Cập nhật: Thứ 4, 20/02/2019 | 06:37 GMT+7

Tìm lối ra ổn định cho thị trường nông sản

(QT) - Những năm qua, xuất khẩu nông sản đã có những đóng góp tích cực vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Xuất khẩu trở thành một trong những động lực chủ yếu để gia tăng phát triển sản xuất- kinh doanh, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xoá đói, giảm nghèo, góp phần ổn định kinh tế- xã hội của tỉnh.

Cao su là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh​

Theo báo cáo từ Sở Công thương, trong giai đoạn 2006-2016 tổng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt mức 1,033 tỉ USD. Riêng trong năm 2018, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt khoảng 271,2 triệu USD. Trong đó phải kể đến các mặt hàng thế mạnh như gỗ và các sản phẩm từ gỗ, nông sản chiếm tỉ lệ cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Thị trường xuất khẩu hàng hoá tiếp tục được mở rộng, không chỉ ở các nước Đông Nam Á mà vươn sang thị trường Đông Á, châu Âu. Đối với mặt hàng rau quả có lợi thế trên địa bàn tỉnh như chuối, sản lượng xuất khẩu 75.000 tấn/năm với kim ngạch khoảng 15 triệu USD. Lượng hạt tiêu đã bán cho các doanh nghiệp trong nước khoảng 1.500 tấn; đối với mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ, giá trị sản xuất tập trung chủ yếu ở một số công ty như Công ty cổ phần Gỗ MDF VRG -Quảng Trị, các nhà máy chế biến dăm gỗ như Công ty TNHH chế biến lâm sản Shaiyo AA Quảng Trị…Đặc biệt, toàn tỉnh đã có 130 nhãn hiệu hàng hóa và 4 văn bằng kiểu dáng công nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ, tạo điều kiện để hàng nông sản Quảng Trị thâm nhập vào thị trường trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh còn phát triển thiếu bền vững, chưa có định hướng phát triển lâu dài gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và khai thác tối đa lợi thế của tỉnh. Đặc biệt là chưa tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho hàng hóa trong khâu phân phối và xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu còn bị động, mang nặng tính tự phát, do phụ thuộc nhiều vào các đối tác bên ngoài; công tác dự báo, nghiên cứu thị trường, xây dựng và bảo vệ thương hiệu cho hàng hóa chưa bài bản, thiếu chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh hiện nay là những doanh nghiệp vừa và nhỏ với tiềm lực kinh tế, nhân lực còn hạn chế. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp vẫn còn phụ thuộc vào nguồn hàng ngoại tỉnh và thị trường ngoài nước như rượu, rau quả, gỗ…Trong khi đó một lượng hàng xuất khẩu không nhỏ sản xuất tại Quảng Trị do các doanh nghiệp, tư thương ngoại tỉnh vào cạnh tranh thu gom, khai thác xuất khẩu như tiêu, thuỷ, hải sản, gỗ, cà phê đã gây thất thu cho ngân sách của tỉnh.

Để thực hiện mục tiêu hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, tỉnh Quảng Trị đã thực hiện phương châm đa phương hoá, đa dạng hoá để mở rộng giao thương với các nước trong khu vực và hợp tác quốc tế. Duy trì lợi thế cạnh tranh, giữ “chữ tín” trong kinh doanh, ứng phó với điều kiện cạnh tranh gay gắt và thực hiện đầy đủ cam kết về AFTA và gia nhập WTO. Chú trọng phát triển các thị trường trọng điểm trong khu vực và có nhiều tiềm năng mở rộng như các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Âu... Đặc biệt là tăng cường khai thác hiệu quả lợi thế Hành lang kinh tế Đông-Tây và Khu KTTMĐB Lao Bảo, tạo động lực cho các vùng, miền của tỉnh phát triển. Mở rộng tối đa thị phần tại các thị trường có sức mua lớn; tích cực và chủ động tìm kiếm các thị trường mới ở Bắc Mỹ và Caribe, Nam Mỹ. Trước hết cần tập trung khai thác lợi thế trong sản xuất nông nghiệp để gia tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nông, lâm sản; hướng mạnh vào phát triển sản phẩm chất lượng tốt, giá trị gia tăng cao, có sức cạnh tranh và vượt được rào cản thương mại ngày càng tinh vi của các nước nhập khẩu. Trong nhóm hàng này, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh trong giai đoạn tới vẫn chủ yếu là gỗ các loại, cao su, sắn và các sản phẩm từ sắn, rau quả, phân bón…nhưng sẽ tiếp tục nâng cao giá trị gia tăng đối với từng mặt hàng xuất khẩu. Gắn phát triển xuất khẩu với xây dựng chuỗi cung ứng hàng hóa đối với từng sản phẩm. Bên cạnh những mặt hàng nông sản xuất khẩu truyền thống, nghiên cứu phát triển thêm một số mặt hàng nông sản xuất khẩu mới như rau, quả...

Thực tế cho thấy nông sản vẫn là nhóm hàng hóa có lợi thế của Quảng Trị nên cần phải nâng cao năng lực sản xuất, đa dạng thị trường xuất khẩu, đa dạng sản phẩm xuất khẩu và tăng hàm lượng giá trị của sản phẩm bằng việc đầu tư công nghệ, sản xuất theo hướng có chứng nhận, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, để có thể chế biến, nâng cao chất lượng, tạo lợi thế cạnh tranh. Trước hết cần đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xác định lợi thế các mặt hàng xuất khẩu nông sản chủ lực để chuyển dịch cơ cấu; tăng cường liên kết giữa ngành Nông nghiệp-PTNT và ngành Công thương, sản xuất theo nhu cầu xuất khẩu. Xây dựng đề án phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh như cà phê, tiêu, lạc nhân, chuối, dứa, cây ăn quả đặc sản và cây dược liệu, lúa chất lượng cao và cây gỗ nguyên liệu…Mặc khác chủ thể xuất khẩu là người nông dân khi sản xuất sản phẩm cần phải tuân theo đúng quy trình, yêu cầu chất lượng của nhà nhập khẩu. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh, chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm, nâng tầm giá trị các mặt hàng nông, lâm, hải sản của tỉnh và mở rộng thị trường xuất khẩu…

Bên cạnh đó, Quảng Trị cần ưu tiên phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản dựa trên lợi thế nguồn nguyên liệu tại địa phương; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; phấn đấu tốc độ tăng giá trị ngành nông nghiệp đạt 3,5- 4%/ năm. Trong đó cà phê phấn đấu đến năm 2020 kim ngạch xuất khẩu đạt 5 triệu USD; cây sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 24 triệu USD; cao su (các sản phẩm từ cao su) đạt 7 triệu USD; hồ tiêu đạt 5 triệu USD; rau quả đạt 43 triệu USD…Để hiện thực hóa được mục tiêu xuất khẩu các mặt hàng chủ lực này, ngoài việc áp dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học kĩ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, áp dụng các mô hình quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến thì việc đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm là yếu tố cơ bản để có thể tăng kim ngạch xuất khẩu trong thời gian tới. Cần tạo thuận lợi để phát triển các cơ sở thu mua và chế biến, chú trọng xây dựng nhãn hiệu để thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu. Ngoài các thị trường tiềm năng như Thái Lan, Singapore, Nhật, Đài Loan, Mỹ, EU, Ấn Độ cần mở rộng thị trường tiêu thụ sang Nga, Đông Âu và khu vực Mỹ La tinh…

Để khai thác các lợi thế về xuất khẩu nông, lâm, hải sản, tỉnh cần đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp; tiến hành xây dựng các đề án, chương trình cụ thể nhằm phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ. Xác định lợi thế các mặt hàng xuất khẩu chủ lực để chuyển dịch cơ cấu sản xuất và nâng cao năng suất, chất lượng. Có chính sách cụ thể về hỗ trợ, khuyến khích sản xuất nông nghiệp tăng hàm lượng khoa học- kĩ thuật trong tất cả các khâu từ sản xuất, thu hoạch, bảo quản đến chế biến nông sản nhằm từng bước nâng cao năng suất, chất lượng đi kèm với hạ giá thành sản phẩm. Cần có sự tăng cường liên kết giữa ngành Nông nghiệp-PTNT với ngành Công thương để tổ chức sản xuất theo đơn đặt hàng, theo nhu cầu xuất khẩu nhằm khắc phục những bất cập “thừa-thiếu” trong sản xuất như hiện nay. Có chính sách khoanh nợ, giãn nợ và cho vay ưu đãi để tái canh cây cà phê, cao su, hồ tiêu và người sản xuất bị thiệt hại do thiên tai để người dân có điều kiện phát triển sản xuất, ổn định đời sống. Cụ thể hóa các chính sách khuyến khích để các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là lĩnh vực chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm…Có như vậy mới tìm kiếm được thị trường tiêu thụ ổn định, thúc đẩy việc xuất khẩu hàng hóa nông lâm sản của tỉnh ngày càng hiệu quả hơn.

Hồ Nguyên Kha



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Đẩy mạnh công nghiệp chế biến gỗ
22:25 08/10/2023

Trong tiến trình phát triển, tỉnh Quảng Trị đặt ra mục tiêu phấn đấu đưa tỉnh trở thành trung tâm cung cấp nguyên liệu, chế biến gỗ rừng trồng của miền Trung. ...

Cần sớm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
22:20 30/07/2023

Trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, thu hẹp thị trường xuất khẩu đã dẫn đến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn phải giãn việc, nghỉ việc, dừng sản ...

Kì vọng về các dự án điện mặt trời

Kì vọng về các dự án điện mặt trời
23:34 19/02/2019

(QT) - Có thế mạnh về nguồn bức xạ năng lượng mặt trời, thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có nhiều nhà đầu tư tìm đến triển khai các dự án điện năng lượng mặt...

Mô hình trang trại tổng hợp mang lại hiệu quả cao

Mô hình trang trại tổng hợp mang lại hiệu quả cao
23:31 19/02/2019

(QT) - Đến với thôn Phương An 2, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ, hỏi vợ chồng anh Nguyễn Trưng Vương chị Lê Thị Tiêu, ai cũng biết và nhắc tới với sự khâm phục. Đây là một đôi vợ...

Xây dựng nông thôn mới cần cách tiếp cận mới

Xây dựng nông thôn mới cần cách tiếp cận mới
23:39 18/02/2019

(QT) - Sau hơn 7 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), toàn tỉnh Quảng Trị đã có 42/117 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, chiếm tỉ lệ 35,9%,...

Ngư dân Vĩnh Thái đón “lộc biển” đầu năm

Ngư dân Vĩnh Thái đón “lộc biển” đầu năm
23:28 18/02/2019

(QT) - Trong những chuyến đi biển đầu năm mới Kỷ Hợi 2019, các ngư dân xã Vĩnh Thái, Vĩnh Linh hết sức phấn khởi vì trúng đậm cá trích. Chỉ sau vài giờ ra khơi, mỗi thuyền của...

Sắn Hướng Hóa mất mùa nhưng được giá

Sắn Hướng Hóa mất mùa nhưng được giá
23:26 18/02/2019

(QT) - Những ngày sau tết, nông dân trồng sắn trên địa bàn vùng Lìa, huyện Hướng Hóa tất bật với việc hoán đổi công để thu hoạch sắn. Vụ này, dù sản lượng sắn giảm nhưng người...

Thời tiết

16°C - 19°C
Nhiều mây, có mưa nhỏ
  • 16°C - 20°C
    Nhiều mây, có mưa, mưa rào
  • 14°C - 22°C
    Nhiều mây, có mưa, mưa rào
POWERED BY
Việt Long