
{title}
{publish}
{head}
QTO - Thời trẻ tôi được nghe tên tuổi và say đắm tiếng hát của ca sĩ Diệu Thuý. Bởi chị chính là đơn ca nữ đầu tiên thu thanh bài hát này trên làm sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, và qua tiếng hát của chị được kể là rất đẹp và kỹ thuật bậc nhất ngày ấy. Các ca sĩ Doãn Tần, Lê Dung, Ma Bích Việt đều là những nghệ sĩ quân đội, đều từ các đơn vị nghệ thuật quân đội về học Trường Âm nhạc Việt Nam, được sự dạy bảo, kèm căp của cô giáo Diệu Thuý mà sau này đều nên người, trở thành những nghệ sĩ tên tuổi, dành được những giải thưởng âm nhạc quốc tế, đều là nghệ sĩ nhân dân của nước nhà...
Sau này, những Mỹ Linh, Tân Phương... là thế hệ sinh viên lớp sau được cô giáo Diệu Thuý dạy bảo. Nếu nghe thật tinh, đến nay dù đã qua nhiều thời gian và rất trưởng thành, nhưng trong tiếng hát của những ca sĩ trẻ này, luôn có dấu ấn của cô giáo Diệu Thuý, trong âm thanh, tiếng hát và điệu tâm hồn, một giọng hát rất đẹp, tinh tế, điêu luyện và kỹ thuật ...
Ca sĩ Tân Phương tốt nghiệp khoa Thanh nhạc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam khóa 2001 - 2009, cô từng đạt Huy chương Bạc Cuộc thi hát dân ca toàn quốc năm 2005, giải nhất Cuộc thi giọng hát hay Hà Nội năm 2006... Hiện Tân Phương là giảng viên Khoa Thanh nhạc, Trường Đại học Sư phạm nghệ thuật trung ương.
Ca sĩ Tân Phương - Ảnh: T.L
Tân Phương tâm sự: “Phương vốn là một cô bé quê hương Hà Nam yêu nghệ thuật, rồi trúng tuyển vào Nhac viện Quốc gia và được theo học Nghệ sĩ ưu tú Diệu Thuý. Cô Diệu Thúy là một cô giáo tuyệt vời và giàu lòng nhân ái, yêu thương học sinh vô cùng. 4 năm đầu học ở Nhạc viện, Phương được cô Diệu Thuý nuôi dạy ở trong nhà, được cô chăm chút học tập, ngày nào cũng luyện thanh nên sớm có được một nền móng rất chắc. Sau đó lên Đại học, Tân Phương dự thi và đạt giải Nhất Giọng hát hay Hà Nội, rồi Giải Sao Mai. Từ đấy Phương bắt đầu sự nghiệp biểu diễn, được thầy giáo – Nghệ sĩ nhân dân Quang Thọ dựng bài và tạo điều kiện đi biểu diễn khắp các sân khấu trong và ngoài nước. Thật sự Tân Phương rất hạnh phúc với những người thầy, người cô như thế, và với con đường nghệ thuật của mình ...”.
Có một điều rất đáng trân trọng với Tân Phương là những gì cuộc đời sinh viên mình được thụ hưởng từ cô Diệu Thuý, từ thầy Quang Thọ... thì cô đều trả nghĩa với thầy cô của mình, không chỉ với những giải thưởng nghệ thuật xuất sắc, mà sau này khi tốt nghiệp, trở thành một giảng viên của Đại học Sư phạm âm nhạc, noi gương thầy cô đi trước, cô lại trao truyền cho thế hệ học sinh do mình đào tạo tất cả tri thức và tình yêu vô bờ bến. Cũng như cô Diệu Thuý, thầy Quang Thọ, Tân Phương đã ươm mầm, đã đào tạo được nhiều nghệ sĩ và sớm có tiếng vang như những ngôi sao mai mới trên bầu trời nghệ thuật, và cô giáo luôn được các thế hệ học sinh trân trọng, yêu quý.
Tôi đã nghe nhiều lần các CD của Tân Phương, như Album nhạc Phật giáo “Bến Chân Như” mà như nhận xét của PGS.TS Cù Lệ Duyên, Phó trưởng Khoa lý luận, sáng tác, chỉ huy - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam thì: “Đây là giọng ca truyền cảm, thính giả dễ dàng cảm thụ được chất thanh cao thánh thiện của âm nhạc Phật giáo góp phần khơi dậy tâm hồn hướng thiện, hướng tới hạnh phúc và an lạc". Cũng như CD “Bến quê”, với nhiều ca khúc đậm đà màu sắc dân gian được xử lý bởi một giọng hát thính phòng điêu luyện và những xúc cảm tâm hồn mạnh mẽ và đắm say...”.
Nhưng riêng với tôi, có lẽ những bài hát ca sĩ Tân Phương để lại những xúc động mạnh mẽ nhất như “Người Hà Nội”. Nhiều khán thính giả cho rằng Tân Phương là một trong những ca sĩ hát hay nhất bài hát kinh điển này, rồi lại hát rất ngọt ngào với “Mẹ yêu con” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý; và đặc biệt là “Xa khơi” của nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ. Giọng chị đẹp, xử lý tinh tế, và đặc biệt cảm xúc nồng nàn, như có thêm sóng, thêm gió dào dạt trong bài ca. Và bởi thế, tôi nghĩ đến những thế hệ ca sĩ cùng có tên đệm là Tân, đều là những nghệ sĩ xuất sắc, và đề hát rất tuyệt vời bài hát “Xa khơi”, là Tân Nhân, Tân Nhàn và Tân Phương... Có phải thế chăng?
Triệu Phong
QTO - Dù trong bầu không khí lãng mạn của những phòng trà chốn Sài thành hay trong không gian bình dị hòa cùng lãng đãng mù sương trên cao nguyên B’lao, giọng ca của Sinh Nguyễn cất lên bao giờ cũng lôi cuốn người nghe vào một miền sâu lắng, yên lành. Người con Quảng Trị ấy đã mang tiếng hát đi muôn nơi, truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ học sinh, mở phòng trà ở khắp mọi miền đất nước và không ngừng sáng tạo trong nghệ thuật.
QTO - Nhiều người thường gọi anh Nguyễn Quang là ca sĩ dẫu chàng trai khiếm thị này chưa bao giờ tự nhận điều đó về mình. Anh chỉ biết rằng, tiếng hát của mình bắt nguồn từ chính trái tim với những khát khao, hy vọng. Từ giọng hát đó, anh Quang đã và đang gửi đến mọi người bản nhạc của chính cuộc đời mình với những thanh âm trong trẻo, đầy cảm hứng.
VOV.VN - Lịch thi đấu và trực tiếp bóng đá hôm nay 1/4 rạng sáng 2/4, người hâm mộ bóng đá Việt Nam sẽ hướng sự chú ý của mình tới các trận đấu ở Ngoại hạng anh, Cúp nhà Vua...
VOV.VN - U17 Việt Nam đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và màn chạy đà ấn tượng trước thềm Vòng chung kết (VCK) U17 châu Á 2025, nơi đội tuyển sẽ phải đối đầu với những đối thủ mạnh...
QTO - Tôi nhớ ngày xưa, mỗi lần Tết đến, đợi lúc cả nhà đông đủ, mẹ sẽ gọi chú Sáu về chụp ảnh. Thời đó, tiệm của chú là hiệu ảnh duy nhất trong vùng. Năm...
QTO - Trong đời sống tâm linh của đồng bào Pa Kô không thể thiếu nghi lễ cúng “Mừng lúa mới” bởi theo quan niệm của bà con, nghi lễ này sẽ mang lại cho họ...
QTO - Thờ cúng tổ tiên là nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Tại nhiều địa phương, các dòng họ, chi, phái đều xây dựng nhà thờ làm nơi thờ tự tổ...
QTO - Với niềm đam mê dòng tranh Trúc Chỉ, hơn 10 năm qua, họa sĩ Nguyễn Phước Nhật - một người con của quê hương Quảng Trị - luôn miệt mài để sáng tạo nên...
QTO - Tại Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp về đề tài Quốc phòng toàn dân năm 2023, trong 4 huy chương vàng của Đoàn Văn công Bộ đội Biên phòng đạt được, có một Huy chương Vàng...
QTO - Văn hóa phi vật thể của đồng bào Vân Kiều, Pa Kô ở miền Tây Quảng Trị rất phong phú, đa dạng. Trong đó, nhạc cụ chiếm vai trò quan trọng trong việc...