
{title}
{publish}
{head}
QTO - Từng làm nghề buôn bán hàng hóa tại Lào song ảnh hưởng của COVID-19, khiến công việc gặp nhiều khó khăn, anh Võ Đăng Tú, (sinh năm 1992) ở thôn Long Hợp, xã Tân Long, huyện Hướng Hóa đã tìm hiểu chuyển sang mô hình sản xuất nông nghiệp sạch. Sau hơn 1 năm chuyển đổi, mô hình nông nghiệp sạch của gia đình anh Tú đã mang lại thu nhập khá cao, trở thành địa chỉ cung cấp nông sản được nhiều người lựa chọn.
![]() |
Vợ chồng anh Võ Đăng Tú thu hoạch rau tại vườn - Ảnh: B.L |
Đầu năm 2021, với sự hỗ trợ của gia đình, anh Tú tạm ngừng công việc kinh doanh để bắt tay xây dựng mô hình trồng rau, chăn nuôi theo hướng hữu cơ. Trên khu đất rộng gần 1 ha của gia đình, anh Tú thuê nhân công cùng phương tiện cày xới, làm đất, đầu tư hệ thống bể chứa nước, hệ thống tưới nước tự động rồi trồng các loại rau màu như: cà tím, bắp cải, cải thảo, ớt sừng, dưa leo…
Với phương châm vừa làm vừa rút kinh nghiệm, tích lũy kỹ thuật cũng như tìm đầu ra cho sản phẩm, đến nay, vườn rau của gia đình anh Tú đã được nhiều người biết và tin tưởng sử dụng. Anh Tú chia sẻ: “Vốn là người thường xuyên qua lại biên giới để buôn bán, nhưng từ khi COVID-19 diễn biến phức tạp công việc ngưng trệ nên tôi thường xuyên ở nhà. Trong thời gian này, nghĩ đến đất đai của gia đình sẵn có nhưng chưa khai thác hiệu quả, tôi có ý định trồng thử nghiệm một số loại rau củ theo hướng hữu cơ. Đến khi bắt tay vào làm thì nhận thấy cây trồng phát triển rất nhanh do thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi nên tôi quyết định trồng các loại rau, cây ăn quả trên toàn bộ diện tích đất của gia đình”.
Tìm hiểu thị trường thấy nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sạch ngày càng cao, anh Tú quyết tâm xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp của gia đình với phương châm an toàn, chất lượng. Để có được sản phẩm như ý muốn, trên vườn rau của gia đình, hằng ngày anh đều bố trí nhân công chăm sóc. Cùng với đó, anh Tú thu mua thêm phân bò về ủ hoai, bón cho đất để tăng độ màu mỡ, tơi xốp. Anh còn tự làm các chế phẩm sinh học để phun tưới cho vườn rau.
Tuy có mất thời gian nhưng đổi lại cách chăm sóc vườn rau của anh không những thay thế được các loại phân thuốc hóa học mà còn giúp bảo vệ môi trường, mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm rau xanh an toàn, tốt cho sức khỏe. Nhờ chủ động nguồn nước tưới, vườn rau của gia đình anh Tú cho thu hoạch quanh năm. Bình quân 3 tháng thu hoạch 1 đợt.
Mỗi vụ thu hoạch, anh Tú cung cấp ra thị trường hơn 2 tấn rau các loại, riêng đợt cao điểm như vụ rau tết Nguyên đán, bán ra thị trường gần 14 tấn rau, tổng thu nhập gần 160 triệu đồng. Ngoài cung cấp rau sỉ cho các chợ trên địa bàn huyện, anh Tú còn xuất bán sản phẩm sang Lào thông qua các đại lý đầu mối thu mua hàng quen biết trước đây.
Rút kinh nghiệm trong thời gian trồng sau sạch, hiện nay anh Tú thực hiện phân luống, bố trí lại khu vườn để trồng các loại rau được thị trường ưa chuộng, đồng thời trồng xen các loại cây ăn quả như đu đủ, mít Thái, xoài… và xây dựng chuồng trại nuôi 100 con lợn để tận dụng tối đa phụ phẩm trong vườn. Vườn rau của anh đang tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động địa phương.
Theo Bí thư Xã đoàn Tân Long Lê Văn Vũ, chuyển đổi ngành nghề, công việc để ổn định cuộc sống trước tình hình COVID-19 diễn biến phức tạp không phải lúc nào cũng thuận lợi, nhất là đối với các bạn trẻ do còn thiếu kinh nghiệm trong sản xuất cũng như cuộc sống. Tuy nhiên, anh Tú đã vượt qua những rào cản đó bằng sự nỗ lực và tinh thần ham học hỏi nên khai thác được tiềm năng đất đai, lợi thế khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương để xây dựng mô hình nông nghiệp đúng xu thế thị trường, bước đầu thành công. Xã đoàn Tân Long sẽ lấy đây làm mô hình điểm để giới thiệu đoàn viên, thanh niên học tập, mạnh dạn thay đổi phương thức sản xuất trong lập thân, lập nghiệp.
Bích Liên
“Được địa phương quan tâm tạo điều kiện tham gia lớp học nghề về kỹ thuật trồng trọt, tôi đã đầu tư làm đất để sản xuất rau sạch với các loại giống chất lượng ...
Là nông dân có tính cần cù, chịu khó, lại năng động, sáng tạo, những năm qua, anh Trương Sỹ Hướng ở khóm Vĩnh Đông, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa học cách ...
Nhằm góp phần tìm đầu ra cho nông sản tại địa phương, bước đầu chị Mai Thị Thanh Huyền, đoàn viên thanh niên ở khóm An Hà, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa ...
Bén duyên với nghề nuôi rắn từ năm 2011, đến nay, anh Nguyễn Hữu Diên ở thôn Bích Trung Nam, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong có đàn rắn ráo trâu, rắn ráo ...
Hiện nay, các sản phẩm nông nghiệp chất lượng, an toàn, nhất là các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Tận dụng những lợi ...
Anh Võ Long Thành sinh năm 1992, ở Khu phố 6, thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh. Năm 2018, anh quyết tâm khởi nghiệp bằng hướng đi ít người trẻ lựa chọn, đó là ...
Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng rau sạch, thực phẩm an toàn của người tiêu dùng, thời gian qua, nhiều mô hình sản xuất rau sạch trên địa bàn tỉnh ra đời. Những mô ...
Tuy các mô hình chưa phát triển mạnh như ở một số địa phương khác trong tỉnh, nhưng dần nắm bắt nhu cầu thị trường, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Vĩnh Linh ...
QTO - Ước mơ vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên chính quê hương đã thôi thúc anh Hoàng Minh Tòng, thôn Nại Cửu, xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa tìm tòi, học...
QTO - Trước đây, cuộc sống của người dân thôn Trăng - Tà Puồng, xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa gắn liền với nương rẫy và khai thác lâm sản. Tuy nhiên, nhận...
QTO - Với mục tiêu trở thành doanh nghiệp số, Công ty Điện lực Quảng Trị (PC Quảng Trị) đã chú trọng đầu tư hoạt động trên một số lĩnh vực có tính áp dụng...
QTO - Trong những nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao đời sống cho cộng đồng khoảng 2.700 người đồng bào dân tộc Vân Kiều hiện sinh sống tập trung tại...
QTO - Tỉnh Quảng Trị có 245.996 ha rừng, trong đó diện tích rừng tự nhiên hơn 126.621ha, rừng trồng hơn 119.374 ha, độ che phủ 50%. Trong những năm qua,...
QTO - Gần 1 năm nay, nhờ vào việc ứng dụng thiết bị bay không người lái có chức năng chụp ảnh và quay phim (còn gọi là flycam) mà công tác quản lý, bảo vệ...
QTO - Phát triển kinh tế tập thể (KTTT), nòng cốt là hợp tác xã (HTX) là một chủ trương đúng đắn và nhất quán của Đảng, Nhà nước. Để tạo động lực phát...
(QTO) - “Lũ tháng 3, cháy nhà tháng 7”, câu dân gian thường truyền miệng để nói về thiệt hại khôn lường, khó cứu vãn nếu có lũ lụt vào thời điểm tháng 3 âm lịch, khi cây lúa...