Cập nhật: Thứ 4, 03/12/2014 | 06:46 GMT+7

Thoát nghèo từ rừng trồng

(QT) - Đứng giữa cánh rừng tràm cao vút, anh Hồ Sỹ Quang, thôn Khe Van, Hướng Hiệp-Đakrông cho biết: “Bây giờ, mọi thứ đã thành hình hài về một khu rừng kinh tế 15 ha, cho nhiều đợt thu hoạch, chứ ngày trước, nơi đây là đất hoang, cỏ lau, cây dại mọc um tùm... Từ nhỏ, tôi sớm nhận ra, cuộc sống người Vân Kiều tự bao đời gắn bó với rừng. Có một thực trạng đáng buồn đó là nhiều người dân vì cái lợi trước mắt nên khai thác rừng bừa bãi, làm cho rừng cạn kiệt. Tôi ấp ủ giấc mơ sẽ trồng rừng thật nhiều, vừa để phát triển kinh tế gia đình, vừa đảm bảo môi trường sinh thái”.

Anh Hồ Sỹ Quang, gương sáng trong phát triển kinh tế
Năm 1993, anh Quang nên duyên vợ chồng với chị Hồ Thị Sáu và có với nhau 4 người con. Từ đây, cuộc sống gia đình anh xuất hiện thêm nhiều khó khăn mới, bởi các con đang tuổi ăn, tuổi học, trong khi rừng mới trồng được vài héc ta, chưa đến thời kỳ khai thác. Để ổn định cuộc sống trước mắt và có điều kiện thực hiện giấc mơ phủ màu xanh trên núi đồi, vợ chồng anh Quang trồng thêm sắn, chăn nuôi lợn, gia cầm, bò… Cuộc sống gia đình anh bắt đầu đổi thay khi khai thác hơn 5 ha rừng tràm vào năm 2002. Từ số tiền thu nhập hàng trăm triệu đồng, anh trả các khoản nợ, tiếp tục mua cây giống về trồng tiếp trên diện tích rừng vừa khai thác. Khi cây tràm trong giai đoạn phát triển, anh trồng xen canh cây sắn, mang lại nguồn thu nhập khá ổn định cho gia đình. Đến khi cây tràm được 5 năm trở lên, anh thôi trồng sắn dưới các tán cây tràm, đảm bảo chất đất được tốt cho cây tràm phát triển. Cứ thế, gia đình anh luân phiên khai thác rừng qua từng năm, sau đó trồng rừng xen canh trồng sắn. Hiệu quả kinh tế từ đó mang lại cũng cao hơn. Hiện nay, anh có 15 ha rừng trồng, chuẩn bị đưa vào khai thác 5 ha rừng và 10 ha sắn. Anh nhẩm tính, bình quân hàng năm anh khai thác vài héc ta rừng và sắn, sau khi trừ chi phí lãi ròng trên 300 triệu đồng, giải quyết việc làm cho hàng chục lao động địa phương. Anh Quang còn mua xe ôtô vận tải trên 200 triệu đồng, vừa để vận chuyển gỗ, nông sản cho gia đình, vừa kinh doanh dịch vụ. Hàng năm, anh lãi ròng hơn 100 triệu đồng từ cước phí vận chuyển. Ngoài ra, anh còn đi thu mua sắn nguyên liệu cho người dân, bình quân hàng năm, mua từ 1.000- 1.500 tấn sắn, nhập cho các công ty, sau khi trừ chi phí lãi ròng hơn 100 triệu đồng. Cuộc sống gia đình anh ngày càng khởi sắc. 4 người con của anh được chăm sóc chu đáo, học hành đàng hoàng, trong đó, 2 con đang học Đại học Y Dược Huế, Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị và 2 con đang học lớp 7, lớp 2. Bên cạnh đó, đối với bà con trong vùng gặp khó khăn, tùy điều kiện, anh có cách giúp đỡ khác nhau, có thể cho vay vốn mua cây, con giống, phân bón để phát triển trồng trọt, chăn nuôi, cuối năm trả lại vốn cho anh, hoặc trực tiếp hướng dẫn kinh nghiệm, kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm cho người dân với giá cả phải chăng. Anh Hồ Văn Thảo, thôn Khe Hiên (Hướng Hiệp) cho biết: “Giờ gia đình tôi đã thoát nghèo, phát triển trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao. Tất cả là nhờ sự hỗ trợ về mọi mặt của anh Hồ Sỹ Quang. Gia đình tôi cảm ơn anh nhiều lắm, nếu không có sự giúp đỡ đó, không biết lúc nào gia đình tôi mới đổi thay cuộc sống”. Về phần mình, anh Quang chỉ tâm niệm một điều, khi đã vượt qua khó khăn, vươn lên có của ăn, của để, anh muốn được làm việc có ích cho mọi người, có cuộc sống tốt đẹp hơn, đó cũng là lời tri ân đối với quê hương... Bài, ảnh: HOÀI NHUNG



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Linh Trường khai thác thế mạnh kinh tế rừng
22:15 11/09/2022

Xác định rõ thế mạnh là phát triển trồng rừng kinh tế, những năm qua, xã Linh Trường (Gio Linh) luôn quan tâm đến phát triển rừng trồng bằng việc đưa ra nhiều ...

Điển hình thoát nghèo ở thôn Kỳ Neh
22:10 27/03/2024

A Ngo là 1 trong 5 xã biên giới của huyện Đakrông với 95% hộ dân là đồng bào dân tộc thiểu số. Với mục tiêu giảm tỉ lệ hộ nghèo bình quân hằng năm trên 5%, ...

“Quả ngọt” từ trồng rừng gỗ lớn

“Quả ngọt” từ trồng rừng gỗ lớn
3:46 sáng nay

QTO - Đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ FSC là giải pháp căn cơ được tỉnh Quảng Trị triển khai nhằm tăng giá trị nguồn thu, bảo vệ môi trường sinh...

Tận dụng lợi thế để làm giàu ở Đạo Đầu

Tận dụng lợi thế để làm giàu ở Đạo Đầu
23:44 02/12/2014

(QT) - Nói về nghề nuôi cá nước ngọt có truyền thống lâu đời trên địa bàn tỉnh Quảng Trị thì có lẽ ở Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị có thôn Long Hưng còn ở Triệu Phong có thôn Đạo...

Nâng cao chất lượng rừng trồng

Nâng cao chất lượng rừng trồng
23:43 02/12/2014

(QT) - Cấp chứng chỉ bền vững (chứng chỉ FSC) cho rừng trồng là một chứng nhận về mặt kỹ thuật mang lại nhiều lợi ích cho bản thân chủ rừng và bảo vệ môi trường sinh thái. Thấy...

Đổi đời từ mô hình kinh tế tổng hợp

Đổi đời từ mô hình kinh tế tổng hợp
23:21 01/12/2014

(QT) - Với quyết tâm tìm hướng đi mới trong làm ăn để làm giàu chính đáng, đến nay vợ chồng anh Trần Ngọc Huỳnh và chị Đào Thị Lan ở thôn Phú Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng,...

POWERED BY
Việt Long