
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Một ngày đầu năm mới Mậu Tuất, tôi cùng anh Trần Văn Quảng, Chủ tịch UBND huyện Gio Linh xuôi theo đường xuyên Á về thăm các làng biển. Trời nắng đẹp, bến bãi đã tấp nập tàu thuyền vào ra. Đứng trên cầu Cửa Việt thấp thoáng thấy đảo Cồn Cỏ, vọng gác tiền tiêu đang trấn giữ ở phía đông, chở che cho những con tàu khi sóng to gió lớn và tiếp ứng nhu yếu phẩm phục vụ việc đánh bắt dài ngày trên biển.
![]() |
Được mùa cá |
Tiếp chuyện chúng tôi, ngư dân Nguyễn Công Tuấn ở khu phố 3, thị trấn Cửa Việt bộc bạch: “Năm nay thời tiết thuận lợi nên ngư dân chúng tôi phải rút ngắn thời gian đón tết. Gác lại việc thăm viếng, chúc tụng nhau, chiều mồng 2 tết chúng tôi đã lên thuyền ra biển. May mà chuyến đi biển tương đối thuận lợi, hầu hết các tàu đều trúng được mẻ cá đầu năm, bình quân mỗi tàu khoảng 3- 4 tấn cá duội. Một ngày đi biển thuyền nhà tôi thu được vài chục triệu đồng”. Thị trấn Cửa Việt là địa phương đi đầu trong lĩnh vực khai thác, đánh bắt thủy sản của huyện Gio Linh. Hiện thị trấn có 143 tàu thuyền, với tổng công suất 16.275 CV, trong đó có 82 tàu thuyền công suất từ 90 CV trở lên. Tổng sản lượng đánh bắt thủy sản bình quân mỗi năm đạt 5.000- 7.000 tấn. Những năm qua, thị trấn triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ ngư dân đầu tư cải hoán, nâng cấp tàu đánh bắt xa bờ để tiếp cận với nhiều ngư trường lớn, khai thác, đánh bắt hiệu quả hơn, đồng thời khai thác có hiệu quả việc đánh bắt gần bờ, trung bờ và chuyển đổi nghề mới để phát huy lợi thế cửa lạch cũng như ngư trường mới. Bên cạnh đó, thị trấn Cửa Việt còn đặc biệt chú trọng đến phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá với việc phát triển nhiều đội thu mua trực tiếp trên biển và các cơ sở chế biến hấp sấy hải sản. Hàng năm, sau khi trừ các khoản chi phí, một cơ sở hấp sấy thu lãi từ 150-250 triệu đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 500 lao động, thu nhập bình quân từ 4-6 triệu đồng/người/ tháng. Ngoài ra, thị trấn còn có 10 kho ướp đông lạnh cá các loại, 1 cơ sở sửa chữa tàu thủy, 5 cơ sở cung ứng xăng dầu, 5 cơ sở sản xuất nước đá…
Không có được lợi thế đặc thù như thị trấn Cửa Việt, xã Trung Giang là xã biển bãi ngang. Cũng chính từ đặc thù này mà Trung Giang đã xác định ngư nghiệp vẫn là nghề trụ cột, với phương châm lấy đánh bắt, khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản làm chủ lực. Đây chính là bước đi có hiệu quả để Trung Giang từng bước vươn lên thoát khỏi đói nghèo, xây dựng nông thôn mới. Tiếp chuyện với chúng tôi, anh Nguyễn Đức Phới, Bí thư Đảng ủy xã không quên nhắc lại quá khứ hào hùng của mảnh đất miền chân sóng này: “Nếu nói Gio Linh là huyện bị chiến tranh tàn phá nặng nề nhất của tỉnh Quảng Trị, thì Trung Giang là một trong những “cái túi” để hứng chịu đạn bom, bởi “hạt cát nào cũng mang nặng vết thương đau”. Nhưng kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, cát trắng Trung Giang đã có lại màu xanh của tràm hoa vàng và rừng phi lao xanh ngắt. Biển Trung Giang đã có những đoàn thuyền ra khơi với những ngành nghề mới như lưới đèn; rê đáy; rê tôm 3 lớp; vây rút; tôm hùm; câu thẻ… Đây là những nghề đã đem lại cho ngư dân nguồn thu đáng kể, tăng mức thu nhập bình quân đầu người từ 15 triệu đồng năm 2012 lên 20 triệu đồng năm 2017”.
Để mở rộng ngư trường, vượt sóng đại dương hướng ra Biển Đông, Trung Giang đã có chiến lược dài hơi trong đầu tư phát triển thuyền nghề, nhất là nghề khơi và dịch vụ hậu cần nghề cá. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu này thì nguồn vốn đầu tư vẫn là vấn đề nan giải. Bởi để đóng một con tàu có công suất từ 500 đến 1.000 CV thì số tiền đầu tư không phải là nhỏ, trong khi Trung Giang vẫn còn là một xã nghèo. Vì vậy cần phải có sự nỗ lực từ hai phía, đó là thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Tính đến thời điểm này, Trung Giang đã có 404 tàu thuyền với tổng công suất là 6.886 CV, trong đó có một đội tàu xa bờ thường xuyên tham gia đánh bắt ở vùng biển xa, vừa đảm bảo đời sống, vừa tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Hiện nay địa phương đã có đủ các loại tàu thuyền ra khơi vào lộng với các ngư cụ khai thác, đánh bắt khá hiện đại nhưng vẫn bảo vệ được môi trường sinh thái. Nhờ vậy sản lượng hải sản khai thác trong năm 2017 đạt 2.750 tấn. Cùng với việc đầu tư phát triển tàu thuyền có công suất lớn để ra khơi, đi xa, đi dài ngày, ngư dân ở Trung Giang còn đầu tư phát triển nghề nuôi trồng, chế biến và dịch vụ, du lịch. Để phát huy thế mạnh về du lịch, Trung Giang đã tổ chức phân lô đấu giá đưa bãi tắm cộng đồng nam cầu Cửa Tùng đi vào hoạt động. Với 40 hộ kinh doanh dịch vụ du lịch biển đã thu hút hàng ngàn khách du lịch các nơi về nghỉ ngơi tắm biển. Nhờ có định hướng chuyển đổi ngành nghề phù hợp nên hiện nay Trung Giang đã tạo việc làm cho mọi lứa tuổi lao động từ nghề lộng đến nghề khơi, từ nuôi trồng đến chế biến hải sản và dịch vụ du lịch…
Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND xã Trần Xuân Tưởng, điều trăn trở nhất của Trung Giang hiện nay là việc huy động mọi nguồn lực để tăng vốn đầu tư nâng cấp phương tiện, ngư lưới cụ cho ngư dân phải luôn song hành với hiệu quả kinh tế mang lại. Vì thế chủ trương của địa phương là đầu tư phát triển ngành nghề phải có trọng tâm, trọng điểm và lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo. Có như vậy mới hy vọng sớm đưa Trung Giang vững vàng về kinh tế sánh ngang với các địa phương trên vùng biển Gio Linh dồi dào tiềm năng.
Hồ Nguyên Kha
Những ngày giáp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, từ thành phố Đông Hà xuôi về phía mặt trời mọc đã cảm nhận được sự nhộn nhịp, phấn khởi, tươi vui của những làng ...
* Nỗi niềm làng biển. Bài 1: Thưa thớt tàu thuyền ra khơi
Những năm gần đây, nghề khai thác hải sản ở các xã vùng biển trên địa bàn tỉnh gặp không ít khó khăn do khan hiếm lao động biển, hay còn gọi là “bạn biển”. ...
Đóng tại Cụm Công nghiệp Cửa Tùng thuộc địa phận xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh, cơ sở sửa chữa tàu, thuyền của ông Trần Xuân Tùng (sinh năm 1958) gần 10 năm ...
Hiện có một thực trạng đáng quan ngại là ngư dân ở một số làng biển không còn mặn mà với nghề biển mà cha ông bao đời truyền lại. Tình trạng “ly ngư ” ở nhiều ...
Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện có 43 tổ tự quản tàu thuyền an toàn. Đến nay, các tổ tự quản tàu thuyền an toàn đã tích cực hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong đánh ...
Hiện nay, toàn tỉnh có 2.279 tàu thuyền với 6.280 thuyền viên. Trong đó, 2.092 tàu cá có chiều dài từ 6 m - dưới 15 m; 187 tàu cá có chiều dài từ 15 m trở lên. ...
Những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, các loại cá nổi xuất hiện nhiều…, ngư dân các địa phương ven biển của tỉnh đang tấp nập vươn khơi đánh bắt vụ cá ...
QTO - Với lợi thế về phát triển kinh tế biển, trong đó mũi nhọn là khai thác và nuôi trồng thủy sản, những năm qua, cùng với những chính sách hỗ trợ của...
QTO - “Xây dựng nông thôn mới (NTM) là xây dựng quê hương. Mà quê hương là của mình thì chính mình phải lo trước!”, chia sẻ mộc mạc của Trưởng thôn Lam...
(QT) - Chúng tôi đến cánh đồng đá Gio Hòa, huyện Gio Linh, qua hơn ba mươi cây số từ thành phố Đông Hà lên huyện Cam Lộ rồi rẽ ngang qua đường mòn Hồ Chí Minh thuộc miền tây...
(QT) - Nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của hội viên để khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mỗi người tham gia phát triển kinh tế là cách làm mà các hội đoàn...
(QT) - Những năm qua, Hải Lam luôn là thôn dẫn đầu phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới (NTM) của xã Linh Hải, huyện Gio Linh. Xanh, sạch, đẹp là cảm nhận của mọi người...
(QT) - Hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ (KH&CN) giữa tỉnh Quảng Trị với một số nước trong những năm qua đã mang lại nhiều kết quả quan trọng. Sở KH&CN...
(QT) - Vài năm trở lại đây, nhu cầu mua vàng lấy may đầu năm nhân ngày vía Thần Tài (mồng 10 tháng giêng) với quan niệm chủ nhân sẽ được phúc lộc, sung túc may mắn cả năm đã...
(QT) - Là xã vùng bản, tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là sự tham gia hưởng ứng...