
{title}
{publish}
{head}
QTO - Sáng 28/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến đánh giá tình hình, khắc phục thiệt hại và rút kinh nghiệm công tác ứng phó với bão Noru (bão số 4) - một trong những cơn bão lớn nhất ảnh hưởng tới nước ta những năm qua. Cuộc họp được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới trụ sở Ban Chỉ đạo tiền phương chỉ đạo ứng phó bão số 4 tại thành phố Đà Nẵng, trụ sở UBND các tỉnh, thành phố: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum. Tại điểm cầu Quảng Trị: UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lê Quang Tùng; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng tham dự cuộc họp.
![]() |
Cuộc họp được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới trụ sở Ban Chỉ đạo tiền phương chỉ đạo ứng phó bão số 4 tại thành phố Đà Nẵng và các tỉnh, thành phố có ảnh hưởng của bão - Ảnh C.P |
Giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do bão gây ra
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng đánh giá các cơ quan, địa phương liên quan đã nỗ lực làm tốt công tác chuẩn bị và ứng phó bão. Với tinh thần phòng hơn chống, chúng ta đã đạt được kết quả bước đầu trong ứng phó bão.
Cuộc họp nhanh nhằm đánh giá và dự báo tình hình, khắc phục hậu quả do bão gây ra và ứng phó mưa lũ, thiên tai có thể tiếp diễn sau bão, ảnh hưởng tới tính mạng, tài sản Nhân dân và Nhà nước, nhằm nhanh chóng ổn định đời sống vật chất và tinh thần Nhân dân, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh sau bão, trên tinh thần là làm nhanh, khẩn trương, hiệu quả; đồng thời, rút kinh nghiệm với các tình huống tương tự, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thời tiết, thiên tai diễn biến phức tạp, khó lường, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo tiền phương ứng phó bão số 4, đêm 27 và sáng ngày 28/9, bão số 4 đã ảnh hưởng trực tiếp đến các địa phương khu vực Trung Bộ, gây gió cấp 10, giật cấp 14 tại đảo Lý Sơn, Cù lao Chàm; đất liền có gió cấp 6- 8, giật cấp 10, lớn nhất tại Tam Kỳ (Quảng Nam) có mạnh gió cấp 9, giật cấp 13. Bão gây mưa lớn từ 150- 300 mm tại các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi và Kon Tum.
Mặc dù bão số 4 là cơn bão mạnh, đi nhanh, thời gian đổ bổ vào đất liền vào ban đêm, nhưng cả hệ thống chính trị, các lực lượng và người dân đã vào cuộc khẩn trương, đồng bộ, nên đã giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do bão gây ra. Tính đến 10 giờ ngày 28/9, có 4 người bị thương ở Quảng Trị, sập 3 nhà (Quảng Trị: 2, Thừa Thiên Huế: 1), hư hỏng, tốc mái 157 nhà (lớn nhất ở Quảng Trị 118 nhà). Chìm 3 ghe nhỏ (Đà Nẵng 2, Quảng Nam 1). Gãy đổ khoảng trên 500 cây xanh tại địa bàn các tỉnh Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Gia Lai…
Thủ tướng nhấn mạnh 6 bài học kinh nghiệm
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng cho biết kết quả ứng phó bão khả quan và tích cực. Đây là điều đáng mừng sau một cơn bão được dự báo rất mạnh, rất nhanh và phức tạp. Thủ tướng biểu dương, khen ngợi sự tham gia của cả hệ thống chính trị, sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ của các cấp ủy, chính quyền các địa phương, sự vào cuộc tích cực, chủ động của các cơ quan, đơn vị trong công tác phòng chống bão. Nhờ đó, giảm thiểu tới mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của người dân và Nhà nước.
Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, cơ quan, địa phương cần khẩn trương đánh giá thiệt hại, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, nhanh chóng ổn định đời sống vật chất và tinh thần của người dân, kịp thời động viên, thăm hỏi, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại, tạo điều kiện cho học sinh sớm trở lại trường ngay trong ngày mai. Tuyệt đối không để dân đói, dân rét, không có chỗ ở, không để dịch bệnh bùng phát do ô nhiễm môi trường sau bão, lũ.
Các địa phương thống kê, đánh giá tình hình thiệt hại, gửi ngay về Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng. Trước mắt, các địa phương sử dụng quỹ phòng chống thiên tai, ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để chủ động xử lý, khắc phục các thiệt hại về tài sản của Nhà nước và Nhân dân. Bộ Tài chính chuẩn bị sẵn sàng để hỗ trợ về gạo và kinh phí cho các địa phương. Bộ Giao thông vận tải và các bộ ngành liên quan hỗ trợ các địa phương, khẩn trương khắc phục sạt lở tại các tuyến giao thông trọng yếu, bảo đảm giao thông thông suốt và an toàn…
Thủ tướng nhấn mạnh 6 bài học kinh nghiệm về công tác ứng phó bão. Thứ nhất, cương quyết, quyết liệt, nhất quán vận động, di dời Nhân dân ra khỏi nơi nguy hiểm là yếu tố quyết định để không bị thiệt hại về người.
Thứ hai, nắm chắc diễn biến, bám sát tình hình, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp để phòng chống bão nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả.
Thứ ba, xây dựng kịch bản, phương án phù hợp tình hình và khi xảy ra tình huống thì vận hành các kịch bản, phương án này theo phương châm 4 tại chỗ.
Thứ tư, công tác lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, chủ động, tích cực, bám sát tình tình, từ sớm, từ xa, từ cơ sở.
Thứ năm, thông tin, hướng dẫn kịp thời, thông suốt, toàn diện, đầy đủ tới người dân, các cấp ủy, chính quyền và doanh nghiệp.
Thứ sáu, theo quy luật tự nhiên, miền Trung là nơi thường xuyên có mưa lũ, bão gió vào tháng 9, 10, 11, vì vậy, phải luôn đề cao tinh thần cảnh giác, không lơ là, chủ quan, cũng không lo sợ, hoang mang, hốt hoảng, mất bình tĩnh.
Phải ứng phó thiên tai, bão lũ với sự bản lĩnh, bình tĩnh, tự tin, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, với nội lực, kinh nghiệm, hiểu biết của mình, sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước và các cấp chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia của người dân và doanh nghiệp, sự hỗ trợ của cả nước với tinh thần đoàn kết, thống nhất, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
B.T
Sáng nay 27/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến về ứng phó khẩn cấp với bão số 4 (bão Noru). Tham dự cuộc họp có Phó Thủ tướng ...
(Chinhphu.vn) - Trưa 10/9, ngay sau khi kiểm tra tình hình thực tế, tại trụ sở Thị ủy Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực ...
Chiều nay 25/9, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương để chỉ đạo ứng ...
Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển ...
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Công điện của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan và các địa phương liên quan tập trung chỉ đạo, triển khai công tác ứng ...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 865/CĐ-TTg ngày 27/9/2022 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó khẩn cấp với bão ...
Hôm nay 17/9, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 97/CĐ-TTg về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
QTO - Hôm nay 2/4, ông Trương Hữu Hiếu, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Trị cho biết, đã trình UBND tỉnh chấp thuận chấm dứt hợp...
QTO - Chiều nay 2/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam tiếp đoàn công tác Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam do Đại sứ Marc Evans Knapper làm trưởng đoàn.
QTO - Sáng nay 28/9, tại TP. Đông Hà, Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam, Hội Hữu nghị Việt Nam – Lào và tỉnh Quảng Trị phối hợp với Hội Hữu nghị Lào...
QTO - Sáng nay 28/9, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Ô (huyện Vĩnh Linh) Trần Văn Tặng cho biết, do ảnh hưởng của bão Noru, từ hôm qua trên địa bàn xã có mưa lớn,...
(QTO) – Sáng nay 28/9, thông tin từ Công ty Cổ phần Đầu tư Điện lực 3 Chi nhánh Quảng Trị cho biết, đơn vị vừa hoàn thành việc mở cửa van xả nước đập hồ chứa Nhà máy thủy điện...
(QTO) – Sáng nay 28/9, do ảnh hưởng của bão số 4 (Noru) trên địa bàn các huyện Hướng Hóa, Đakrông có mưa lớn làm nước sông dâng cao gây chia cắt một số khu vực.
(NLĐO ) - Sau khi đổ bộ lúc 4 giờ sáng 28/8 vào khu vực từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ngãi với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm cấp 10-11 (89-117 km/giờ), giật cấp 13, bão số...
(QTO) - Chiều nay 27/9, tại Quảng Trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai chủ trì cuộc họp trực tuyến với 8 tỉnh, thành phố nằm...