Cập nhật: Chủ nhật, 10/11/2013 | 10:37 GMT+7

Thắt chặt nghĩa tình bằng lễ Kol

(QT) - Ông Hồ Chư, người được mệnh danh là “nhà văn hóa Vân Kiều, Pa Kô” ví: “Văn hóa của đồng bào mình như một kho báu. Nếu chịu khó xới đào, ắt sẽ tìm ra ngọc quý”. Quả vậy, từng dự nhiều đám cưới đậm chất truyền thống của người Vân Kiều, tôi vẫn không khỏi ngạc nhiên khi biết đến lễ Kol – lần tổ chức hôn sự thứ hai của các đôi vợ chồng miền sơn cước. Lời giới thiệu của một người bạn miền xuôi lên vùng cao công tác thúc giục tôi đến thôn Húc Nghì, xã Húc Nghì, huyện Đakrông tham dự lễ Kol. Qua những vòng cua tay áo, sương giăng khắp lối, chúng tôi có mặt tại nhà ông Hồ Văn May. Đón khách từ chân cầu thang, ông May vồn vã chào hỏi. Như một quy định bất thành văn, hễ ai đến thăm gia đình, ông đều xem là khách quý. Vừa mời chúng tôi, ông Hồ Văn May vừa giới thiệu, gia đình mình có 6 người con, trong đó 3 cô con gái đã lấy chồng. Sau 10 năm làm dâu, hôm nay hai con gái của ông cùng chồng về nhà mẹ đẻ để tham dự lễ Kol. Riêng người con gái đã mất sau khi kết hôn, chồng cô cũng có mặt tại nhà ngoại. Trong suy nghĩ của mọi người, Kol không chỉ là nghi lễ cuối cùng nhằm gắn kết tình thông gia mà còn mang ý nghĩa cầu may, chúc phúc.

Lễ Kol là một sự kiện quan trọng đối với các cặp vợ chồng người Vân kiều, Pa Kô

Từ nhiều ngày trước buổi lễ, vợ chồng ông Hồ Văn May đã mời các vị già làng, trưởng bản, người có uy tín tham gia đón khách. Bên cạnh đó, ông bà cũng chuẩn bị ba mâm lễ giống nhau để thưa chuyện với thông gia. Ngoài hũ rượu cần, các loại bánh trái là thứ không thể thiếu. Vừa giúp chỉnh sửa mâm cỗ, ông Hồ Văn Đàm, một trong những người thông hiểu phong tục, tập quán địa phương vừa chia sẻ: “Ở đây, chúng tôi có rất nhiều bánh trái. Mỗi loại mang một ý nghĩa riêng. Nải chuối, củ kiệu tượng trưng cho công việc trồng trọt, ước vọng về vụ mùa bội thu. Riêng với quả chuối, trước đây khi về nhà chồng, các cô gái không được ăn. Tuy nhiên, sau lễ Kol, họ có thể được tự do ăn uống, không chỉ chuối mà cả các loại bánh trái khác. Lễ Kol cũng chính là lời báo cáo với các vị thần rằng, chúng tôi đã thực hiện xong mọi thủ tục liên quan, hãy phù hộ thay vì khiển trách con cháu”. Trong lễ Kol, ngoài vai trò chủ đạo của bố cô dâu, vị trí già làng luôn được thượng tôn. Trước lễ, các già làng đã tề tựu đông đủ để chuẩn bị thủ tục cần thiết. Già làng sẽ là “người dẫn đường”, truyền đạt ý nguyện của hai gia đình. Già làng Hồ Văn Lương chia sẻ: “Đối với chúng tôi, việc được mời dự lễ là một niềm vinh hạnh lớn. Thế nên, khi đến đây, chúng tôi thường mang theo gạo, rượu hoặc tiền để biếu xén. Sau khi dùng bữa cơm thân mật, già làng sẽ lắng nghe nguyện vọng của gia đình về việc tổ chức lễ. Chúng tôi vừa làm người se duyên cho đôi vợ chồng vừa giúp kết nối tình thông gia giữa hai gia đình”. Buổi lễ bắt đầu bằng việc họ nhà gái trao cho người con rể tín vật là đôi chiếu cói. Đáp lại, nhà trai trao tượng trưng cho con dâu đôi chén sứ, thay sự khẳng định đã nhận lời mời tham dự. Khi những ly rượu được uống cạn cũng chính là lúc hai gia đình thỏa thuận xong. Đôi vợ chồng cùng họ hàng bắt đầu tiến vào gian chính của nhà gái để cúng bái các vị thần, ăn uống và đàn hát. Thể hiện lòng thành, nhà trai mang theo nhiều lễ vật như: gà, lợn, nếp, trái cây... để giúp phía thông gia có một lễ Kol thịnh soạn hơn. Bao giờ cũng vậy, nhà gái luôn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho lễ Kol. Ngày nay, những quy định rườm rà đã được lược bỏ bớt nhưng việc tổ chức lễ vẫn rất tốn kém. Vì thế, nhiều gia đình phải mất 5, 10, thậm chí 20 năm để lo liệu đồ lễ. Riêng gia đình ông Hồ Văn May, tính sơ sơ, ông bà đã chuẩn bị tầm 5 bồ gạo nếp, 10 con lợn, chưa kể gà vịt và các thực phẩm khác. Trong ngày lễ chính thức, khách từ khắp nơi sẽ đổ về tham dự, ăn uống, đàn hát và nhảy múa. Tất nhiên, ai cũng được chào mời, thiết đãi thịnh tình. Bà Kăn Tha, một vị khách đến dự lễ chia sẻ: “Tôi là chị gái của bố cô dâu, đang sống ở xã A Ngo. Nghe tin em tổ chức lễ Kol cho cháu nên đến để chúc mừng. Tôi có mặt ở đây từ ngày hôm qua với các con, cháu và một số người họ hàng bên chồng”. Dẫu tổ chức lễ Kol rất tốn kém thời gian, công sức và tiền bạc song các gia đình đều không lấy đó làm ngại. Bởi nếu lễ Kol chưa được thực hiện, cô con gái sẽ gặp nhiều điều không thuận lợi khi sống ở nhà chồng. Bên cạnh đó, tình thương mến giữa hai gia đình thông gia sẽ nhanh chóng bị mai một. “Trước đây, khi ở nhà chồng hay đến nhà mẹ đẻ, tôi phải kiêng kị nhiều thứ. Thế nhưng, sau lễ Kol, tôi không còn bị trói buộc nhiều trong cách ứng xử và sinh hoạt nữa” – Chị Hồ Thị Hồng, con gái ông Hồ Văn May vui vẻ tâm sự. Chia sẻ thêm tầm quan trọng của lễ Kol, già làng Hồ Văn Lương cho biết: Sau khi cưới lần thứ nhất, người con gái được công nhận đã lập gia đình, có quyền sinh con. Thế nhưng, mỗi khi gặp rắc rối trong cuộc sống, gia đình bố mẹ đẻ của cô gái vẫn phải đứng ra lo liệu và chịu mọi trách nhiệm. Khi gia đình nhà trai cúng kị, các cô gái này cũng không được tham dự với tư cách là dâu con chính thức. Vì vậy, lễ Kol là dấu mốc quan trọng trong cuộc đời người phụ nữ. Bao đời nay, người Vân Kiều luôn coi trọng sự tự do yêu đương. Tuy nhiên, họ rất nghiêm túc khi lựa chọn, tìm hiểu bạn đời và tiến đến hôn nhân. Để chính thức trở thành vợ chồng, cả chàng trai và cô gái đều phải tuân thủ, trải qua rất nhiều nghi lễ truyền thống. Phong tục, tập quán chính là sự thử thách tình yêu của họ, đồng thời khẳng định nỗ lực vun đắp từ hai gia đình. Sau khi tổ chức lễ Kol, các cặp vợ chồng thực sự bước sang một trang mới trong hôn nhân. Họ hứa sẽ yêu thương nhau hơn, chăm chỉ làm ăn, nuôi dạy con cái. Từ buổi lễ, mối quan hệ thông gia, hàng xóm, láng giềng càng được thắt chặt. Đó chính là điều người Vân Kiều hướng đến. Với họ, không tiền bạc, của cải gì có thể sánh bằng tình cảm giữa mọi người. Bài, ảnh: QUANG HIỆP



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

“xóm chạy thận” ở thôn Húc Nghì
23:00 23/08/2024

Nhiều người dân trong một xóm nhỏ của thôn Húc Nghì, xã Húc Nghì, huyện Đakrông, nhiều năm nay phải vật lộn trong khốn khổ với căn bệnh suy thận nặng. Là những ...

Chọn thổ cẩm cho ngày trọng đại
22:20 04/04/2025

Thay vì bộ váy cưới tân thời thường thấy, ngày càng nhiều bạn trẻ Vân Kiều, Pa Kô đã trở lại chọn trang phục thổ cẩm cho hôn lễ của mình. Tín hiệu vui ấy góp ...

Nét đẹp văn hóa của hồi môn người Pa Kô
00:35 30/01/2025

Sau những tháng ngày tìm hiểu, được gia đình đôi bên đồng ý, nhiều chàng trai, cô gái Pa Kô nên vợ, nên chồng. Họ được ông bà, bố mẹ, người thân thực hiện ...

Trải nghiệm từ Nepal
01:26 14/01/2023

Cuối năm, tôi được một người bạn mời đi dự đám cưới đến tận Nam Á. Đám cưới được tổ chức theo phong tục của hai dân tộc và tôn giáo hai bên. Họ nhà trai là ...

Chiều buông trên vùng cao
02:04 15/11/2022

Trong trí tưởng tượng của tôi, Tà Rụt là một thung lũng heo hút giữa miền biên ải xa xôi. Mỗi lần có dịp đi qua chiếc cầu treo huyền thoại, tôi đều ngước nhìn ...

Gom nhặt những yêu thương

Gom nhặt những yêu thương
4:00 sáng nay

QTO - Có những chiều chầm chậm trôi qua để thấy lòng chông chênh, vô định trong tiếng gõ đều đều của quả lắc chiếc đồng hồ đã cũ. Rồi năm tháng cứ thế mà...

Kiểm tra xử lý vi phạm tại Chàng Sơn

Kiểm tra xử lý vi phạm tại Chàng Sơn
02:06 09/11/2013

(TNO) - Chiều 7.11, Sở VH-TT-DL Hà Nội đã ra văn bản về việc kiểm tra, xử lý các sai phạm tại chùa Chân Long, xã Chàng Sơn, H.Thạch Thất.

Chung kết Nữ sinh viên Việt Nam duyên dáng 2013

Chung kết Nữ sinh viên Việt Nam duyên dáng 2013
02:06 09/11/2013

(TNO) - Sau gần 2 tháng phát động, cuộc thi Nữ sinh viên Việt Nam duyên dáng đã nhận gần 600 hồ sơ của các nữ sinh viên thuộc 185 trường đại học, cao đẳng và học viện trên cả...

U.23 VN tránh... siêu bão

U.23 VN tránh... siêu bão
01:34 09/11/2013

(TNO) - Hôm qua, ông Nguyễn Lân Trung - Phó chủ tịch VFF - cho hay đội U.23 VN sẽ hủy chuyến tập huấn tại Đà Nẵng mà thay vào đó là ở Hà Nội. Ông Trung nói: “Siêu bão Haiyan...

Không dễ bảo toàn ngôi hậu

Không dễ bảo toàn ngôi hậu
01:34 09/11/2013

(TNO) - HLV Trần Vân Phát nhấn mạnh rằng nếu muốn bảo vệ được ngôi hậu tại SEA Games 27, đội tuyển bóng đá nữ VN cần phải toàn thắng ở vòng loại để bước vào bán kết, rồi từ đó...

Thời tiết

27°C - 36°C
Ít mây, trời nắng nóng
  • 28°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
  • 29°C - 35°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long