
{title}
{publish}
{head}
(Chinhphu.vn) - Phát biểu tại Hội nghị thế giới về biến đổi khí hậu ở Copenhagen, Đan Mạch, tối 16/12 (theo giờ Hà Nội), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại, vì vậy việc ứng phó với biến đổi khí hậu là trách nhiệm của mọi quốc gia, mọi người. >> Toàn văn phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
![]() |
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Việt Nam mong muốn các nước sẽ đạt được sự đồng thuận trong việc đưa ra các thoả thuận quốc tế mới về ứng phó với biến đổi khí hậu - Ảnh Chinhphu.vn |
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu Đoàn Việt Nam tham dự phiên họp cấp cao từ 16-18/12 và phát biểu nêu rõ quan điểm của nước ta về ứng phó với biến đối khí hậu.
Hình ảnh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đại diện các nước phát biểu được truyền hình trực tiếp trên các màn ảnh rộng được bố trí trong trung tâm báo chí và khu vực tác nghiệp của phóng viên các nước đến dự, đưa tin về Hội nghị.
Trong bài phát biểu, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ sự đánh giá cao đối với Chính phủ và cá nhân Thủ tướng Vương quốc Đan Mạch về những đóng góp thúc đẩy hợp tác quốc tế trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và chuẩn bị cho Hội nghị.
An ninh lương thực thế giới bị đe dọa
Trước đại diện của 192 nước tham dự Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu vấn đề, Việt Nam là một trong số ít quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu nhưng không phải là nước có lượng phát thải khí nhà kính lớn. Việt Nam có bờ biển dài, nhiều khu kinh tế và dân cư tập trung ở vùng ven biển, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long không chỉ cung cấp lương thực cho 86 triệu dân Việt Nam mà còn góp phần nuôi sống hàng trăm triệu người trên Trái đất vì nơi đây sản xuất khoảng 1/5 tổng lượng gạo xuất khẩu trên thế giới.
Nếu nước biển dâng từ 0,75 mét đến 1 mét thì các đồng bằng và vùng ven biển của Việt Nam sẽ ngập từ 19% đến 38%, gây ảnh hưởng nghiêm trọng trực tiếp đến đời sống, xã hội và an ninh lương thực của Việt Nam và thế giới.
“Chúng tôi đánh giá cao sự hợp tác, giúp đỡ mà cộng đồng quốc tế, nhất là của các nước phát triển và các tổ chức quốc tế đã dành cho Việt Nam và mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ để Việt Nam ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, cũng là góp phần bảo đảm an ninh lương thực của thế giới”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.
Chúng ta có trách nhiệm bảo vệ ngôi nhà chung Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu lên các quan điểm chính Việt Nam mang tới Hội nghị này. Đó là Việt Nam mong muốn các nước sẽ đạt được sự đồng thuận trong việc đưa ra các thoả thuận quốc tế mới về ứng phó với biến đổi khí hậu với 5 nội dung quan trọng. Trong đó Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu và nội dung của Nghị định thư Kyoto với việc bổ sung, sửa đổi những quy định mới đối với những nước có lượng phát thải lớn tiếp tục là các cơ sở pháp lý cơ bản để cộng đồng quốc tế hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Các nước phát triển phải đi tiên phong đưa ra các cam kết mạnh mẽ và mục tiêu cụ thể giảm phát thải khí nhà kính trong trung hạn, dài hạn mang tính chất nghĩa vụ nhằm giới hạn nhiệt độ trung bình toàn cầu không tăng quá 2°C vào cuối Thế kỷ này.
Bên cạnh đó, các nước phát triển và các nước có lượng phát thải cao khí nhà kính phải có trách nhiệm hỗ trợ cho những nước đang phát triển, hỗ trợ đặc biệt cho các nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, thông qua các cơ chế mới về tài chính, chuyển giao công nghệ, sử dụng Quỹ Thích ứng và giúp đỡ các nước này tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu.
Các nước đang phát triển cần tích cực đóng góp vào nỗ lực toàn cầu thông qua xây dựng và thực hiện các chương trình hành động giảm thiểu khí nhà kính phù hợp với điều kiện của từng quốc gia (NAMAs) trên cơ sở tự nguyện, bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, Cộng đồng quốc tế cần có một tổ chức chung để điều phối việc ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.
“Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại, vì vậy việc ứng phó với biến đổi khí hậu là trách nhiệm của mọi quốc gia, mọi người. Việt Nam hoan nghênh và đánh giá cao các sáng kiến quan trọng nhằm bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất”, Thủ tướng nói.
Hơn một tuần qua, cả thế giới đã hướng sự chú ý về Thủ đô Copenhagen của Đan Mạch, đây được coi là thành phố “xanh nhất” châu Âu, nơi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh của LHQ về chống biến đổi khí hậu. Cơ quan Khí tượng của LHQ đã nêu bật tình trạng khẩn cấp hiện nay với các số liệu cho thấy thập kỷ này là nóng nhất, kể từ khi số liệu được ghi lại từ năm 1850, trong đó năm 2009 là năm nóng thứ 5 từ trước đến nay. Theo các nhà khoa học, nếu nhiệt độ tăng thêm 2 độ C, băng ở hai cực của Trái đất sẽ tan chảy làm mực nước biển dâng cao thêm trên 1 m. Khi đó, 1/12 diện tích trái đất sẽ bị ngập lụt, hơn 1 tỷ người trong số 9 tỷ người sống trên trái đất sẽ trở thành dân tỵ nạn khí hậu và những hậu quả của nó đối với nhân loại là vô cùng lớn. Để giữ nhiệt độ của Trái đất chỉ tăng ở mức dưới 2°C từ nay tới năm 2050 so với nhiệt độ ghi được vào giai đoạn đầu công nghiệp hóa, thế giới sẽ phải giảm 50% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, so với con số ghi nhận năm 1990. Điều này có nghĩa là cần phải giảm lượng khí thải ở mức 2 tấn/người/năm từ nay cho đến năm 2050, thời điểm mà dân số thế giới sẽ lên đến 9 tỷ người |
Văn Hiến, Ảnh Nhật Bắc (từ Copenhagen)
(GT) - Thủ tướng đắc cử Srettha Thavisin, có chuyên môn vững về kinh tế, từng mong muốn Thái Lan đuổi kịp Việt Nam về các thoả thuận tự do thương mại.
(Chinhphu.vn) - Tại hội đàm sáng 28/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru nhất trí làm sâu sắc hơn hợp tác kinh tế là trụ cột ...
Nhận thức tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường trong xây dựng đô thị văn minh, nhiều năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP. Đông Hà đã tập trung ...
(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ban hành Công điện số 898/CĐ-TTg ngày 28/9/2023 chỉ đạo tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ.
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng Mai Văn Chính và Ủy viên Trung ương Đảng – Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng làm ...
Nhằm ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu cũng như nỗ lực cải thiện quan hệ song phương, cả Bắc Kinh và Washington đang gấp rút chuẩn bị cho các cuộc gặp ...
Biến đổi khí hậu là vấn đề rất được quan tâm, có tính cấp bách nhất trên phạm vi toàn cầu hiện nay. Do đó các quốc gia trên thế giới đã có những cam kết giảm ...
Hôm nay 4/7, lãnh đạo tỉnh Quảng Trị cho biết, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn (NNPTNT) vừa đề nghị Thủ tướng Chính phủ xuất cấp (không thu tiền) 76 tấn ...
QTO - Xác định công tác tạo nguồn, bồi dưỡng, phát triển đảng viên là một trong những nhiệm vụ then chốt nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của...
QTO - Để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, thành phố Đông Hà đã triển khai đồng bộ, hiệu quả nhiều giải pháp để nâng cao chất...
Lê Phúc Thiện – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “Thi đua là yêu nước, yêu nước là phải thi đua và những người thi đua là những người yêu...
(Bài phát biểu của đồng chí Lê Hữu Phúc, UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Trị tại Đại hội đại biểu Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Quảng Trị lần thứ...
Diễn văn bế mạc kỳ họp thứ 19 HĐND tỉnh Quảng Trị khóa V do đồng chí Lê Hữu Phúc, UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Trị trình bày Kính thưa các đồng chí lãnh...
Đồng chí Nguyễn Đức Cường, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị trả lời phỏng vấn Phóng viên (P.V):Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (KH&KT) sắp tổ chức...
(QT) - Từ ngày 9 - 11/12/2009, HĐND tỉnh Quảng Trị khóa V đã tiến hành kỳ họp thứ 19. Tại kỳ họp, đồng chí Nguyễn Đức Cường, Chủ tịch UBND tỉnh đã trình bày báo cáo tóm tắt...
Nguyễn Hữu Thông Chủ tịch Liên hiệp các hội KH&KT Quảng Trị Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật (LHCHKH&KT) tỉnh Quảng Trị được thành lập và...