Cập nhật: Thứ 6, 04/07/2014 | 12:01 GMT+7

Thoát nghèo nhờ cao lá vằng

(QT) - Chúng tôi tìm đến cơ sở sản xuất cao lá vằng của chị Võ Thị Mai (xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ, Quảng Trị) giữa lúc hai mẹ con chị đang tỉ mỉ đóng gói từng miếng cao vào bì. Vừa thoăn thoắt cán để cao dính chặt vào bao bì chị vừa kể quá trình vào nghề nấu cao lắm gian nan của mình. Như những gia đình khác ở vùng Cùa, quanh năm chị Mai sống chủ yếu nhờ vào cây tiêu, cây sắn. Thế nhưng cây tiêu, cây sắn lần lượt mất giá, gia đình chị lâm vào khó khăn, một mình vật lộn với đủ thứ nghề để kiếm tiền chi phí trang trải cho gia đình và nuôi hai đứa con ăn học. Trong lúc cuộc sống gia đình vô cùng khó khăn thì hoạ vô đơn chí, một tai nạn ập đến khiến đôi mắt chị mờ đi, nhìn không được rõ như trước. Không bất lực trước hoàn cảnh, chị Mai tìm đến nghề nấu cao lá vằng để mưu sinh. Qua tìm hiểu các cơ sở sản xuất cao lá vằng ở thôn, xã, chị hiểu rõ tác dụng của cao lá vằng cũng như giá trị kinh tế của nghề này mang lại.

Công đoạn đóng gói cao lá vằng

Ban đầu, chị mạnh dạn vay 20 triệu đồng làm vốn liếng, xây lò, mua soong nấu và nhập lá vằng tươi làm nguyên liệu. Những ngày mới bắt đầu nấu cao chị gặp rất nhiều khó khăn. Nấu cao lá vằng không hề đơn giản đối với những người mới bắt đầu tập tễnh vào nghề, chất lượng sản phẩm chưa đạt yêu cầu, chị chưa tạo dựng được mối quan hệ đối với những mối nhập mua cao lá vằng. Cao lá vằng sản xuất ra phải thông qua trung gian là một cơ sở cao lá vằng khác mới đến được với người mua. Mẻ cao đầu tiên do chị nấu ra bị hư gần hết, liên tiếp những mẻ sau đó cũng chưa đạt đúng yêu cầu. Toàn bộ tiền vốn bỏ ra mất sạch nhưng đổi lại chị đã tích cóp thêm kinh nghiệm nấu cao lá vằng cho bản thân. Không nản chí, chị Mai quyết định vay mượn tiền, tiếp tục duy trì nghề nấu cao chứ không bỏ dở giữa chừng. Chị Mai chia sẻ: “Bất cứ nghề gì cũng thế, muốn làm thành công đòi hỏi sự quyết tâm cao của bản thân, bên cạnh đó cần phải xác định thị trường tiêu thụ để có hướng làm ăn bền vững và lâu dài”. Sau đó, từ những kinh nghiệm tích lũy được, sự cố gắng học hỏi, cùng những nỗ lực của bản thân, sản phẩm cao lá vằng của chị đã tiêu thụ được trên thị trường đem lại thu nhập ổn định. Nhờ vậy chị có vốn đầu tư mở rộng quy mô cơ sở sản xuất. Từ một hộ gia đình thuộc diện nghèo nhất nhì xã, sau hai năm theo nghề nấu cao lá vằng, cuộc sống của gia đình chị Mai đã được cải thiện rõ nét. Nghề nấu cao lá vằng tưởng nhàn hạ nhưng thực ra cũng lắm nhọc nhằn. Để ra được một nồi cao đạt chất lượng và thẩm mỹ, người nấu phải thực hiện quy trình khắt khe với thời gian gần 40 giờ cho một nồi với nhiều công đoạn. Mỗi ngày, chị Mai thu mua 150kg lá vằng tươi với giá 10.000 đồng/ kg. Theo kinh nghiệm nấu cao lá vằng, chị ước tính cứ 7kg lá vằng tươi sau khi nấu cho ra được 1kg cao lá vằng. Theo đúng quy trình đó, trong một ngày chị nấu được 10kg cao lá vằng từ 70kg lá vằng tươi. Số lá còn lại chị để dành phòng khi mưa gió vẫn có sẵn nguyên liệu để nấu. Chị Mai cho hay: “Một sản phẩm cao đạt chất lượng phải có màu nâu đen, nước pha phải có màu vàng sánh đẹp mắt, dậy mùi thơm và vị ngọt đắng, đặc biệt quan trọng là phải đảm bảo vệ sinh an toàn cho người dùng”. Hiện nay thương hiệu cao lá vằng của chị Võ Thị Mai đã nổi tiếng xa gần. Không chỉ người dân trong tỉnh Quảng Trị tìm đến mua sản phẩm mà cơ sở cao lá vằng Võ Thị Mai còn được nhiều khách hàng ngoài tỉnh như Huế, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội... đặt mua. Trung bình mỗi ngày, chị có nguồn thu từ bán cao lá vằng là 400.000 đồng. Nhờ đó, mỗi năm trừ chi phí, gia đình chị thu nhập 150 triệu đồng từ nghề nấu cao lá vằng. Biết phát huy lợi thế của cây lá vằng, chị Mai đã góp phần mang lại công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hơn 10 lao động với mức tiền công từ 3 đến 5 triệu đồng/người/tháng thông qua việc cung cấp nguồn nguyên liệu. Địa chỉ cơ sở sản xuất cao lá vằng của chị Mai giờ đây trở nên quen thuộc đối với những người sử dụng cao lá vằng làm thức uống. Không chỉ làm kinh tế giỏi, chị Võ Thị Mai còn tham gia tích cực các hoạt động xã hội. Chị Nguyễn Thị Yến, hội viên Hội phụ nữ xã Cam Nghĩa cho biết: “Chị Mai là một trong những gương phụ nữ điển hình làm ăn giỏi, nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm cho chị em. Đồng thời chị còn rất năng nổ, tích cực trong các sinh hoạt tập thể, hoạt động từ thiện của xã. Chị là một hội viên tích cực trong những hoạt động phong trào của Hội Phụ nữ và Hội Cựu chiến binh xã Cam Nghĩa. Với những thành tích trong lao động sản xuất, chị Mai đã được nhận nhiều giấy khen, bằng khen của các cấp khen thưởng. Đó là phần thưởng xứng đáng dành cho người phụ nữ giàu nghị lực, là tấm gương sáng cho chị em phụ nữ trong xã học tập và làm theo”. Bài, ảnh: THÙY DUNG



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Thoát nghèo nhờ chịu thương chịu khó
23:10 11/03/2025

Những năm qua, phong trào phụ nữ làm kinh tế được chị em hội viên trên địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị hưởng ứng tích cực với nhiều mô hình mang lại hiệu ...

Thoát nghèo nhờ sản xuất đa cây, đa con
23:28 02/11/2022

Từ một hộ nghèo, anh Hoàng Văn Hoan (46 tuổi), ở thôn Vĩnh Đại, xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ xây dựng được mô hình sản xuất đa cây, đa con mang lại nguồn thu hàng ...

Trăm năm nón lá Trà Lộc
00:17 02/03/2025

Không ai còn nhớ nón lá có từ bao giờ, chỉ biết rằng chiếc nón lá đã trở thành vật gắn liền với cuộc đời của rất nhiều thế hệ người dân thôn Trà Lộc, xã Hải ...

Vươn lên nhờ nghề làm hương
22:27 28/12/2022

Từng là một hộ nghèo nhưng nhờ nghề làm hương mà đến nay gia đình chị Lê Thị Diễm (51 tuổi), ở thôn Trà Lộc, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng thoát nghèo và vươn ...

Thu nhập cao nhờ nuôi thỏ
22:10 13/12/2023

Năm 2021, chị Nguyễn Thị Thu (sinh năm 1992), ở thôn Ngô Xá Tây, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong cùng anh trai Nguyễn Quốc Quỳnh (sinh năm 1990) bắt tay xây ...

“Quả ngọt” từ trồng rừng gỗ lớn

“Quả ngọt” từ trồng rừng gỗ lớn
3:46 sáng nay

QTO - Đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ FSC là giải pháp căn cơ được tỉnh Quảng Trị triển khai nhằm tăng giá trị nguồn thu, bảo vệ môi trường sinh...

Sản xuất dầu tràm, nghề mới ở Tân Minh

Sản xuất dầu tràm, nghề mới ở Tân Minh
17:08 03/07/2014

(QT) - Thôn Tân Minh, xã Gio Thành nằm ở phía đông huyện Gio Linh (Quảng Trị). Nơi đây được thiên nhiên ban cho rất nhiều cây tràm đất và cây chổi rành. Những loại cây này...

Lập nghiệp trên quê hương mới

Lập nghiệp trên quê hương mới
17:22 02/07/2014

(QT) - Dẫn chúng tôi đi tham quan cơ sở mộc mỹ nghệ, anh Ngô Quốc Sử ở khu phố 10, phường 5, TP. Đông Hà (Quảng Trị) cho biết, để cơ sở mộc mỹ nghệ sản xuất kinh doanh đạt hiệu...

Quyết tâm ra khơi bám biển

Quyết tâm ra khơi bám biển
17:22 02/07/2014

(QT) - Sau nhiều năm bôn ba làm ăn ở các tỉnh phía Nam, tích luỹ được một ít vốn, đầu năm 2014, anh Lương Văn Hậu, khu phố 1, thị trấn Cửa Việt (Gio Linh, Quảng Trị) quyết định...

Điểm tựa cho ngư dân ra khơi bám biển

Điểm tựa cho ngư dân ra khơi bám biển
19:19 01/07/2014

(QT) - Chúng tôi bước lên tàu số hiệu QT 91018 khi thuyền trưởng Đoàn Văn Dũng, khu phố 5, thị trấn Cửa Việt (Gio Linh, Quảng Trị) đang kiểm tra lại hệ thống máy tích hợp định...

POWERED BY
Việt Long