùng kỳ năm 2008. Ông Ngô Thanh Hùng, Phó...
(QT) - Hôm nay, 16/4/2009, nhân ngày “Bảo vệ và chăm sóc người tàn tật Việt Nam 18/4”, Hội Từ thiện Quảng Trị đã tổ chức liên hoan văn nghệ cho người khuyết tật thuộc vùng dự...
(QT) - Ngày 15/4/2009, Cục Thuế Quảng Trị đã khởi công xây dựng nhà tình nghĩa cho bà Lê Thị Bèn ở khu phố 3, phường 4, thị xã Đông Hà. Bà Lê Thị Bèn là cơ sở cách mạng trong...
(QT) - UBND xã Gio Châu vừa tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Cộng đồng an toàn cấp quốc gia. Nhằm giảm thiểu những nguy cơ đe dọa sức khỏe và tính mạng của trẻ em tại gia đình,...