Cập nhật: Thứ 7, 12/05/2012 | 06:24 GMT+7

Thực tập

(QT) - Chị Tú không ngờ rằng số tiền mà bé Liên (con chị) chi phí cho đợt thực tập lại lớn như vậy. Chỉ gần hai tháng đã tốn hơn 9 triệu đồng. Đó là số tiền mà chị dành dụm được từ bán heo, gà cộng thêm hơn 6 triệu đồng vay từ Ngân hàng Chính sách của huyện. Cứ tưởng rằng đi thực tập bên ngành giáo dục chỉ có tốn tiền ăn, thuê phòng trọ, ai ngờ con bé lại chi hàng chục khoản khác, mà nó cho rằng cái nào cũng cần thiết. Chị không có điều kiện học lên bậc đại học như bé Liên nhưng chuyện gì xảy ra trong xã hội chị cũng biết chút ít. Liên là con gái đầu lòng của vợ chồng chị Tám nên luôn được yêu thương, chiều chuộng và dành cho mọi điều kiện thuận lợi nhất để học tập. Liên cũng chịu khó mỗi ngày đạp xe, vượt qua hàng chục ki lô mét để đến trường. Khi tốt nghiệp THPT, Liên có nguyện vọng thi vào trường đại học sư phạm, sau này làm cô giáo, anh chị cũng ủng hộ. Liên biết cha mẹ ở quê làm ra đồng tiền chảy nước mắt nên không bao giờ dám tiêu hoang phí, chỉ có đợt thực tập vừa qua mới xin nhiều tiền đến vậy.

Minh họa: LÊ NGỌC DUY

Liên tâm sự với chị, tiêu nhiều tiền cũng xót lắm nhưng xã hội bây giờ là thế, mình tiết kiệm cũng không được. Ngày đầu tiên về trường thực tập, ra mắt thầy cô hướng dẫn, cả ba đứa bạn cùng bộ môn với Liên phải góp tiền để mời hơn mười giáo viên đi nhà hàng. Ngoài ra, hàng tuần sinh hoạt tổ chuyên môn, mấy đứa bạn cũng bàn với nhau là phải "chung sức" để mua cà phê, nước uống, trái cây cho không khí thêm rôm rả. Khi có giáo viên trong tổ chuyên môn tổ chức sinh nhật cũng phải đóng góp, mua quà. Rồi thêm ngày Quốc tế Phụ nữ, ai cũng mua những bó hoa đắt tiền và quà tặng cho giáo viên nữ hướng dẫn. Liên kể với chị Tám: “Con gặp cô giáo lớn tuổi, có đạo đức, tận tình hướng dẫn trong chuyên môn nên chi phí không nhiều, còn Bích Hồng, bạn cùng đi thực tập với con lại không may, khi gặp một cô hướng dẫn khó tính”. Lần đầu Bích Hồng mang giáo án đến nhà cô, nó mua quà hết 100.000 đồng. Cô xem qua giáo án nói là không được, phải viết lại. Lần sau, nó mang tới cũng không quên mua quà với số tiền nhiều hơn. Cô giáo đọc xong bài soạn giảng của nó, lại phê: “Soạn như vậy còn non, phải làm lại”. Điều đáng buồn là cô không chỉ rõ cụ thể nội dung nào đã được, cái gì cần viết lại, bổ sung thêm nên Bích Hồng không biết đường nào mà lần. Lo lắng, soạn bài nhiều lúc quên cả những bữa ăn mà vẫn chưa được cô gật đầu đồng ý. Không chỉ lo giáo viên, còn một nỗi lo khác là học sinh. Để chiếm được cảm tình của các em, để khuấy động giờ dạy, có nhiều em phát biểu, một số giáo viên thực tập có sáng kiến tặng quà, có thể là kẹo bánh, hoặc bút mục, quyển vở. Nhờ có phần thưởng này mà trong lớp học sinh thi đua, hoạt bát hẳn lên. Rồi những lần theo lớp đi tập văn nghệ cho ngày hội diễn, tập giữa chừng có em kêu đói, có em khát nước, cô thực tập cũng phải sốt sắng lo để có tiết mục hay, để điểm chủ nhiệm luôn được đánh giá cao. Liên cho rằng nhức đầu nhất là những học sinh cá biệt, thường hay quậy phá trong lớp. Thỉnh thoảng lại gọi điện mời cô đi uống cà phê, có nhóm học sinh lại mạnh dạn đề nghị cô đi hát karaoke, Liên tìm cách từ chối. Nhưng Bích Hồng vì nể học trò nên thường xuyên đi, lần nào cô cũng phải trả tiền, cứ như thế đội lên những khoản tiêu ngoài ý muốn... Cho đến hôm nộp tiền tổ chức liên hoan chia tay với trường người mới nhẹ nhàng đi. Có lần chị Tám hỏi: - Sao các con không dè xẻn, nhất là các khoản chi phí với học sinh, rồi tổ chức sinh nhật gì gì đó... Liên và Bích Hồng cùng trả lời: - Chúng con chỉ đi thực tập một lần trong đời nên chấp nhận tốn kém. Hơn nữa, phải tranh thủ để được xếp loại thực tập khá, giỏi, sau này mới có cơ hội xin việc làm. Nhờ chi nhiều mà cả đoàn thực tập của Liên ai cũng được xếp loại khá, giỏi. Trong đó nếu đánh giá đúng thực chất thì có nhiều người phải xếp loại trung bình hoặc yếu vì không hiểu được bài giảng, khi lên lớp không dám nhìn học sinh, lời giảng thì lí nhí, lắp bắp, chữ viết xấu, có người vì kiến thức quá rỗng vì thế khi có học sinh giỏi hỏi mấy câu ngoài giáo án thì không trả lời được. Liên là người yêu nghề sư phạm nhưng mới đi thực tập cô đã thấy có những điều không vừa lòng. Cô nghĩ rằng sau này nếu được đứng trên bục giảng cô sẽ làm cô giáo thật mẫu mực, tận tình hướng dẫn, truyền thụ kiến thức để tấm gương về thầy, cô giáo luôn sáng mãi trong lòng mọi người. QUỲNH HƯƠNG



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Chống chọi với bệnh hiểm nghèo
23:00 22/11/2024

Hơn 3 năm nay, chị Lê Thị Huyền (34 tuổi), ở thôn An Lợi, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong, phải chống chọi với căn bệnh ung thư cổ tử cung, thoát vị đĩa đệm cột ...

Gánh ve chai nuôi chồng bệnh, con thơ
23:00 13/09/2024

Người chồng bị phát hiện mắc bệnh hiểm nghèo, trụ cột gia đình đổ dồn lên đôi vai gầy của người vợ. Một mình xoay xở với gánh ve chai, chị gắng gượng kiếm tiền ...

Học sinh lớp 1 trả lại của rơi
03:47 15/12/2022

Sáng nay 15/12, lãnh đạo Trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành, TP. Đông Hà cùng giáo viên tổng phụ trách đội và học sinh vừa trao trả số tiền hơn 6 triệu đồng cho ...

Hoàn cảnh éo le của mẹ con chị Yến
22:00 10/02/2023

Mỗi khi nhắc đến cô con gái nhỏ đáng thương của mình, chị Phan Thị Yến (sinh năm 1981), hiện đang sống tại Thôn 5, xã Gio Hải, huyện Gio Linh, lại không cầm ...

Mái nhà chung mang tên Yêu Thương

Mái nhà chung mang tên Yêu Thương
06:49 11/05/2012

(QT) - Nhìn những thành viên câu lạc bộ Yêu Thương đang tập hợp thành một vòng tròn nắm tay nhau vui vẻ ca hát, không ai nghĩ rằng họ là những người đang sống chung với HIV....

Bài thuốc từ rau sam

Bài thuốc từ rau sam
21:53 10/05/2012

(TNO) - Loài rau thân nhỏ tên sam được dùng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh.

Cách ngâm tỏi trị bệnh thấp khớp

Cách ngâm tỏi trị bệnh thấp khớp
21:53 10/05/2012

(TNO) - Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ấm, có công dụng hành khí trệ, làm ấm tỳ vị, giải độc và sát trùng. Tỏi không chỉ là loại gia vị thông thường mà còn có công dụng chữa...

Tiếp bước con đường phụng sự nhân dân

Tiếp bước con đường phụng sự nhân dân
05:46 10/05/2012

(QT) - Người dân xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) có lẽ sẽ không bao giờ quên hình ảnh ông Hoàng Văn Trung, người chủ tịch xã luôn một lòng phục vụ nhân dân, tận tụy cống...

Thời tiết

24°C - 30°C
Có mây, có mưa rào và dông
  • 25°C - 34°C
    Có mây, có mưa rào và dông
  • 27°C - 34°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long