
{title}
{publish}
{head}
QTO - Tích trữ lương thực, thực phẩm là thói quen xuất hiện trong mùa dịch của rất nhiều người. Nhất là trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp ở TP. Đông Hà, nhiều người nội trợ đã tích trữ thực phẩm chật cứng trong tủ lạnh. Việc tích trữ này nếu đúng cách thì sẽ phát huy được hiệu quả, nhất là không phải ra ngoài trong thời gian có dịch trên địa bàn, nhưng nếu ngược lại sẽ gây lãng phí và ảnh hưởng rất lớn đến giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm.
![]() |
Những chiếc tủ lạnh trong mùa dịch lúc nào cũng đầy ắp thức ăn -Ảnh: M.T |
Ngay từ thời điểm TP. Đông Hà chưa thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15, tủ lạnh nhà chị Nguyễn Thị Liễu (phường Đông Lương) đã không còn chỗ trống. Mỗi ngày cập nhật diễn biến tình hình dịch bệnh ở TP. Hồ Chí Minh là mỗi ngày, nỗi lo lắng trong chị càng tăng. Thêm nữa, mấy anh chị em họ sinh sống ở thành phố cùng lập nhóm zalo, ai cũng than vãn về tình trạng thiếu thực phẩm dự trữ trong thời điểm TP. Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Vì thế, chị Liễu đã tranh thủ thời gian rảnh rỗi là đi chợ mua đồ ăn cho vào tủ lạnh cấp đông. Ngoài ra, với nguồn cung thực phẩm được đặt trên mạng, chẳng mấy chốc tủ nhà chị chật cứng. Khi đã yên tâm với việc có đủ đồ ăn dự trữ trong thời gian 15 ngày trở lại thì chị Liễu đối mặt với một thực tế khác, đó là cách sắp xếp, bảo quản đồ ăn như thế nào cho hợp lý.
Mỗi lần nấu ăn là một lần chị Liễu toát hết mồ hôi vì không biết nấu thứ gì. Nghe có vẻ mâu thuẫn vì tủ lạnh có đầy đồ để nấu nhưng khi thực phẩm đã đông lạnh thì nhìn vào, loại cá hay thịt, xương nào cũng giống nhau, không phân biệt được. Đợi chúng rã đông mới phát hiện món này vừa được chế biến trong bữa ăn trước đó, nên phải cấp đông lại và lấy túi khác ra. Cách sắp xếp không khoa học này dẫn đến việc vừa mất thời gian chế biến, vừa không đảm bảo giá trị dinh dưỡng. Chưa kể, mỗi lần chị mở cánh cửa tủ lạnh là đồ ăn trong tủ thi nhau rơi xuống đất vì chất nhiều quá mức cho phép.
Với chị Nguyễn Thị Phương (Phường 5, TP. Đông Hà) thì chiếc tủ lạnh loại 300 lít không thể đáp ứng nhu cầu tích trữ thực phẩm trong mùa dịch, nhất là trong thời điểm thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15 và nay là Chỉ thị 16. Vì thế, chị đã sắm thêm một tủ đông loại 210 lít hiệu Alaska với giá tiền hơn 5 triệu đồng. Ưu điểm của tủ đông là trữ thực phẩm ở nhiệt độ từ âm 18 độ C, bảo đảm được giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Chị Phương chia sẻ: Mặc dù được khuyến cáo không nên lo lắng nhưng tâm lý của người phụ nữ trong gia đình nào cũng vậy, cái gì thiếu cũng được, trừ thực phẩm cho các bữa ăn hằng ngày. Từ khi sắm thêm chiếc tủ đông, việc tích trữ thực phẩm của tôi trở nên dễ dàng hơn.
Thường một chiếc tủ lạnh chỉ chứa được lượng thực phẩm phù hợp với dung tích của nó. Tuy nhiên, khi nhu cầu tích trữ lương thực tăng cao, người dùng thường không chú ý đến dung tích sử dụng (là phần không gian lưu trữ thực phẩm bên trong), cứ nghĩ miễn nhét vừa chỗ là được, dẫn đến trong nhiều trường hợp, thực phẩm đông lạnh không đều nên hư hỏng, buộc phải vứt bỏ. Chị Phương chia sẻ: Ban đầu, do tâm lý lo lắng nên tôi cứ mua đủ thứ về mà không tính đến việc liệu chiếc tủ lạnh nhà mình có chứa hết không. Có bao nhiêu, tôi nhét vào tủ bấy nhiêu dẫn đến ngăn mát và ngăn đá gần như kín mít. Ngày hôm sau mở tủ ra, thấy thực phẩm đông đá phần nửa trong, còn bên ngoài thì chỉ vừa lạnh.
Trên thực tế, không phải nhà nào cũng có những chiếc tủ lạnh có dung tích lớn (thường khoảng 550 lít trở lên) với kiểu dáng side by side hoặc tủ nhiều cửa, đáp ứng tốt nhu cầu dự trữ thực phẩm dài ngày. Cũng không phải nhà nào cũng có thể mua được tủ đông để dự trữ thực phẩm trong những ngày dịch. Vì thế, cách đi chợ, trữ thực phẩm như thế nào để vừa đảm bảo đủ dinh dưỡng, vừa đảm bảo nguyên tắc phòng dịch được nhiều người nội trợ tính đến.
Ngay từ khi TP. Đông Hà thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15, chị Như Trang, phường Đông Giang đã hạn chế mua bán chỗ đông người. Thay vào đó, chị xin số điện thoại của nhân viên một siêu thị vinmart, đặt hàng qua điện thoại, sau đó chọn khung giờ có ít người mua nhất đến lấy. Việc giao và nhận hàng diễn ra chóng vánh, nên hầu như không có giao tiếp qua lại giữa người này với người khác. Khi tình hình dịch xảy ra nghiêm trọng ở TP. Hồ Chí Minh, chị đã có sự phòng xa bằng cách mua hạt giống bỏ sẵn trong nhà, mua thêm vài con gà có trọng lượng tầm 5-7 lạng về nuôi trong lồng. Tuy diện tích đất ở không rộng nhưng chị cố gắng sắp xếp và dọn dẹp vệ sinh hằng ngày để đảm bảo vệ sinh. “Còn thời điểm hiện tại, mặc dù thành phố đang áp dụng Chỉ thị 16 nhưng tôi nghĩ nguồn cung thực phẩm vẫn đảm bảo, người tiêu dùng không phải quá lo lắng. Quan trọng là tìm cho mình cách mua bán hợp lý, an toàn”, chị Trang chia sẻ.
Đối với việc tích trữ thực phẩm trong tủ lạnh dài ngày, người nội trợ cần chú trọng đến dung tích tủ lạnh của gia đình để chứa vừa đủ lượng cho phép; chia các loại thực phẩm vừa đủ cho mỗi bữa ăn để tránh rã đông nhiều lần vì quá trình cấp đông và rã đông làm mất 1/3 chất béo hoà tan trong thịt, một số chất gần như mất hết. Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh sạch sẽ để đảm bảo các vi khuẩn không xâm nhập vào thức ăn…
Tuy nhiên, thực phẩm để trong tủ lạnh không có nghĩa là sẽ an toàn 100%. Vì thế, chỉ trong những trường hợp thực sự cần thiết, người tiêu dùng mới tích trữ thực phẩm dài ngày, tránh tâm lý vì lo lắng mà mua không có kiểm soát để rồi vừa không có chỗ dự trữ, vừa không đảm bảo dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn.
Minh Thảo
Với tâm lý muốn đón năm mới đủ đầy thực phẩm, nhiều gia đình đã tích trữ thực phẩm vượt quá nhu cầu, dẫn đến dư thừa tới sau Tết rất lâu. Những món ngon trong ...
Thời gian qua trên địa bàn tỉnh loại hình kinh doanh dịch vụ nấu ăn lưu động phục vụ tiệc, hội họp, đám cưới, đám giỗ... phát triển mạnh, đáp ứng kịp thời nhu ...
Mùa mưa lũ tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân. Một số dịch bệnh như sốt xuất huyết, sốt rét, các ...
Chính phủ Nhật Bản đã yêu cầu các nhà thuốc và các nhà bán lẻ khác ngăn chặn việc tích trữ thuốc hạ sốt và thuốc giảm đau được sử dụng để điều trị các triệu ...
Tết Giáp Thìn năm 2024 đang đến gần, nhu cầu về thực phẩm của người dân tăng cao. Thời điểm này các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh đã ...
Khi thời tiết nắng nóng kéo dài thì nhu cầu sử dụng điện của người dân sẽ tăng cao. Theo đó, các thiết bị điện dùng để làm mát như tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt ...
Những ngày gần Tết Quý Mão, nhiều người bán hàng sử dụng các trang mạng xã hội để tăng cường rao bán thực phẩm “nhà làm” với tên rất kêu bằng tiếng Anh ...
Để đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) tại các bếp ăn trường học khi số lượng học sinh bán trú ngày càng tăng, cơ quan chức năng, các cơ sở giáo dục của TP. Đông ...
QTO - Chồng vừa mất vào giữa năm 2023 vì căn bệnh hen phế quản bẩm sinh, để lại một mình chị Võ Thị Thu Hành cùng 5 đứa con thơ dại ở thôn Dương Đại Thuận,...
QTO - Tiết kiệm, giúp nhau mua bảo hiểm y tế (BHYT) là cách làm hay, được các cấp hội LHPN trong tỉnh thực hiện nhiều năm nay. Đặc biệt, tại huyện Vĩnh...
QTO - Những ngày này, do tình hình COVID-19 diễn biến phức tạp, TP. Đông Hà đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chị thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Để...
QTO - Sau khi thành phố Đông Hà áp dụng các biện pháp phòng, chống COVID-19 theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, các huyện Triệu Phong, Cam Lộ và Gio...
QTO - Những ngày này, nhiều tổ chức, gia đình, cá nhân ở các huyện Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh, Triệu Phong, Hải Lăng, thị xã Quảng Trị đã vận động, thu...
Đứng trước những rủi ro khó lường của đại dịch Covid-19, nhiều người tỏ ra băn khoăn liệu quyền lợi bảo hiểm của mình có được đảm bảo, hay có được mua bảo hiểm khi đã dương...
QTO - Sau gần một tuần thực hiện giãn cách xã hội tại thành phố (TP) Đông Hà theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Quảng Trị đã xác định được...
(QTO) - “Tuy bị mù bẩm sinh nhưng chị Oanh lại có một trái tim trong sáng và luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác”, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Vĩnh Linh Vũ Văn Phong đã...